Chương 35: (Vô Đề)

Phần 35

Một điểm trường tiểu học cách thành phố Hà Giang hơn 50 cây số đã được lựa chọn từ trước. 10 giờ sáng, cả đoàn đã có mặt ở đây.

Lên đến nơi đã thấy chiếc xe tải chở đồ từ thiện của nhóm có mặt từ trước, trên xe là quần áo, là sách vở, là những đôi dép, là những chiếc mũ lưỡi trai mà nhóm đã chuẩn bị từ trước, để dành tặng cho các em nhỏ nơi đây.

Anh Hòa dẫn đầu đoàn, đón các anh là một thầy giáo được giới thiệu là thầy hiệu trưởng tên là Trung, một số cán bộ địa phương, bộ đội biên phòng nữa. Chuyến đi này chỉ là mang tính chất khảo sát, nắm rõ tình hình thực tế.

Chuyện chính do Thụy Kha đề xuất và làm nhà tài trợ chính là xây dựng một ngôi trường mới cho điểm trường này.

Chính vì vậy mới có sự tiếp đãi trọng thể như vậy.

Hiện ra trong mắt mọi người là một dãy nhà cấp 4 lợp bằng tấm pro xi măng, trên tấm lợp còn có rất nhiều cây cọ, chắc là để che mưa những chỗ dột. Các cột chống làm bằng gỗ, bên sườn được che chắn bằng cơ man các loại vật liệu khác nhau, từ những tấm gỗ, những miếng tôn cũ, đến cả những cành cọ.

Sân trường thì bùn đất nhão nhoét mà bước vào phải dùng lực mới nhấc nổi chân lên.

Đang là giờ học nên các em học sinh vẫn đang học bài. Đoàn người đếm thì có khoảng 8 lớp học, mỗi lớp chỉ độ hai chục em học sinh mặc đủ thứ quần áo khác nhau, có em mặc đồ giống dân tộc Kinh, có em mặc đồ dân tộc Dao, Mông, Tày và nhiều dân tộc khác nữa.

Nhưng tất cả đều có một điểm chung, đấy chính là quần áo đứa nào cũng cũng rách, vá chằng vá chịt, đầu tóc rối bù. Và nền lớp học thì cũng không khác sân trường là mấy, nhiều em đi chân đất, có em có dép thì đều là những đôi dép tổ ong đen kịt dính đầy bùn, dép không có mũi và cũng cụt gót, lại còn được buộc quai bằng dây thép.

Vậy mà các em vẫn chăm chú học bài I tờ i.

Trên bục giảng, có lớp do thầy dạy, có lớp cho cô dạy, các thầy cô nhìn cũng còn khá trẻ, chỉ trên dưới ba mươi một tẹo. Có một điểm chung là thầy cô giáo nào cũng quần xắn móng lợn đến bụng chân.

Sau dãy nhà gọi là lớp học là một dãy nhà khác dùng cho giáo viên ở. Phải cúi đầu mới bước vào bên trong được, những đồ vật đơn sơ đến mức quá thể đáng, một cái bếp củi, vài cái nồi nhỏ, một cái bàn để soạn giáo án, giường gỗ cũ kỹ, chiếu manh cũ, quây tôn chỗ được chỗ mất.

Nơi đây chính là nơi ở dành cho các thầy cô giáo, những người còng lưng chở con chữ cho các em nhỏ vùng cao với hy vọng mong manh rằng, có con chữ các em sẽ bớt khổ hơn.

Chẳng một ai trong nhóm có thể cầm lòng được khi nhìn vào bức tranh tổng thể của ngôi trường này. Nói một cách quá đáng, nó giống như chuồng trâu chuồng bò của người miền xuôi.

Xong xuôi, Thầy Trung dẫn cả đoàn vào một căn phòng cấp 4 lụp xụp, gọi là phòng hội đồng, có anh Hòa, anh Bình, Thụy Kha đại diện nhóm thiện nguyện vào bên trong cùng với các cán bộ địa phương mà thôi. Những người khác lang thang bên ngoài.

Thầy đứng dậy nói:

– Kính thưa các cán bộ địa phương, kính thưa các anh bộ đội biên phòng, thưa các anh chị. Điểm trường chúng tôi theo danh sách học thì có 250 em học sinh, nhưng thường xuyên đến lớp chỉ khoảng 150 em.

Những em còn lại học bữa được bữa mất, mặc dù nhà trường đã phối hợp với cán bộ địa phương, các anh bộ đội biên phòng đến tận nhà từng em vận động phụ huynh cho các em đi học, nhưng cũng còn nhiều khó khăn lắm.

Anh Hòa đứng dậy:

– Thay mặt cho nhóm, tôi xin được cảm ơn sự đón tiếp của các nhà trường, các cán bộ địa phương và các đồng chí bộ đội biên phòng.

Chúng tôi hôm nay về đây chính là để khảo sát tình hình cụ thể của nhà trường, để sau đó phối hợp với Phòng giáo dục huyện và các cán bộ địa phương để xây dựng một ngôi trường mới khang trang hơn. Tôi tin là nếu cơ sở vật chất nhà trường được tốt thì các em học sinh sẽ có động lực để học tập tốt hơn.

Rồi mọi người còn trao đổi nhiều vấn đề khác nữa, mục đích cũng chính nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhà trường, của các em học sinh để thiết kế và xây dựng một ngôi trường vừa khang trang, sạch đẹp nhưng cũng tiết kiệm, hiệu quả.

Đến khoảng giữa trưa thì tiếng trống trường vang lên, các em học sinh nhốn nháo nhìn ngó những người lạ đến. Những em nhỏ này cũng phần nào đoán được mình sẽ có những món quà nho nhỏ nào đó.

Những tặng phẩm trên chiếc xe tải được dỡ xuống, trao tận tay các em nhỏ, ánh mắt chúng vui mừng lắm, một chiếc áo mới mà có khi từ bé đến giờ chúng chưa bao giờ được mặc, những trang giấy trắng, những quyển truyện tranh, những chiếc mũ lưỡi trai sẽ làm tóc chúng bớt cháy nắng đi.

Nhưng đôi dép mặc dù không có tác dụng lắm với địa hình hiểm trở vùng cao, nhưng có đã là tốt lắm rồi. Tuyệt nhiên không có sự tranh giành, không có sự tị nạnh khi bạn này được thứ này, tớ được thứ kia.

Ai cho gì nhận nấy, cũng chẳng có lời cảm ơn, chỉ có ánh mắt chúng hồn nhiên làm lời cảm ơn đến người trao quà.

Công việc trao quà đã xong, thầy Trung mời mọi người vào trong phòng hội đồng ăn cơm trưa, có cả các thầy cô giáo nữa. Các thầy cô dạy học xong là lăng xăng xuống bếp dọn đồ ăn lên chiêu đãi nhóm phượt.

Thấy mọi ổn định trên chiếc bàn gỗ dài, thầy Trung khai tiệc:

– Mọi người lên đây chúng tôi rất quý, cũng chẳng có gì cao sang, chỉ là cây nhà lá vườn mà thầy cô chúng tôi tự nuôi, tự trồng, một số thứ khác là do các phụ huynh biếu. Có gì mọi người lượng thứ cho.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!