Đêm nay, Thời Mông mơ thấy một giấc mộng.
Cậu mơ thấy mình nằm trên mặt đất lạnh cứng, mắt bị bịt kín, không nhìn thấy gì.
Trong bóng tối các giác quan khác ngoài thị giác trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết, cậu nghe thấy tiếng bước chân đi đến gần, rồi chợt cảm thấy sự nhoi nhói truyền từ tay phải đến tim.
Cậu muốn chạy trốn, nhưng tay chân bị trói cứng không thể động đậy, cậu muốn kêu cứu, nhưng mà há miệng ra lại không thể phát ra âm thanh nào.
Cậu đau đến mức bừng tỉnh, giơ tay phải lên, phát hiện ngay cả ở trong mơ cậu cũng không làm được gì, đến cả bút cũng cầm không vững. Nỗi sợ hãi không thể trốn tránh này dần dần lây lan, nhanh chóng mở rộng thành những vết thương có thể cân đo đong đếm, Thời Mông mở to hai mắt, thở hổn hển, như thể đã đi đến đường cùng, người ta cứ nhắc nhở phía trước là đường chết, cậu vẫn muốn vùng vẫy tiến lên.
Cái tay dùng để vẽ tranh bị thương, sao có thể thờ ơ làm thinh đây?
Giả vờ không để tâm không hẳn là để cho người khác nhìn, mà muốn che đậy chính bản thân hơn cả.
Thời Mông vùi mặt vào lòng bàn tay quấn băng vải, một mặt phỉ nhổ bản thân đã rơi vào kết cục thế này rồi mà vẫn tham sống sợ chết, một mặt khuyên nhủ bản thân rằng nếu đã còn sống thì thôi thì cứ được ngày nào hay ngày ấy.
Dẫu sao cũng đều là lừa gạt, chẳng khác gì nhau.
Sáng nay ngủ dậy Thời Mông xuống dưới nhà, nướng hai lát bánh mì như hôm qua, dùng tay trái chậm chạp rán quả trứng gà, thêm một mảnh rau xà lách, lúc nếm cứ như không thấy mùi khét.
Ăn xong sắc mặt tốt hơn một chút, thân thể cũng không còn run rẩy, như cơn tụt huyết áp đã được giải quyết, cậu lại có lý do để sống tiếp.
Sủi cảo hôm qua gói xong vẫn còn dư một ít, thịt xay vẫn đủ xào một bữa, Thời Mông định mua thêm ít đồ ăn kèm.
Mở cửa đi ra sân trước, Thời Mông nhìn quanh qua hàng rào sắt, sáng sớm người đi đường thưa thớt, mấy ông cụ bà cụ đánh Thái Cực trên khoảng đất trống ven đường, mọi thứ vẫn yên bình như cũ.
Tầm thành lệch về phía bắc hơn so với Phong thành, mùa thu ở đây lạnh hơn rất nhiều. Đi ngang qua quán ăn sáng nóng hổi bên đường, Thời Mông nhìn khói trắng lượn lờ bốc lên, không khỏi quấn chặt áo khoác trên người, được bà chủ quán nhiệt tình mời chào, do dự một lúc rồi đi vào, kêu một cốc sữa đậu nành.
Mặt tiền của cửa hàng không lớn, vài ba vị khách đang ngồi ăn sáng bên trong, trên bàn có nhiều bánh mì và mì sợi.
Bà chủ vừa bưng mì hoành thánh cho một bàn xong, giờ vừa đi về phía quầy thu ngân vừa xoa tay lên tạp dề: "Không gọi chút gì ăn à?"
Thời Mông lắc đầu: "Cháu ăn rồi."
Bà chủ quán đã hiểu, nhấc ấm nước trên bếp lò lên, thành thạo với lấy một cái cốc giấy, thân ấm nghiêng qua, sữa đậu nành nóng hổi chảy từ miệng ấm vào trong cốc, đến khi chất lỏng màu vàng gạo gần chạm đến mép cốc thì đóng nắp, bỏ vào túi, lại nhét thêm một cái ống hút.
Lúc đưa túi qua, trên mặt bà chủ quán vẫn mang nụ cười thân thiết: "Bác nghe thím Thẩm nói cháu biết vẽ đúng không?"
Xưa nay Thời Mông không giỏi giao lưu cùng người khác, lòng bàn tay cầm cốc sữa nóng hầm hập, phản ứng đầu tiên của cậu là sững người, chậm một nhịp là bị đối phương cho rằng ngầm thừa nhận.
Bà chủ quán chỉ tầm 40 tuổi có gương mặt tròn trịa, cười lên có hai cái lúm đồng tiền, thân thiện khiến người ta không thể nói lời từ chối.
Bà chủ nhấc tay chỉ vào bức tường trắng trống không có diện tích vừa phải trong cửa hàng: "Cửa hàng đang định sửa sang lại, bác đang lo mặt tường ày quá trống, cả nhà bác không ai có gu thẩm mỹ, hay thôi thì cháu thiết kế cho nhà bác nhé, vẽ một bức tranh để treo lên đây được không?"
Trên đường từ siêu thị về nhận điện thoại của Giang Tuyết, Thời Mông nói chuyện này với cô.
"Người ta nhờ em xong em nhận lời?" "Ừm."
"Bàn tiền thù lao chưa?" Thời Mông báo số tiền.
Giang Tuyết dùng giọng điệu trợn trắng mắt để nói: "Chắc chắn bọn họ không biết tranh của em trên triển lãm đấu giá toàn từ 7 chữ số trở lên."
"Không sao." Thời Mông nói, "Bây giờ em vẽ cũng không đẹp được như xưa."
Họa sĩ tay bị phế, cũng như tuyển thủ điền kinh bị gãy chân, có khát vọng nhiều hơn nữa cũng không có đất dụng võ. Đầu bên kia điện thoại trầm mặc một lát rồi nói: "Chỉ cần còn muốn vẽ là được, nhận vài công việc nhẹ nhàng cũng tốt, coi như tập luyện phục hồi chức năng."
Thời Mông biết Giang Tuyết thường xuyên gọi điện thoại cho cậu là muốn xác nhận sự an toàn của cậu, tuy rằng cậu cũng không biết mình từng thể hiện khuynh hướng coi rẻ sự sống bao giờ chưa.
Cậu chỉ có thể nói: "Chị Tuyết, ở đây mọi chuyện đều ổn cả, chị đừng lo lắng."
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!