Chương 84: Ngoại Truyện

Bao nhiêu si mê cuồng nhiệt, bao nhiêu gian khổ đã qua, tất cả đều được đền đáp bằng những chuỗi ngày hạnh phúc. Mới đầu, ba mẹ Minh Anh thật có chút sốc. Ông bà chưa bao giờ tưởng tượng đến sẽ có ngày con gái rượu đột nhiên vòi ông bà mà nói "cưới vợ về cho con". Mới đầu, ông Lâm Huy kinh sợ đến mức suýt nữa đã tái phát bệnh tim. Ông ôm ngực thở sâu, thân thể cứng ngắt tưởng đâu chết mất rồi.

Sau đó cũng nhờ có bà Khánh Hà phân tích lí giải cho ông Lâm Huy bình tĩnh tiếp nhận tình huống duyên nợ kì lạ của con gái ông. Quả thật Minh Anh si mê công chúa Vĩnh Ninh là chuyện từ nhỏ chứ không phải mới đây. Lúc ấy, ông bà cũng chỉ nghĩ đó là ngưỡng mộ yêu thích, ai mà ngờ được sơ ý một chút cô nàng liền lậm đến mức như tâm thần.

Ài! Cũng may là có con bé Trương Khiết kia. Ông Lâm Huy thở dài một hơi. Thôi thì con ông xem như số nàng vậy rồi, nhưng có Trương Khiết chịu ở lại bên cạnh nàng. Có Trương Khiết chăm sóc, Minh Anh thật sự tỉnh táo nhiều lắm. Ông Lâm Huy cũng thấy an ủi. Ông chỉ có mỗi đứa con gái này, thật không muốn nàng cả đời phải ở trong viện tâm thần đâu.

Hai nàng từ lúc xuất viện đã dọn đến ở chung. Nhà của ông Lâm Huy rất rộng. Ông lại thường hay đi công tác, trong nhà ngày thường chỉ có mỗi bà Tuyết Anh và Minh Anh. Bà Tuyết Anh là một giáo sư thanh nhạc, ngày thường nếu không đi dạy cũng lại thơ thẩn cùng bạn bè đến các hội quán nghệ thuật dạo chơi. Minh Anh lại là kiểu cô gái tách biệt với nhân gian. Nàng ít bạn bè, cũng không thích chơi bời mua sắm. Cả ngày nàng chỉ đắm mình trong phòng và những thứ nàng sáng tác.

Căn nhà trước nay luôn thiếu hơi ấm, cho đến khi Trương Khiết dọn đến, mọi người bắt đầu thay đổi cách sống, dần dần cũng cảm thấy ngôi nhà thật sự đã trở nên ấm áp và gắn kết nhiều hơn.

Ông Lâm Huy vì vấn đề sức khoẻ, thật sự đã nghĩ đến muốn về hưu. Nhưng cô con gái Minh Anh không có hứng thú với việc kinh doanh. Nàng cùng với mẹ Tuyết Anh lúc nào cũng chỉ biết thơ thẩn trăng sao. Cũng may, ông vẫn còn đứa con dâu rất được việc. Trương Khiết trước đây đã tốt nghiệp quản trị kinh doanh, lại thêm nàng có kí ức tiền kiếp của Vĩnh Ninh. Bản lĩnh phán đoán thị trường và định hướng đầu tư của Vĩnh Ninh, Minh Anh đã rất thán phục.

Lúc này, nàng áp dụng vào công việc kinh doanh khách sạn cũng thành tựu rực rỡ. Ông Lâm Huy vô cùng tán thưởng, lập tức giao cho nàng chức giám đốc kinh doanh để nàng phát huy thoả chí.

Một người thân cô thế cô như Trương Khiết vừa vào đến tập đoàn Lâm thị đã đắc sủng lên vị trí quan trọng như thế, tất nhiên sẽ bị ganh ghét. Ông Lâm Huy đã sớm nghĩ tới nên đã làm thì làm cho lớn. Ông tổ chức một đám cưới thật  hoành tráng cho con gái Minh Anh và Trương Khiết. Tuy rằng pháp luật vẫn chưa công nhận hôn nhân đồng tính, nhưng một khi hôn lễ được công bố, cả tập đoàn sẽ không ai dị nghị Trương Khiết nữa.

Sau hôn lễ, Trương Khiết nghiễm nhiên là con dâu của chủ tịch. Minh Anh cũng vì giữ vợ nên cũng ráng lếch xác đi làm mỗi ngày trong thân phận tổng giám đốc đại nhân. Năng lực Trương Khiết trước đây như thế nào thì nàng không biết, nhưng từ khi biết Vĩnh Ninh trọng sinh vào cỗ thân thể ấy thì nàng tin tưởng bản lĩnh gian thương của Vĩnh Ninh tuyệt đối sẽ không thua kém bất cứ vị nào trong các vị cổ đông. Cho nên, ngoài mặt thì Minh Anh mang danh tổng giám đốc nhưng chuyện lớn nhỏ trong tập đoàn đều do Vĩnh Ninh làm chủ. Minh Anh chỉ có một chuyện vào công ty để vừa sáng tác vừa nhìn vợ bảo bối làm việc chứ không hề có tác dụng gì với tập đoàn hết. Lúc có mọi người, Minh Anh với nàng xưng hô chị chị em em, Anh Anh Khiết Khiết. Nhưng khi chỉ có hai người...

- Phò mã, bổn cung muốn uống nước.

- Có!

- Minh Anh lập tức buông bút, lúi húi chạy tới tủ lạnh lấy ra một lon yến sào và một chai nước tinh khiết đem đến, mở ra và đưa đến miệng cho Trương Khiết, lại kêu:

- Công chúa, nàng uống cái này trước cho đẹp da và tăng cường sức khoẻ. Sau đó thì uống nước.

Trương Khiết rất hưởng thụ sự ôn nhu và dịu dàng chăm sóc của tổng giám đốc vợ yêu. Nàng uống xong cũng luôn tiện ôm lấy Minh Anh để ngồi trên đùi mình, mỉm cười ôn hoà hỏi:

- Phò mã của bổn cung gần đây hiền tuệ quá, lại càng ngày càng có khí chất thục nữ.

Hiển nhiên, Minh Anh biết câu này sẽ không phải khen. Công chúa dù đã không còn là công chúa trước đây nhưng vẫn rất nhỏ nhen cho nên Minh Anh thận trọng lắm, không thể dễ dàng bị công chúa đẩy vào bẫy.

- Ài, bây giờ bổn phò mã quá nhàn rỗi. Cả thế giới đã có công chúa hiền thê lo. Ta chỉ còn mỗi một việc là chăm nàng thôi.

- Nàng lại đưa tay đùa nghịch trên môi công chúa.

- Chăm sóc vợ yêu, chăm nhiều sẽ trở nên hiền tuệ đó.

Công chúa khẽ mỉm cười, một lúc sau, nàng chợt nói:

- Phò mã, chúng ta sinh em bé nha!

- ...

---------

Hôm ấy vào tháng sáu, trời mưa day dứt suốt mấy ngày liền rốt cuộc đã làm sạt lở một phần triền núi ở bên cánh trái cách cố cung mười mấy cây số. Sau khi thu dọn, mọi người vô tình phát hiện ra nơi đó từng là một khu lăng mộ cổ.  Một số nhà khảo cổ đã đến khai quật và xác nhận đây chính là hoàng lăng, nơi chôn cất thi hài của hoàng đế và các vị cung phi của triều đình Nam Thiên quốc. Sau khi các ngôi mộ được khai quật, hài cốt và các vật tùy táng được đưa đến bảo tàng.

Minh Anh vừa nhìn thấy trong đó có bia mộ của Hoa phi, nàng lập tức gọi Vĩnh Ninh cùng đi xem.

Lúc hai người đến, bảo tàng rất vắng. Minh Anh đối với mấy chỗ có di tích lịch sử thường hay thích đến nên rất quen thuộc. Lúc này, rất dễ dàng nàng đã dẫn công chúa phu nhân đến trước khung kính chứa đựng di cốt của Hoa phi. Trước đây công chúa mỗi năm đều đi viếng mộ mẫu phi. Bây giờ nàng ấy đã xuyên đến hiện đại, muốn viếng cũng chỉ có thể đến bảo tàng này rồi tưởng niệm.

Vĩnh Ninh cũng như bao nhiêu lần trước, ra vẻ rất cung kính, thầm khấn gì đó trong lòng. Minh Anh lại cảm thấy rất tò mò. Bởi vì bên trong đồ tùy táng của Hoa phi như thế nào lại có thêm một hủ tro cốt?

Minh Anh tinh mắt nhìn vào dòng chữ mục nát trên lọ cốt đọc được hai chữ Hồ tam. Nàng tò mò mới gọi người coi sóc bảo tàng này đến để hỏi thăm. Vị ấy cũng là một giáo sư từng trực tiếp tham gia khai quật lăng mộ này mới cho biết:

- Lúc chúng tôi khai quật mộ của Hoa phi, nhìn thấy hủ cốt này cũng rất bất ngờ. Sau đó, khi khai quật thêm ở vị trí khác vô tình tìm thấy di thư của một vị thái giám từng coi sóc hoàng lăng này. Trong thư, lão thái giám ấy nói hủ cốt kia là của một người bằng hữu vô cùng thân thiết với Hoa phi. Hoa phi đã mất gần hai mươi năm đột nhiên một ngày vị bằng hữu ấy lại được phát hiện đã chết bên mộ của Hoa phi, vẻ mặt vô cùng an ổn.

Vị thái giám nghĩ đến lúc sinh thời Hoa phi và bằng hữu ấy vô cùng thân thiết cho nên ông muốn giúp cho họ được an táng cùng một chỗ. Thế là ông đã hoả táng di thể của vị bằng hữu đó rồi bỏ tro cốt vào chung mộ với Hoa phi. Đây có lẽ là trường hợp rất đặc biệt và chúng tôi cần nghiên cứu thêm. Vì hiện tại chúng tôi chỉ biết trong tro cốt là người tên Hồ Vận Việt lại không biết là nam hay nữ.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!