Chương 49: (Vô Đề)

Quay vào nhà, phát hiện ra ban nãy việc mình bỏ đi tục xưng là chạy trối chết, tâm tình Thời Mông rất tệ.

Cậu nghĩ, toàn là do trời mưa xúi quẩy.

Ổ mèo được đặt bên cạnh giường trong phòng ngủ trên lầu, nhưng hành tung của chú mèo này rất bất định, hôm nay ngoan ngoãn ngủ trong ổ,

ngày mai không khéo đã úp sấp trên nóc tủ quần áo.

Mở một hộp pate, trộn kèm hạt, chú mèo ăn ngon lành, Thời Mông ngồi xổm bên giường nhìn nó ăn, mu bàn tay chống cằm, nghĩ thầm nếu người cũng giống như mèo, được cho ăn ngon là hài lòng thì tốt biết bao nhiêu.

Bật máy tính lên, nhận được tài liệu thầy Mã vừa gửi đến, thầy hỏi cậu có muốn tham dự cuộc thi vẽ chân dung tổ chức tại Phong thành vào cuối năm nay hay không, thầy nói vòng đấu loại là chấm điểm online, có thể dùng nghệ danh để tham gia, đặt bừa vài chữ là được.

Ngay cả những vấn đề cậu lo lắng cũng được thầy suy nghĩ thấu đáo, tất nhiên là Thời Mông không có lý do gì để từ chối. Thật ra cậu khá là muốn tham gia, có đoạt giải hay không với cậu không quan trọng, cậu cần một chút động lực để thúc đẩy bản thân.

Tối đến, Thời Mông dựa vào đầu giường đọc thư mới nhận được. Lần này gửi kèm thư còn có một bộ găng tay, kiểu dáng bình thường không có gì đặc sắc, thậm chí còn không chia thành 5 ngón tay, nhét tay vào là biến thành một nắm tròn tròn xù lông, thêm một sợi len nối hai chiếc lại với nhau, chính là kiểu để các bạn nhỏ đeo lên cổ phòng trường hợp đánh rơi mất.

Nhưng thắng ở chỗ sợi len mịn màng, xúc cảm mềm mại, mối len nối đều được giấu kín, nhìn là biết không phải hàng nhà máy sản xuất đại trà.

Trong ấn tượng của cậu, trong hơn 10 năm qua Lý Bích Hạm chưa từng đan len. Bà xuất thân từ gia đình tri thức lâu đời, đọc rất nhiều sách, chuyện củi gạo dầu muối của gia đình bình thường ở chỗ bà chỉ là nhã hứng khi nhàn rỗi, bởi vậy hiển nhiên là bà sẽ không làm công việc tốn thời gian phí công sức này.

Đến cả Thời Mộc cũng chưa bao giờ nhận được găng tay bà tự tay đan.

Trong thư nói: Dì không được khéo tay, tập luyện hơn nửa tháng mới làm tạm được một bộ này, nếu con thích thì lúc đi ngoài đeo cho ấm, không thích thì cứ bỏ đó, đợi tay nghề của dì tiến bộ sẽ đan một bộ mới cho con. (*)

(*) Trong thư, đại từ xưng hô được mẹ Lý Bích Hạm dùng luôn là "ta – ngươi", bởi vậy khá là khó cho cục 🥭 này khi chuyển sang tiếng Việt, để là "mẹ" hay là "dì" đều có cái không thỏa đáng. Nên Xoài để tạm thời là "dì", có lẽ sẽ thay đổi sau khi suy nghĩ cặn kẽ về biến chuyển tình cảm giữa 2 nhân vật này.

Thời Mông đeo găng tay lên thử, vừa như in, không hề tệ lậu như trong thư nói.

Cậu lấy găng tay xuống, nhưng không vứt đi mà gấp lại để bên cạnh gối, nghiêng người nằm xuống là có thể ngửi thấy mùi cam nhàn nhạt, là hương hoa cỏ xen lẫn mùi phật thủ thường có trong phòng Lý Bích Hạm.

Nhắm mắt lại, Thời Mông lại trở mình đưa lưng về phía khác, như thể trốn chạy, cấm bản thân sa vào quá sâu.

Cậu đã yên lặng trong thế giới chân không kín mít quá lâu, cậu vẫn chưa quen việc được nhận lấy, vẫn chưa quen việc người khác đối xử tốt với mình.

Sáng sớm hôm sau, chiếc xe màu đen ngoài cổng đã rời đi, Thời Mông xách bình nước ra ngoài tưới hoa, gặp dì Phan hàng xóm đi chợ mua thức ăn.

"Chiều hôm qua cháu đi đâu đấy?" Dì Phan lại gần hỏi thăm, "Gia Vĩ chạy qua chạy lại ba lượt mà không thấy ai ra mở cửa."

"Đến Phong thành ạ." Thời Mông đáp.

"Về nhà hả? Cũng tốt, dù trong nhà tranh cãi xích mích đến mấy thì cũng nên qua lại thăm hỏi."

"… Vâng."

Lúc vừa mới chuyển tới, dì Phan từng nghe kể về chỗ Thời Mông, cũng thông qua tuổi tác và cách nói năng cẩn trọng của cậu để phỏng đoán cậu rời nhà trốn tới đây, dì còn tận tình khuyên bảo ngày lễ ngày tết cậu nên về thăm nhà, nói gì thì nói đó cũng là gia đình, có cha mẹ sinh ra nuôi nấng cậu.

Thời Mông lười giải thích, dì Phan đã cho sẵn nguyên nhân hậu quả như thế thì cậu cũng mượn luôn "thân thế" có sẵn đấy.

Người của thế hệ trước mang nặng quan niệm gia đình, dì Phan nhịn không được lại khuyên thêm vài câu, chợt tinh mắt nhìn thấy Thời Mông đeo găng tay, thế là nhanh chóng hiểu ra.

"Chà, tự tay đan luôn." Bà dịch lại nhìn nhìn, "Mẹ cháu làm cho cháu à?"

Nghe thấy chữ "mẹ", Thời Mông rụt vai lại như phản xạ có điều kiện, "A" một tiếng như không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Hành động này khiến dì Phan coi như ngầm thừa nhận. Bà vui thay Thời Mông: "Mẹ cháu quả là khéo tay, đôi găng tay này đan đẹp thật đấy."

Không chỉ dì Phan, mà cả con trai bà cũng khen đẹp.

Sáng thứ hai Phan Gia Vĩ không có tiết, cậu chàng đeo guitar gõ vang cửa nhà Thời Mông, trước khi vào nhà còn bày tỏ rất khíu chọ vì hôm qua Thời Mông không ở nhà.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!