Chương 6: Phòng vẽ tranh

Trước mười ba tuổi, Tiêu Ngọc vẫn luôn sinh sống ở trên đảo Linh Sơn. Từ khi có ký ức tới nay, cô ngày ngày làm bạn cùng bà nội Chu Anh Lam.

Chu Anh Lam xuất thân thư hương thế gia, trong suy nghĩ của người lớn chính là kiểu học đường mới, giáo dục chính là quốc tế lễ nghi. Chu Anh Lam từ trước tới nay tôn trọng tự do, theo đuổi thể xác và tinh thần giải phóng, nhưng hoàn cảnh khó khăn hiện nay, đã trở thành nguyên nhân, Chu gia trong một đêm đã tràn ngập nguy cơ.

Để bảo vệ đứa con gái được nuông chiều từ bé trong nhà, ông nội Chu làm chủ, đem bà 17 tuổi gả cho Tiêu Trường Thư. Sinh con đẻ cái, trải qua cuộc sống bình thường nhất.

Chu Anh Lam tuổi cao sức yếu, trước mang thai ba lần, nhưng chỉ giữ được đứa con thứ hai– cũng chính là ba của Tiêu Ngọc, Tiêu Thành Viên.

Chờ đến khi cách mạng văn hóa kết thúc, Tiêu Thành Viên thành gia lập nghiệp, Chu Anh Lam đã đưa ra một quyết định khiến tất cả mọi người vô cùng khiếp sợ, bà và Tiêu Trường Thư làm thủ tục ly hôn, rời bỏ ngôi nhà đã vây giữ bà mấy chục năm, đi đến hải đảo này sống một mình.

Con trai Chu Anh Lam, kế thừa thiên phú nghệ thuật tuyệt hảo của bà, Tiêu Thành Viên nhận được đánh giá cao trong đoàn nghệ thuật quân đội, sau đó đã cùng con gái thủ trưởng của một đại viện tên Thôi Ngọc Đa kết hôn với nhau. Sau một năm hạ sinh con gái lớn Tiêu Giác, rồi sau đó vẫn luôn muốn có thêm một đứa con trai.

Không khéo chính là, chính sách kế hoạch hóa gia đình lại được ban hành, mà Tiêu Ngọc khi đó trong bụng của mẹ đã thành hình.

Dưới những ràng buộc nghiêm ngặt về chính sách, nếu "Biết luật còn phạm luật", công chức phải chi trả một khoản tiền, còn chưa kể đến cha vợ đang đứng trong một bước ngoặt quan trọng trên con đường thăng tiến, nếu bị nắm thóp, chuyện kinh khủng có thể sẽ xảy ra.

Không nỡ phá thai bỏ con, cũng luyến tiếc phúc lợi tốt của bộ đội, dưới sự thương lượng, Thôi Ngọc Đa bị đưa đến một hòn đảo xa xôi để sinh con, nhờ bà nội Chu Anh Lam chăm sóc.

Tiêu Ngọc được sinh ra tại bệnh viện duy nhất trên đảo, Thôi Ngọc Đa trong thời gian mang thai chịu nhiều đau khổ vừa nhìn thấy lại là con gái, lập tức khóc rống lên, rồi sau đó mắc chứng trầm cảm sau sinh vô cùng trầm trọng.

Thời gian ở cữ chưa xong, Thôi Ngọc Đa thu dọn đồ đạc, không hề vướng bận mà quay về Thượng Hải.

Trong trận chiến kế hoạch hóa gia đình, Tiêu Ngọc là quả bom hẹn giờ, nhất quyết không thể mang về, chỉ có thể ở lại bên cạnh Chu Anh Lam. Tiêu Thành Viên đi nhờ người ở viện phúc lợi làm thủ tục nhận nuôi, và nhờ mẹ Chu Anh Lam làm người giám hộ nhận nuôi trước pháp luật.

Thôi Ngọc Đa mỗi tháng gửi đồ ăn ngon qua đây, đưa rất nhiều phí sinh hoạt, nhưng nói cái gì cũng không chịu đưa Tiêu Ngọc về nhà. Bản thân bà ta cũng rất ít khi tới, đặc biệt là khi còn nhỏ tính tình Tiêu Ngọc vừa hoang dã vừa ngông cuồng, cực khó ưa, Thôi Ngọc Đa hận không thể lúc trước không đẻ đứa nhỏ này ra.

Cũng có thể bởi vì cô là con gái. Nếu đứa thứ hai là con trai, sao có thể bị cha mẹ đối xử lạnh nhạt như vậy.

Lúc Tiêu Ngọc ngẫm ra tầng ý vị này, mới lên tiểu học. Hải đảo có bao lớn chứ, nhàn ngôn toái ngữ nghe nhiều rồi, bản thân cũng có thể chắp vá mà hiểu ra thân thế mình.

*Nhàn ngôn toái ngữ: tin đồn nhảm

Huống chi Chu Anh Lam cũng không biết bịa đặt nói dối cô, Tiêu Ngọc đi hỏi, Chu Anh Lam liền một năm một mười mà kể cô nghe chuyện quá khứ.

Cái người phụ nữ tên Thôi Ngọc Đa kia, không đủ tư cách làm mẹ. Nhưng trên đời này phụ nữ có thể sống vì chính mình không nhiều lắm. Là con gái, con phỉ nhổ cô ta, chán ghét cô ta, không có gì đáng trách; là phụ nữ, có thể một ngày nào đó con có thể thông cảm cho cô ta một chút, cô ta bất quá cũng chỉ là một vật hi sinh đáng thương.

Tiêu Ngọc nghe không hiểu. Cô hận thấu xương Thôi Ngọc Đa, không hiểu tại sao bà nội không cùng chung kẻ địch với mình.

Vật hi sinh? Bản thân cô mới là vật hi sinh.

Phòng vẽ tranh của Chu Anh Lam nằm khuất giữa lưng chừng núi, một ngôi nhà gỗ nhỏ được xây dựng tách biệt, hoàn cảnh nơi này thanh u, chưa được khai phá, khá ít người đi qua, thích hợp sáng tác. Nửa đời bị phàm trần thế tục trói buộc, lúc tuổi già Chu Anh Lam lấy vẽ tranh làm thú vui, thường xách theo hai bình rượu nhỏ, nhốt mình trong phòng vẽ tranh, một lần đi chính là cả ngày.

Sau khi Chu Anh Lam qua đời, đem phòng vẽ tranh và tất cả đồ vật bên trong đều để lại cho Tiêu Ngọc.

Tiêu Thành Viên đã lấy tủ sắt để cho Tiêu Ngọc cất giữ di vật Chu Anh Lam, Tiêu Ngọc sau khi trưởng thành, rất nhiều nhà bán đấu giá tìm tới cửa, hy vọng Tiêu Ngọc có thể đem tác phẩm tranh vẽ của Chu Anh Lam bán đấu giá.

Tiêu Ngọc luôn luôn từ chối. Cô thà rằng tác phẩm tranh vẽ của bà nội chôn vùi vào cát bụi, cũng không muốn chúng nó bị treo trước ánh đèn để người ta ngắm nhìn, đưa ra giá bán.

Chu Anh Lam cả đời theo đuổi tự do, tranh của bà, cũng nên tự do.

Nhưng phòng vẽ tranh này, sự trống trãi của nó, chậm rãi biến thành nơi trú ẩn anh toàn trong lòng Tiêu Ngọc.

Kẽo kẹt —

Tiêu Ngọc mất nửa tiếng đi đến phòng vẽ tranh bên ngoài lưng chừng núi, dùng chìa khóa mở cửa phòng vẽ tranh, dùng sức đẩy, cửa gỗ kiểu cũ phát ra tiếng kháng nghị bén nhọn như bị người khác quấy nhiễu giấc mộng thanh tĩnh.

Hơi thở pha chút khói bụi hỗn tạp phả vào mặt.

Tiêu Ngọc nhíu nhíu mày.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!