Ngày Hai tám tháng Chạp, khi tôi và Lưu Giang lo lắng đến nỗi bên mép mỗi người đều mọc ra hai cái mụn rõ to, chú trưởng thôn đã dẫn theo hai người thợ mộc là Lão Lý và Lão Hàn của thôn La Điền cạnh Trần Gia Trang đến gõ cửa nhà tôi.
Sau đó là việc đón Tết.
Đây là cái Tết đầu tiên của tôi sau khi ngược dòng thời gian quay về quá khứ, sau ngày hôm nay là đến năm 1982 rồi. Mỗi độ Tết đến, nỗi nhớ người thân lại tăng lên bội phần, hôm nay, trong lòng tôi tràn ngập nỗi nhớ bạn bè và người thân ở năm 2010 dù mới hôm qua tôi vẫn còn ngồi ăn cơm, nói chuyện cùng họ, dù họ không hề biết về cuộc hành trình này của tôi…
Lưu Giang thì như người mất hồn, mặt mày thơ thẩn, tôi nghĩ đây chắc cũng là lần đầu tiên cậu ta ăn Tết xa gia đình.
Tính ra thì cậu ta cũng mới có hai mươi hai tuổi, không lâu trước đó còn được sống những ngày thảnh thơi dưới sự bao bọc của gia đình, vậy mà giờ lại phải ở cùng một chỗ với tôi, suốt ngày vất vả bận rộn.
Sau một thời gian nữa, trên người cậu ta chắc sẽ còn nồng nặc mùi phân gà, cũng thật là làm khó cho cậu ta.
Trong ba người bọn tôi, người tỏ ra vui mừng nhất là Tiểu Minh Viễn. Trẻ con đều thích Tết, câu nói này thật không sai chút nào. Thằng bé thay đổi hẳn tác phong già dặn thường ngày, suốt ngày chạy theo đám trẻ con trong thôn, lúc thì đốt pháo, lúc lại bắn bi, nô đùa vô cùng vui vẻ.
Khi còn đang mơ mơ màng màng, tôi chợt nghe thấy có tiếng pháo nổ vang lên, còn tưởng là mình đang nằm mơ, nhưng lập tức bị Lưu Giang lay tỉnh:
"Mau dậy thôi, chúng ta đi đốt pháo nào!"
Tiểu Minh Viễn cũng kéo lê đôi giày đi tới nằm bò bên cửa sổ, ngó nghiêng nhìn ra bên ngoài, trong mắt ánh lên những tia hưng phấn và vui vẻ.
Lưu Giang hết sức cẩn thận châm ngòi bánh pháo, rồi hai người chúng tôi vội vã lùi về phía sau, chạy vào trong nhà. Cùng với tiếng pháo rộn rã vang lên, năm 1982 đã chính thức tới rồi.
Tháng Giêng, trong thôn có hai nhà có việc mừng, đều là gả con gái. Tôi làm theo tập tục của Trần Gia Trang, đi biếu mỗi nhà hai đồng, kết quả là bị kéo đến uống rượu mừng. Lưu Giang còn thú vị hơn, được người ta khách sáo mời đến giúp đỡ ghi chép.
Trong tháng Giêng, Lưu Giang có lên thị trấn một chuyến, tôi bèn nhờ cậu ta gửi cho cô Lưu ít thịt hun khói. Nói thực, từ sau vụ đánh nhau lần trước, tôi cũng ngại không dám đến nhà họ Lưu nữa. Sau khi Lưu Giang quay về, tôi cũng chẳng hỏi cậu ta xem mọi người nghĩ về tôi thế nào.
Lưu Giang lên thị trấn thực ra cũng là vì việc của trại nuôi gà. Sau Tết Nguyên tiêu, hai bác thợ mộc của thôn kế bên đã bắt đầu đến đây làm việc, tôi liền nhờ thím Ba qua nấu nướng giùm mỗi ngày, còn Lưu Giang thì đi lên trạm thu mua đặt mua gà giống.
Vừa ăn cơm trưa xong, khi đang ngồi trong bếp rửa bát, tôi chợt nghe Tiểu Minh Viễn ở bên ngoài lớn tiếng kêu lên:
"Cô ơi, có xe hơi đến nhà mình này."
Tôi vội vàng lau khô tay rồi đi ra, thấy đã có mấy chú, mấy bác đang đứng ngoài sân, còn có không ít trẻ con tò mò chạy tới. Tôi không kìm được bật cười một tiếng, nhớ lại cảnh lần trước khi Đội trưởng Lưu đưa tôi về.
Chiếc xe jeep chòng chành đi một mạch đến cổng nhà tôi rồi mới dừng lại, cửa xe vừa mở ra, không ngờ người đầu tiên xuống xe lại là ông cụ nhà họ Lưu với cây gậy chống trong tay.
Lưu Giang và Đội trưởng Lưu đều cúi đầu đi theo sau lưng ông, nhìn bộ dạng lủi thủi không dám ho he gì của bọn họ, có thể đoán ra được uy của ông Lưu ghê gớm đến cỡ nào.
Sau khi vào nhà, ông cụ ngồi chễm chệ ngay trên giường lò. Lưu Giang và Đội trưởng Lưu đều rất khép nép, chỉ dám ghé nửa cái mông lên đó.
Duy có Tiểu Minh Viễn là con nghé mới sinh không biết sợ hổ, chẳng nhìn ra ông cụ này có vẻ gì đáng sợ, liền lon ton bò lên giường lò, ngồi sát bên cạnh ông cụ, còn chào một tiếng rõ ngọt ngào:
"Cháu chào cụ Ông Lưu dù có uy nghiêm thế nào thì cũng không tiện thể hiện với một thằng bé ba tuổi, khuôn mặt nghiêm khắc hơi run lên, sắc mặt rốt cuộc đã hòa nhã hơn phần nào, đưa tay ra khẽ xoa gáy Tiểu Minh Viễn, nói:"Gáy thằng bé này được đấy, sau này nhất định là có tiền đồ."
Tôi cũng không biết hôm nay ông Lưu đến cái nơi thôn quê hoang vắng này làm gì, nhưng nhìn bộ dạng của hai anh em nhà họ Lưu, trong lòng không khỏi có chút thấp thỏm. Bất kể thế nào, việc tôi lừa cháu nhà người ta về đây nuôi gà đúng là sự thực.
Với tư tưởng bảo thủ của người thời đại này, chắc chắn chẳng có ai lại đồng ý để ột cậu sinh viên đại học tiền đồ xán lạn về nông thôn nuôi gà cả.
Mang theo tâm trạng thấp thỏm bất an, tôi lần lượt rót trà cho họ, rồi lẳng lặng ngồi xuống giường lò chờ ông cụ dạy bảo.
Ông cụ ngồi đó chậm rãi uống trà, lại tán gẫu linh tinh một lát, cuối cùng mới nói vào chuyện chính:
"Lưu Giang nói muốn ở lại Trần Gia Trang này nuôi gà, cháu nói thật đi, chuyện này có phải là do cháu xúi giục không?"
Vở kịch chính thức bắt đầu rồi đây!
Trong lòng tôi thầm nghĩ như vậy.
Sắc mặt Lưu Giang hơi biến đổi, hình như chuẩn bị nói chen vào, nhưng lại bị Đội trưởng Lưu ngầm kéo lại. Tôi sợ cậu ta nhất thời kích động, khiến ông cụ càng thêm giận dữ hơn, liền nói:
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!