Chương 25: (Vô Đề)

[Tôi đã sững sờ... Không đúng, năm nay tôi mới hai mươi tuổi mà!]

[Giáo sư Mạnh nói bệnh đã chữa khỏi, là bệnh gì? HIV là bệnh sao?]

[Tôi sợ đến mức suýt không cầm chắc được điện thoại.]

[HIV chẳng phải là bệnh nan y sao?]

[Từ lúc nhiễm đến khi phát bệnh khoảng 10 năm, HIV sau khi phát bệnh trong 2 năm thì tỷ lệ tử vong là 100% — đây là đáp án mà thầy dạy trong lớp hồi tôi còn đi học. Nếu nhìn từ góc độ chưa từng có phương pháp điều trị, thì HIV đúng là bệnh nan y.

Nhưng kể từ năm 1996, khi một giáo sư người Hoa ở Mỹ đưa ra liệu pháp điều trị kháng virus hiệu quả cao, sau khi phương pháp này được phổ biến, tỷ lệ tử vong liên quan đến HIV trên toàn cầu đã giảm đến 70%, tuổi thọ của người nhiễm tăng lên rõ rệt. Nếu được điều trị hiệu quả ngay từ đầu, người nhiễm HIV có thể sống gần như người bình thường. Vậy nên nhìn từ góc độ này, có thể coi HIV là một bệnh mãn tính.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị có thể chữa khỏi hoàn toàn HIV, cũng chưa từng có trường hợp nào được công bố là chữa khỏi.]

[Vậy thì giáo sư Mạnh đã chữa khỏi bằng cách nào?]

[Có thể là trong cơ thể ông ấy xuất hiện đột biến gen hiếm thấy, tạo nên khả năng kháng lại virus HIV; hoặc là trong tay ông có loại thuốc đặc trị HIV.]

[Nếu là trường hợp đầu tiên thì xin chúc mừng giáo sư Mạnh đã tiến hóa thành công, phòng thí nghiệm có thể nghiên cứu thêm. Nếu là trường hợp thứ hai… Làm ơn nói cho tôi biết vị thần thánh nào đã nghiên cứu ra thuốc đặc trị HIV, tôi muốn lập bàn thờ mà cúng bái.]

[Chẳng lẽ là do Viện Sinh học phát minh? Chuyện lớn như vậy mà không có chút tin tức nào sao!]

[Không phải là do Phòng nghiên cứu HIV ở Kinh Thành phát triển đó chứ? Tôi nhớ từ năm ngoái họ đã nói công việc nghiên cứu đã có tiến triển quan trọng.]

[Người còn tin mấy câu mượn cớ khoa học để rút tiền tài trợ thì cũng quá cả tin rồi.]

[Chỉ cần không phải do phòng nghiên cứu nước ngoài là được, trong nước cũng có không ít người nhiễm HIV, nghĩ đến giá thuốc nhập khẩu đắt đỏ, haizz!]

[Vậy tại sao không thể là do chính giáo sư Mạnh tự nghiên cứu ra thuốc?]

[... Người ở trên tỉnh lại đi, giáo sư Mạnh là nhà nghiên cứu toán học mà.]

[Bộ ngươi quên cái cảm giác bị Định lý Mạnh Thị thống trị năm ngoái rồi sao?]

---

[Thấy các người bàn tán về HIV sôi nổi như vậy, thì để tôi kể cho các người nghe về Tưởng Khải Dương.

Tưởng Khải Dương, người thị trấn Trương Gia, huyện Lý, tỉnh Biên. Giáo sư Mạnh nói hoàn cảnh gia đình anh ấy giống mình, thực ra là nói hơi phóng đại. Khi còn nhỏ, ông nội anh ấy bị đột quỵ nằm liệt giường, cả nhà vì lo tiền thuốc men mà mắc nợ chồng chất. Mẹ ở nhà chăm sóc người già và con nhỏ, bố thì làm phu đá kiếm tiền nuôi sống cả nhà.

Họa vô đơn chí, lúc Tưởng Khải Dương học cấp ba, mỏ đá xảy ra tai nạn, chết bảy tám người. Bố anh ấy tuy may mắn sống sót, nhưng bị mù mắt. Chủ mỏ đá thấy tình hình bất ổn liền bỏ trốn. Mẹ anh ấy không còn cách nào khác, đành tính đến việc cho Tưởng Khải Dương nghỉ học đi làm.

Đúng lúc đó, Tưởng Khải Dương nổi tiếng với hai ca khúc "Đáng tiếc không phải anh" và "Tình yêu ở Quảng Đảo", sau đó liên tục ra các bản hit như "Đồng thoại", "Giao lộ phía sau", "Ánh sáng xanh"... Bán bản quyền với giá cao cho Giang Châu Truyền Thông, một lần trả hết mọi khoản nợ trong nhà.

Sau đó, anh ấy còn dùng hơn mười bài hát tự sáng tác để giúp lớp trưởng của mình giành quán quân cuộc thi tuyển chọn ngôi sao mới, mà lớp trưởng đó sau này chính là thiên hậu Phùng nổi danh của Giang Châu Truyền Thông.]

[Tôi nhớ thiên hậu Phùng từng dính tin đồn tình cảm với Tưởng Khải Dương mà.]

[Không sai, theo thống kê của tôi, một phần ba số ca khúc trong các album của Phùng thiên hậu những năm gần đây đều do Tưởng Khải Dương sáng tác, mà bài nào cũng là kinh điển.

Trở lại chuyện chính. Khi đó Tưởng Khải Dương chỉ là một học sinh lớp 12. Tạm không bàn đến việc cậu ấy chưa từng học qua thanh nhạc mà có thể sáng tác ra những ca khúc lưu loát và nổi tiếng như vậy.

Cùng năm đó, cậu ấy bắt đầu đăng truyện "Đấu phá thương khung" trên một nền tảng, đánh bại các đại thần, được phong làm minh chủ hoàng kim (người được thưởng hơn trăm nghìn tệ). Sau đó bị người khác châm chọc viết là văn nước miếng (bình dân, tạp nham), Tưởng Khải Dương chuyển sang xuất bản sách, liên tục cho ra mắt "Thép đã tôi thế đấy" và "Nhà thờ Đức Bà Paris".

Ngay khi vừa phát hành, hai cuốn này đã đẩy cuốn tiểu thuyết trinh thám của giáo sư Nghiêm Thế Tuấn – giảng viên Đại học Kinh Thành – từ vị trí đầu bảng sách bán chạy xuống hạng ba.

Giáo sư Nghiêm Thế Tuấn chính là người bạn già mà giáo sư Mạnh nhắc đến.

Nghiêm Thế Tuấn đương nhiên không phục, công khai nghi ngờ Tưởng Khải Dương đạo văn, lý do là cậu ấy chưa từng ra nước ngoài mà có thể viết ra những tiểu thuyết đậm chất Nga và Pháp như vậy.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!