hóng lên ngựa, kéo cây cung mạnh nhất…
Khương Hàm Nguyên đến Vân Lạc.
Vân Lạc tính ra diện tích không lớn, một tòa thành ấp nho nhỏ dưới núi tuyết, không quá mấy ngàn hộ. Nó vốn yên tĩnh như thế. Ở đây, cho dù người ở nơi đâu, chỉ cần đưa mắt là có thể trông thấy đỉnh ngọn núi xa xa phía Nam thành quanh năm tuyết trắng mênh mang. Lúc trời nắng, mặt hồ dưới núi như một chiếc gương, có thể phản chiếu rõ ràng khuôn mặt con gái Vân Lạc xinh đẹp rực rỡ như hoa.
Hơn hai mươi năm trước, thừa dịp các nước Trung Nguyên chiến loạn, người Địch phía Bắc nếm được ngon ngọt từ các châu Sóc, Hằng, Yến cướp từ trong tay nước Tấn xong, ăn tủy trong xương mới biết liếm nó cũng ngon, lại dòm ngó Tây quan Đại Ngụy, ý đồ chiếm các thành phiên vùng này làm thuộc quyền, coi đó làm bắc cầu để phong tỏa Tây quan nước Ngụy, lúc đó, vùng Vân Lạc vị trí hiểm yếu liền đứng mũi chịu sào.
Ông ngoại Khương Hàm Nguyên lúc ấy một mặt dẫn hai ngàn dũng sĩ cả nước anh dũng chống cự, mặt khác phát tin cầu viện về mẫu quốc Đại Ngụy. Khi đó Võ Đế còn chưa để ý đến các vùng phía bắc nhưng cũng không chịu được khiêu khích đương nhiên công khai như thế, mới phái quân ra Bắc, giúp Vân Lạc đánh lùi quân địch phía Bắc xâm phạm.
Tướng quân Võ Đế phái đi chính là Khương Tổ Vọng. Ông xuất thân từ nhà tướng, có thiên phú quân sự cực cao, năm mười tám tuổi đã nhiều lần lập chiến công trong cuộc chiến chinh phạt của Võ Đế, thanh danh hiển hách. Giống như rất nhiều con cháu cao quý xuất thân từ thế gia khai quốc, ông đang tuổi trẻ nhiệt huyết, vì cơ nghiệp thiên cổ kiếm chỉ Cửu Châu của Võ Đế mà sôi trào không thôi, ước mơ có thể cao hơn một tầng, lưu lại dấu ấn huy hoàng thuộc về mình trong đó, ghi tên sử sách.
Vị tướng quân trẻ tuổi Đại Ngụy này, anh tuấn dũng cảm kiên cường, ý chí hăng hái, hấp dẫn vô số ánh mắt con gái Vân Lạc, ông đã yêu cô gái Vân Lạc xinh đẹp nhất nhà họ Yến, lấy nàng, đưa về kinh thành.
Chuyện xưa luôn luôn mở đầu rất tốt đẹp. Hai vợ chồng trẻ lưỡng tình tương duyệt, tuy gần nhau thì ít xa cách thì nhiều, nhưng cũng nếm trải một quãng thời gian hạnh phúc. Vài năm sau, Yến thị sinh được một cô con gái ngọc tuyết đáng yêu. Bà mong loạn chiến chóng dừng, thế thì chồng bà cuối cũng sẽ không cần xa nhà đi chinh phạt, mới đặt một nhũ danh cho con gái gửi gắm nguyện vọng, Hủy Hủy. Hủy, là Thần thú thời thượng cổ trong truyền thuyết, xuất hiện, thiên hạ bình định giàu có.
Chốn kinh thành phồn hoa hơn xa Vân Lạc, song Yến thị dần dần bắt đầu nhớ vùng quê xa cạnh hồ bên núi tuyết kia. Đến thọ thần của Lão thành chủ, Khương Tổ Vọng vừa lúc về Trường An, xin triều đình nghỉ phép, tự hộ tống bà về thăm nhà. Và thế là, vợ chồng đưa con gái còn trong tã lót lên đường về thăm người thân.
Vốn mọi việc vô cùng thuận lợi, sau một hồi lặn lội đường xa, chỉ còn mấy hôm nữa họ liền có thể về đến Vân Lạc. Hôm ấy, chợt có người đuổi kịp, truyền một tin, trưởng công chúa Nam Khang đương triều mới xuất kinh đi đến đất phong, chẳng biết tại sao, nửa đường đổi tuyến, trùng hợp là cũng đi về hướng này. Ngọc giá bà hiện dừng ở hậu phương Võ thành, lệnh Khương Tổ Vọng đến yết kiến, bảo rằng có chuyện quan trọng.
Bảy ngày trước, hai vợ chồng vừa đi ngang qua nơi gọi Võ thành kia.
Nam Khang là con gái Cao tổ, nghe nói lúc bà ra đời, một con nai từ ngoại ô chạy qua kinh thành, có người biết tướng thuật bảo là điềm lành, quả nhiên, không lâu sau đó có tiểu quốc đến quy thuận. Vì thế Cao tổ sủng ái bà, đặc biệt xây Mi viên (vườn nai) cho bà, còn chú trọng tuyển rể. Sau khi Võ Đế kế vị đã phong bà làm Trưởng công chúa, với nàng em gái này cũng muốn gì được nấy. Trong kinh bấy giờ, Trưởng công chúa Nam Khang quyền thế che trời, còn Mi viên người người đổ xô chen vào.
Đột nhiên Trưởng công chúa xuất hiện nơi này, triệu chồng mình đến gặp mặt, rốt cuộc là vì nguyên nhân gì trong lòng Yến thị hiển nhiên nắm rõ. Lúc còn ở trong kinh, Trưởng công chúa mới góa chồng liên tiếp đến lấy lòng ông ấy.
Lòng Khương Tổ Vọng đầy không muốn, song còn e dè địa vị và uy thế đối phương, rốt cuộc vẫn không dám không nghe.
Ở cách chỗ hai vợ chồng ở lúc đấy không xa có tòa thành nhỏ Xương Nhạc, có qua lại tốt đẹp với mấy đời Vân Lạc, canh phòng giúp nhau. Khương Tổ Vọng đành phải đưa vợ con đến Xương Nhạc, dặn Yến thị yên tâm chờ mình trở về, sau đó vội vàng quay lại chạy đến Võ thành.
Ông nào biết, bắt đầu từ giây phút ông quyết định quay lại, tai hoạ đã giáng xuống đầu, làm thay đổi vận mệnh cả đời ông.
Lão Vương Xương Nhạc đã khuất, Tân vương kế vị bị mật sứ Bắc Địch gửi đến thuyết phục mà dao động tâm trí, mưu đồ phát triển thế lực của mình ở đây sau này, mấy tháng trước đã bắt đầu ngầm qua lại. Thấy cơ hội này, bèn âm mưu bí mật ra tay trong đêm, giao người cho Bắc Địch. May thay, kế hoạch bị một người bạn cũ của Lão thành chủ thành Vân Lạc biết được, báo cho Yến thị, Yến thị bỏ hoa phục, cải trang đem con gái lặng lẽ rời đi, tìm cách ra thành.
Nhưng may mắn không lâu, chạy chẳng bao xa đã bị truy binh đuổi theo.
Hộ vệ theo cạnh ngày càng ít dần, cuối cùng, chỉ còn Yến thị ôm con bọc trong tã, lùi đến cuối vách núi, hết chỗ để lùi.
Dưới vách núi, vực sâu lởm chởm.
Tính Yến thị ngoan cường, không muốn rơi vào trong tay người Bắc Địch, càng không muốn biến mình thành công cụ để uy hiếp người thân.
Bà cởi áo dày, gói chặt con gái yêu vào trong từng lớp một, vào khắc cuối cùng của sinh mạng, bà cầu nguyện thánh thần núi tuyết bảo hộ cho con, sau đó, dùng hết sức bình sinh, ném con qua một dải rừng rậm mọc trên vách núi xa xa, rồi thả người nhảy xuống.
Đến chừng Khương Tổ Vọng chạy về, đã là hơn nửa tháng sau. Dưới vách núi tìm được Yến thị, tất nhiên là thịt nát xương tan. Không chỉ thế, di thể cũng bị thú hoang thi nhau cắn xé tha đi, quanh đó chỉ còn sót lại mấy miếng áo trong và xương vụn lẻ tẻ, tình trạng vô cùng thê thảm. Bé gái cũng không thấy tung tích, chỉ thấy trong rừng rậm gần đó vài dấu chân sói linh tinh cùng một miếng tã rớt xa xa. Ai cũng cho rằng cô bé đã bị sói ăn hết, không còn hài cốt.
Không ngờ sau mấy tháng, cô được phát hiện, may mắn còn sống sót, xuất hiện trong một hang sói đơn độc cách rừng hoang mấy mươi dặm như một kỳ tích.
Cô được một thợ săn trong lúc đuổi theo dấu vết của sói vô tình phát hiện, nghe nói lúc ấy cả người bẩn thỉu, ngủ cạnh sói cái. Khương Tổ Vọng nghe tiếng chạy tới, nhìn thấy vết bớt mới nhận ra con. Sói cái bị xua đuổi, cô bé được bắt về rồi, sói cái vẫn chậm chạp mãi không chịu rời đi, theo sau xa xa. Khương Tổ Vọng bảo người đừng làm tổn thương, nó theo sau một quãng thật dài, cuối cùng chắc đã biết không thể nào đoạt lại đành tru lên thương tâm rời đi.
Mà ngày ấy, vị Trưởng công chúa mới góa chồng cho gọi Khương Tổ Vọng, "chuyện quan trọng" đó là, nghe nói hôm trước trên đường gặp phải thú hoang, công chúa chấn kinh lâm bệnh, đêm ngủ khó yên, cần viên tướng quân vũ dũng của Đại Ngụy này theo hộ giá.
Khương Tổ Vọng bệnh nặng nôn ra cả máu. Sau khi lành bệnh, Võ Đế để thể hiện đền bù, đã ban hôn cho ông và Trưởng công chúa Nam Khang. Khương Tổ Vọng lấy cớ đã từng thề độc với người vợ đã khuất đời này tuyệt đối không cưới người khác mà từ chối. Võ Đế cũng không miễn cưỡng, làm chủ cho Trưởng công chúa chọn rể tốt khác, việc này xem như qua đi.
Về sau, khi những khao khát ngày xưa của ông đã qua, liên tiếp lập nhiều công lao chói mắt trong chiến sự thống nhất Cửu Châu của Võ Đế, ông tự xin đi đến trấn thủ biên cương phương Bắc, làm bạn với bão cát, thổi một phát đã hai mươi năm, từ đây, chưa từng quay lại kinh thành một bước.
Đây chính là cái kết cuối cùng của chuyện xưa.
Năm ngoái, ông ngoại của Khương Hàm Nguyên người cả đời trông coi giữ vững toà thành nhỏ ở núi tuyết hết lần này đến lần khác, cũng đã đi hết đường đời của mình. Cậu của cô Yến Trọng lên làm thành chủ. Ông là một người tính khí nóng nảy ăn nói lớn tiếng, kế thừa trung thành và vũ dũng đời đời kiếp kiếp của Yến thị. Ông càng xem Khương Hàm Nguyên làm vinh, biết tin cô đến, tự mình ra khỏi thành đi đón trong cùng ngày.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!