Thời gian một tiếng rưỡi để thêu thì có thể thêu được một tác phẩm như thế nào?
Đây là câu hỏi của tất cả mọi người, nếu chỉ cần thêu một bông hoa thì tốt xấu gì cũng thêu ra hình ra dạng là một bông hoa, nhưng đây lại là thêu cả một bức họa hoàn chỉnh – Bức tranh Lạc Thần, ai cũng đều hiểu rõ để thêu được một bức tranh to như vậy cần rất nhiều thời gian, đặc biệt là những bức tranh càng chi tiết tỉ mỉ thì lại càng cần nhiều công sức và thời gian để hoàn thành.
Song đối với cuộc thi cấp thành phố mà nói, ban tổ chức không có nhiều thời gian để chuẩn bị, chứ không giống với giai đoạn thi cấp tỉnh và cấp quốc gia, lúc đó toàn bộ thí sinh tham gia cuộc thi sẽ được tập chung ở trong ngôi nhà chung, toàn bộ quá trình ở trong ngôi nhà chung của các thí sinh sẽ đều được giám sát.
Trong khi đó thời gian tiết mục lại có hạn, ban tổ chức chỉ còn cách áp dụng phương pháp này, trước đây cuộc thi điêu khắc, vẽ sơn dầu cũng áp dụng phương pháp như vậy.
Một chữ "Một" vừa được hô xong, bức tranh mẫu lúc trước bị che đi, ngay lập tức được xuất hiện trước mặt các thí sinh, cuộc thi chính thức bắt đầu.
Do thêu thùa cần phải có không gian yên tĩnh, để tránh việc làm ồn đến ba thí sinh, ba lồng kính trong suốt từ trên cao được hạ xuống, ngăn cách ba thí sinh ở trong mỗi khoang kính.
Bắt đầu từ giờ phút này, ba thí sinh có thể nhìn ra phía bên ngoài, song sẽ không nghe được bất kỳ âm thanh nào ở bên ngoài này cả. Còn người bên ngoài lại có thể nhìn được một cách rõ ràng ba thí sinh ở bên trong đang làm gì, hơn nữa còn được bình luận một cách thoải mái mà không sợ ảnh hưởng đến họ.
Cả ba người trước tiên đều đang xem tỉ mỉ bức tranh mẫu được dựng trước mặt, Chu Xương là người có kỹ năng hội họa rất sâu sắc, việc đầu tiên chính là anh cầm bút màu nước vẽ phác họa bức hình trên nền đế vải.
Bà Quế Đằng Long dường như cũng rất tự tin, nắm chắc mọi việc trong đầu cứ như hung hữu thành trúc vậy (*), bà không vẽ phác thảo, mà lại đi xem tỷ lệ của bức tranh mẫu trước, rồi bắt đầu chọn chỉ màu sao cho phù hợp với từng mảng tranh mẫu.
(*) Hung hữu thành trúc: Một họa sĩ đời Tống tên là Văn Đồng, tự Khả Dữ, rất giỏi vẽ tranh trúc. Một họa sĩ đã từng làm thơ về ông rằng: "Khả Dữ họa trúc thì, hung trung hữu thành trúc." Câu này có nghĩa là: Khi Khả Dữ vẽ tranh trúc, trong đầu đã có sẵn những hình ảnh vẽ như thế nào rồi. Sau đó, câu này trở thành thành ngữ, được sử dụng rộng rãi, biểu thị xử lý một sự việc gì đó đã được định sẵn, tràn đầy tự tin. (Sưu tầm)
Thêu tay là thêu như thế nào? Các bước chuẩn bị không ngoài ba phương pháp sau.
Đầu tiên, dùng mẫu vẽ, cũng chính là dùng giấy mẫu vẽ đặt lên trên lớp vải thêu. Sau đó người thêu chỉ việc dựa vào màu sắc trên bức mẫu này để tiến hành chọn chỉ thêu, rồi chỉ cần thêu theo đường vẽ phác họa của mẫu vẽ trên giấy để thêu đè lên là được.
Thứ hai, cũng là chuẩn bị một bức tranh mẫu, rồi có thể dùng một loại vải mỏng một chút sau đó đặt lên bức tranh mẫu này, sau đó dựa vào những đường nét bức tranh mẫu bên dưới để thêu lên trên lớp vải phía trên. Phương pháp này thường dùng cho những bức tranh tương đối tỉ mỉ. Từ ngày xưa, những bức tranh thêu hai mặt thường là phải dùng hai lớp vải, ở giữa kẹp bức tranh mẫu, rồi tiến hành thêu hai mặt, sau này kỹ thuật thêu hai mặt được cải tiến, hiện nay đã có thể thêu hai mặt chỉ trên một lớp vải.
Thứ ba, trên lớp vải sẽ vẽ lược phác thảo của bức tranh, người xưa thường quen dùng bút kẻ lông mày hoặc bút lông để vẽ, hiện nay lại thường dùng bút màu nước để vẽ phác thảo, quan trọng là cần chú ý bút vẽ không được quá đậm, phải càng nhạt càng tốt, như vậy mới dễ dàng tẩy đi bút tích trên vải.
Do cả ba phương pháp này người thêu đều cần có kỹ năng hội họa nhất định, cho nên người xưa áp dụng cũng không nhiều.
Ngày nay, tại sao tranh thêu chữ thập lại có thể được người mới học thêu thích đến vậy, chính là vì loại vải dùng để thêu, dệt làm rất rất nhiều ô nhỏ, rất dễ dàng cho việc thêu này, những người kinh doanh thường cũng sẽ thêu lược trên vải trước, phương pháp thêu lại đơn giản, chỉ cần dựa vào những ô nhỏ trên vải và các đường viền thêu lược để thêu từng mũi, rất ít phải thêu đè mũi lên nhau, người thêu chỉ cần chăm chỉ và tỉ mỉ là có thể thêu xong bức tranh mình muốn.
Nói đến cùng, căn nguyên của việc thêu chữ thập được lưu hành rộng rãi chính là vì kiểu thêu này dễ hơn rất nhiều so với những kiểu thêu khác.
Những thí sinh có thể vào được đến vòng thi thành phố, ai cũng đều có tuyệt chiêu cả, đương nhiên sẽ không vì do không có giấy mẫu vẽ đặt trên hoặc đặt dưới lớp vải mà trở nên không biết phải làm thế nào. Bà Quế Đằng Long tuy không vẽ lược bức tranh trước, song bà cũng tỏ ra vẻ vô cùng thong dong, rõ ràng là đang biết rõ bản thân cần phải làm gì.
Trong khi hai thí sinh đều đã bắt đầu, Cửu Ca vẫn đang nhìn vào bức tranh mẫu, cô đang xem một cách rất chăm chú, mọi người đều không biết rằng thực ra kỹ năng hội họa của cô vô cùng tốt, khi cô mới hai tuổi, bà Tô Ngải đã bắt đầu dạy cô vẽ graffiti, bốn tuổi đã cho cô đi học vẽ, tuy sau này gia đình gặp nhiều khó khăn về kinh tế, cô đi học vẽ được có một năm rồi nghỉ, nhưng kỹ năng hội họa của bà Tô Ngải cũng rất giỏi, thế nên vẫn dạy cô ở nhà, chỉ là phương pháp dạy đều là làm thế nào để có thể dùng kim "vẽ" được một bức mẫu cho bức tranh thêu.
Muốn vẽ được mẫu cho bức tranh thêu, quan trọng nhất là đánh phác thảo.
Bà Tô Ngải trước khi bị bệnh thường nói, thêu kiểu đặt giấy mẫu lên trên hoặc ở dưới lớp vải tức là lại mẫu, thêu có giỏi đến thế nào cũng chỉ là thợ thêu thùa. Nhưng khi con dùng kim thêu như dùng bút vẽ, chỉ thêu như bút màu, không cần dùng đến mẫu cũng có thể "vẽ" được tranh thêu, vậy thì lại hoàn toàn khác.
Điểm khác biệt của Di sản của nhà họ Tô cùng với những di sản về kỹ năng thêu thùa chính là nằm ở đây, từ trước đến nay nhà họ Tô dạy dỗ con cháu không phải để trở thành thợ thêu thùa, hay công nhân thêu, không chỉ đơn giản là làm thế nào để trên lớp vải điểm thêm vài bông hoa, cũng không phải là một bức tranh thêu phải thêu trong bao nhiêu năm, mà là dạy dỗ, bồi dưỡng như dạy dỗ, bồi dưỡng một họa sĩ vậy, người kế thừa bắt buộc phải thoát khỏi quan niệm thêu theo mẫu vẽ, đến khi người thừa kế có đủ trình độ nhìn thấy gì là thêu được nấy, muốn thêu gì là thêu được nấy, lúc đó mới có thể đạt đến điều kiện cơ bản nhất để xuất sư.
Những thứ mà Hàn Điềm Phương học được ở chỗ cô chỉ là học được phương pháp lại, cô ta vĩnh viễn không biết được những tinh túy của di sản thêu của nhà họ Tô, cứ cho là có biết, bây giờ cô ta mới bắt đầu học thì cũng quá muộn rồi.
Cửu Ca cầm lấy kéo, cây kéo này khác với cây kéo dùng để cắt chỉ, mũi kéo của kéo cắt chỉ thường sẽ hơi vểnh lên, như vậy lúc lựa sợi chỉ để cắt sẽ tránh được cắt nhầm vào sợi khác.
Chiếc kéo trên tay của Cửu Ca lúc này đang cầm chính là loại kéo dùng để cắt vải bình thường.
Đầu tiên cô dùng kéo đặt lên tấm vải rạch một cái lỗ, sau đó một đường quyết đoán cắt đôi tấm vải.
Camera quay lại chân thực một màn này chiếu trên tivi hiện rõ trước mặt khán giả đang xem truyền hình.
Cũng gây lên không ít những âm thanh kêu lên đầy kinh ngạc.
Khán giả trong trường quay trực tiếp châu đầu ghé tai nhau bình luận.
"Cô ấy đang làm gì vậy?" Đây là câu hỏi mà tất cả mọi người đều đang thắc mắc.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!