Chương 45: Những viên thuốc Tylenol (1982)

Ngày 4/2/2009, các nhân viên Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) tổ chức khám xét căn nhà ở ngoại ô Boston của James Lewis, từng là nghi phạm chủ chốt trong vụ đầu độc hàng loạt tại Chicago từ hơn 26 năm trước đây.

Khi đó, động cơ và thủ phạm của những tội ác trên

- đã cướp đi mạng sống của 7 nạn nhân vô tội

- đã không thể được làm rõ.

Những tình tiết mới xuất hiện gần đây đã khiến các nhà chức trách lại có được tia hy vọng mới để có thể giải quyết một trong những vụ án được coi là nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ...

Vụ đầu độc gây kinh hoàng nước Mỹ

Trở lại với những sự kiện hồi 26 năm về trước, những vụ đầu độc liên tiếp được ghi nhận tại thành phố Chicago vào tháng 9/1982.

Một thủ phạm bí ẩn nào đó

- hoặc có thể là một nhóm thủ phạm

- đã tìm cách tẩm chất độc kali cyanua vào các viên thuốc Extra

-Strength Tylenol, nhãn hiệu một loại thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến tại Mỹ có thành phần chủ yếu là Paracetamol của Hãng Johnson & Johnson, sau đó trộn lẫn chúng vào số thuốc bán tại nhiều cửa hàng khác nhau.

Hậu quả là chỉ trong một thời gian ngắn đã có tới 7 nạn nhân bị thiệt mạng tại Chicago và các khu vực phụ cận. Nạn nhân đầu tiên là một học sinh nữ Mary Kellerman, 12 tuổi ở Chicago. Cô bé đã tắt thở sau khi uống 2 viên Tylenol vào sáng ngày 29/9/1982.

Người thứ hai cũng thiệt mạng ngay trong buổi sáng hôm đó là anh Adam Janus (27 tuổi), một nhân viên bưu điện. Tiếp theo là 2 nạn nhân nữa: người mẹ trẻ Mary Reiner cùng tuổi với Adam và cô Mary McFarland, nhân viên Hãng điện thoại Illinois Bell.

Chiều tối ngày 29/9, bất hạnh lại tiếp tục trút xuống gia đình nhà Janus, khi 2 nạn nhân tiếp theo bị trúng độc khi uống thuốc và qua đời là em trai của Adam

- Stanley Janus (25 tuổi)

- và cô vợ Theresa Janus, sau khi cả hai cùng đến nhà Adam để chuẩn bị lễ tang cho anh mình.

Không nghi ngờ gì về cái chết của Adam, họ tiếp tục sử dụng những viên Tylenol từ lọ thuốc đó. Nạn nhân cuối cùng của thảm kịch này là cô tiếp viên hàng không 35 tuổi Paula Jean Prince, được phát hiện đã chết trong căn hộ của cô ở Chicago vào ngày 1/10.

Các nhà chức trách đã kịp thời ngăn chặn được những cái chết tiếp theo, một phần cũng nhờ sự tham gia tích cực của Hãng Johnson & Johnson

- cảnh báo người tiêu dùng qua quảng cáo trên tivi, đồng thời thay thế hết những lọ Tylenol bằng loại đóng vỉ.

Vụ đầu độc này đã khiến cả nước Mỹ bàng hoàng, dẫn tới các nhà chức trách phải đưa ra những tiêu chuẩn mới cho việc đóng gói và kiểm soát việc bán thuốc.

Hành vi kỳ lạ của nghi phạm chính

Nghi phạm chính James William Lewis

- là kẻ không có nghề nghiệp ổn định

- cũng đã bị chính quyền kết án do liên quan tới cái chết của các nạn nhân tại Chicago, nhưng không phải vì tội đầu độc, mà vì tội đe dọa tống tiền.

Bị bắt giữ vào tháng 12/1982 tại New York, đến năm 1983 Lewis mới thừa nhận đã gửi cho Hãng Johnson & Johnson một lá thư, trong đó yêu cầu phải trả cho hắn 1 triệu USD

"để đổi lấy việc chấm dứt những vụ đầu độc".

Tên tống tiền bất thành này cũng được xếp trong danh sách tình nghi sát nhân đầu tiên, có điều các nhà chức trách đã không thể tìm ra các bằng chứng để buộc tội hắn.

Những chai thuốc Tylenol đã từng bị lợi dụng để đầu độc các nạn nhân tại Chicago.

Sau khi bị bắt, Lewis còn mô tả chi tiết giả thuyết của hắn về tội ác trên: có kẻ nào đó đã mua các lọ thuốc Tylenol về tẩm độc vào các viên thuốc, sau đó bí mật đưa trả những lọ thuốc này vào các giá cửa hàng.

Hắn còn một mực khẳng định rằng, mình không hề phạm tội sát nhân, trong khi số tiền âm mưu lấy của Hãng Johnson & Johnson cũng không vì mục đích vụ lợi: Lewis khai định chuyển 1 triệu USD trên vào tài khoản ông chủ cũ của vợ mình để đẩy ông ta vào tình trạng khó xử?

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!