Chương 27: Tết

Ba mươi tết, cơm tất niên cả nhà Tô Mãn quyết định qua ăn cùng gia đình bác Trương. Tô Mãn nấu sẵn một mâm cơm lớn bảo Chu Bắc Sơn mang qua trước, phần cô ở lại sửa soạn bánh kẹo và rượu mang qua sau.

Năm đứa nhỏ hôm nay cũng không chạy đi chơi. Tất cả được thay quần áo mới tinh. Mấy tháng này vì thức tỉnh dị năng nên Ái Quốc Vệ Quốc lại trắng trở lại, không còn đen như trước nữa, Gia Quốc Kiến Quốc Bảo Quốc nhìn hai anh trở nên trắng thì cũng sợ bản thân đen nên bắt đầu hạn chế chạy ra nắng chơi, kết quả là qua mùa đông cả nhóm trở nên trắng nõn, kết hợp với bộ quần áo màu đỏ, nhìn rất có không khí tết.

Khi Chu Bắc Sơn qua đến, hai bác rất là bất ngờ, nghe nói cả nhà chuẩn bị qua ăn cơm tất niên chung thì hai người vui mừng ra mặt. Nhất là bác Trương, cứ cười mãi, lại thêm Chu Bắc Sơn nói là đã mua cho bác một bình rượu ngon thì thúc giục anh chạy nhanh mang qua, bảo là đã lâu không uống được rượu nên rất là thèm.

Chu Bắc Sơn không còn cách nào khác, đành phải để mâm thức ăn xuống mà chạy về nhà, đúng dịp bọn nhỏ vừa thay quần áo xong, thế là cả nhà bảy người, không phải, là mười người vô cùng vui vẻ đi ra ngoài. Nhớ việc vợ đang mang thai nên Chu Bắc Sơn không cho Tô Mãn xách đồ mà phân công mấy đứa con trai, theo cách người nhà quê nói là con cái lớn nhờ được rồi. Bọn nhỏ cũng rất tích cực chia sẻ với cha chúng.

Trên đường đi năm anh em líu ríu mãi, Chu Bắc Sơn đi bên cạnh Tô Mãn, đề phòng cô vấp phải đá mà té ngã, mặc dù anh biết trường hợp như vậy thì tỉ lệ bằng không, không nói thân thủ của cô rất tốt, chỉ nói đến tinh thần lực của cô rất mạnh thì sẽ không bao giờ có chuyện cô bị ngã, nhưng anh vẫn là nhịn không được phải lo lắng.

Bình thường Chu Bắc Sơn cũng rất chu đáo với cô nên Tô Mãn chưa phát hiện được gì. Anh cũng có ý xấu, không nói rõ mà chờ cô phát hiện. Từ lúc sinh ba anh em Gia Quốc, bọn họ cũng không có tránh thai, một vì cả hai đều thích trẻ con, hai nữa anh và vợ đều tự tin có sinh mười đứa tám đứa thì vẫn nuôi nổi. Bây giờ mong ước thành hiện thực, bên trong bên ngoài đã tám rồi này. Càng nghĩ Chu Bắc Sơn càng cảm thấy đắc ý.

Vừa vào đến cửa nhà thì đã thấy bác Trương đứng đấy chờ đã lâu, gặp người qua tới liền giả bộ ngồi xuống nhìn vu vơ chỗ khác, bác gái ngồi kế bên cười tủm tỉm, Tô Chu hai người cũng không chọc thủng.

Bọn nhỏ chào hỏi qua một chút liền ở trong sân chơi, nhà bác Trương cũng tham khảo nhà Tô Mãn, trên cơ bản không có gì khác biệt.

Tô Mãn với tay lấy cái sọt tre, bên trong để bốn bộ đồ, đưa cho bác gái:

– Năm nay năm đứa nhóc nhà cháu lớn quá nhanh, đồ cũ chúng không mặc được nữa nên cháu phải làm quần áo mới, sẵn tiện cháu làm luôn cho hai bác mỗi người hai bộ để dành mặc.

Bác Trương rất là thích thú, nhịn không được sờ sờ bộ quần áo mới, miệng vẫn nhắc:

– Vừa vào đông cháu đã làm cho hai bác mỗi người hai bộ quần áo bông rồi.

Nói là nói vậy nhưng cũng không buông tay, Tô Mãn nhìn liền biết bác vừa ý, nên nói:

– Đó là quần áo mùa đông, bộ này cháu đưa là quần áo mùa xuân, chúng ta nơi này bốn mùa rõ rệt, quần áo phân theo mùa mà mặc mới tốt. Vả lại nhà cháu có máy may, việc này chẳng tốn sức gì.

Nói đến đây, sợ bác lại càu nhàu nên cô đổi đề tài:

– Hôm nay bác gái đừng nấu cơm, cháu đã nấu sẵn hết rồi, nồi đất giữ nhiệt rất tốt, cháu kho cả nồi thịt kho tàu, trời lạnh ăn rất ngon. Chồng cháu cũng mới vừa mua được bình rượu, nghe người ta nói ngon lắm…

Chưa dứt câu đã thấy bác Trương cẩn thận để hai bộ quần áo vào giỏ, đưa cho bác gái, sau đó quay đầu trừng mắt nhìn Chu Bắc Sơn đang ngồi một bên:

– Sao bảo lấy rượu ra cho tôi uống thử mà? Rượu ngon hay không thì có uống mới biết được, người bán ai mà chả nói rượu ngon, không nói rượu ngon làm sao mà bán được…

Tô Mãn nhịn cười đến xốc hông, hả hê nhìn Chu Bắc Sơn, người sau bất đắc dĩ đứng dậy cầm bình rượu đưa qua cho bác:

– Bác thử xem rượu ngon hay không, nhấp một ít là được, phải đợi lát nữa lên bàn cơm rồi uống.

Bác Trương không thèm nghe Chu Bắc Sơn nói cái gì đâu, bác nhanh chóng mở nắp bình, một mùi rượu nồng từ trong bình bay ra tới, chưa uống mà bác đã có chút say.

– Rượu ngon nha, đúng là rượu ngon thật, cháu mua ở đâu thế?

Chu Bắc Sơn cũng không gạt:

– Cháu mua ở Cung tiêu xã, người bán hàng nói ngay đợt có rượu ngon, cháu nhớ bác rất thích rượu nên mua năm bình, một bình để mùng một tết chúc tết đại đội trưởng, còn lại bốn bình cháu giữ lại cho bác.

Bác Trương vừa nghe có năm bình liền vui vẻ, nhưng nghe đến phải cho đại đội trưởng một bình thì rất là luyến tiếc, không phải bác keo kiệt mà là vì đây thật là rượu ngon nha, lần tới mua được cũng không biết là khi nào. Nghĩ vậy, bác Trương nhích lại gần Chu Bắc Sơn, nhỏ giọng:

– Bắc Sơn à, nếu không, nếu không bác lấy thứ khác đổi bình rượu đó của Chu Thiệu nhé. 

Bác gái ngồi một bên không nhìn được, đánh nhẹ vài đùi bác Trương một cái, bác Trương nháy mắt rất là lúng túng, chột dạ:

– Đồ mà tôi lấy đổi chắc chắn giá trị cao hơn bình rượu, rượu này ngon thật đấy…

Tô Mãn cảm thấy bác Trương như vậy thì rất đáng yêu, nói với bác:

– Bác yên tâm, chồng cháu đã dặn người bán hàng là nếu loại rượu này có hàng thì để lại cho chồng cháu, vì chồng cháu hay mua hàng ở đấy nên chị bán hàng đã đồng ý rồi.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!