Chương 28: (Vô Đề)

So sánh với cuộc sống "ở nhờ" rối loạn, cuộc sống học tập trên trường thoải mái hơn Thời Mông tưởng tượng nhiều.

Thầy Mã hướng dẫn sinh viên toàn nhờ vào duyên phận, chưa từng bố trí những chủ đề khuôn sáo hạn chế sự phát huy của sinh viên, mục đích lên lớp chủ yếu là để sinh viên thoải mái tay chân tự do sáng tác, tiết học sau sẽ thưởng thức thảo luận tác phẩm của tiết học trước, dạy và học thong thả có chừng mực, tiết tấu đâu vào đấy.

Thời gian cũng không bị khống chế quá quắt, ông tin tưởng rằng nghệ thuật bắt nguồn từ cảm hứng tức thì, nếu coi việc thiết lập thời gian vẽ tranh cũng như làm bài tập về nhà, vậy nó sẽ tiêu diệt niềm đam mê và ý định sáng tạo ban đầu.

Bởi vậy không mấy khi Thời Mông tới trường, mỗi lần hoàn thành tác phẩm, bấm số điện thoại của thầy Mã nhưng thường là đối phương cũng không ở trường, có đôi khi hẹn gặp ở bảo tàng mỹ thuật, có khi là ở quán

trà, kỳ quái nhất là có lần ở công viên, vì ông thầy của cậu chạy bộ buổi sáng kêu mỏi chân, không muốn đổi địa điểm, nên gọi Thời Mông tới đó.

Lúc Thời Mông đeo ống đựng tranh chạy tới, nhìn thấy phía xa xa có một đám người tụ tập, đến gần mới phát hiện thầy Mã đang đứng trong đám đông, hai tay cầm bút địa thư (*) mà như cầm chổi lau nhà, đang vẽ gì đó lên mặt đất.

(*) Địa thư: loại hình nghệ thuật dùng nước vẽ lên mặt đất rất đặc sắc của TQ.

Vì tính hạn chế của nghệ thuật vẽ nước trên mặt đất, những dãy núi được vẽ ra không đều nét, ánh mặt trời chiếu xuống cũng làm chúng khô rất nhanh. Người qua đường không biết ông vẽ cái gì, đứng xem một chốc cảm thấy vô vị là bỏ đi, nhưng thầy Mã vẫn vẽ khí thế, trái một nét phải một nét, như thể cái người vừa than mệt không muốn nhúc nhích trong điện thoại là người khác không bằng.

Thời Mông đứng bên cạnh yên lặng nhìn, chờ đến khi thầy Mã vẽ thỏa, vẫy tay về phía cậu, cậu mới bước lên trước lấy bức tranh trong ống đựng ra.

"Lại là nhân vật hả." Trước tiên là quan sát tổng thể bức tranh một phen, sau đó thầy Mã gật đầu nói, "Khá lắm, xử lý bố cục ánh sáng thành thạo hơn lần trước nhiều."

Nghe được câu nhận xét này thì chuyến đi này không uổng. Lại thảo luận về các bộ phận chi tiết với thầy Mã trong chốc lát, Thời Mông nhét lại tranh vào cuộn, định ra về.

"Đừng đi vội thế chứ." Thầy Mã gọi cậu lại, đưa bút địa thư cho cậu, "Lại đây, thử vẽ gì đó đi."

Thời Mông nhận bút, cúi đầu nhìn mặt đất, sửng sốt hồi lâu, nói: "Em không có gì muốn vẽ cả."

Thầy Mã ngồi xuống bên cạnh phẩy quạt: "Sao lại không có gì muốn vẽ? Trò nghĩ lại cho kỹ."

Lại năm phút đồng hồ trôi qua, Thời Mông rũ thấp đầu, từ bỏ: "Thật sự không có ạ."

"Vậy bức tranh thầy vừa xem là cái gì?" Thời Mông không nói.

Thầy Mã thở dài, lại vẫy tay, ra hiệu cho Thời Mông tới ngồi xuống.

"Tập trung nghiên cứu một cảnh tượng, một đồ vật nào đó thì luôn muốn vẽ nó đến mức cực hạn, thầy cũng từng có tâm tình này, và cũng hoàn toàn hiểu." Chưa bao giờ thầy Mã bày ra vẻ bề trên, bởi vậy ông luôn luôn có thể gạt bỏ sự kháng cự giao tiếp của Thời Mông một cách dễ dàng, "Tuy rằng thầy ủng hộ tự do sáng tác, hi vọng lớp học trò của mình có thể thoải mái "bút của tôi vẽ nên tư tưởng của tôi", nhưng thầy càng hi vọng em có thể phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa nghiên cứu chuyên sâu và chấp niệm."

Lúc thầy Mã nói đến hai chữ "nhưng thầy" là tinh thần Thời Mông run rẩy.

Cậu cho rằng mình che giấu rất tốt, cũng chưa từng biểu lộ mục đích sáng tác trước mặt người khác, không ngờ rằng…

"Nghiên cứu sẽ thúc đẩy em đột phá trong một lĩnh vực nào đó, có thành tích và chỗ đứng trong xã hội, còn chấp niệm thì sẽ chỉ vây khốn em tại chỗ, khiến em bỏ lỡ rất nhiều cảnh đẹp đáng lý ra em có thể thưởng thức."

Khác với dự đoán của Thời Mông, thầy Mã không tiếp tục nêu rõ.

Thậm chí ông còn không ngăn cản việc Thời Mông tiếp tục chăm chăm vẽ một người, mà chỉ nhận bút địa thư trong tay Thời Mông, có chút tiếc nuối: "Thầy đã xem rất nhiều tác phẩm của em, bao gồm cả bức

《Diễm》 kia. Bọn họ nói em cướp đoạt bức tranh đó, nhưng thầy lại cho rằng, chỉ có em mới có thể vẽ ra loại khát vọng nhiệt liệt ấy, giãy dụa

muốn chạm vào nhưng lại sợ bị thiêu cháy ấy."

Tầm mắt run lên kịch liệt, Thời Mông ngẩng đầu lên nhìn người đối diện.

Đây là người đầu tiên tin tưởng cậu trong những năm qua, lý do không phải là vì cái gọi là chứng cứ, mà là hiểu rõ và tín nhiệm cậu.

Đón lấy ánh mắt của Thời Mông, thầy Mã càng bùi ngùi: "Người có thể vẽ ra tác phẩm tràn trề tình cảm như vậy nên tự do phóng khoáng, mà không nên bị vây nhốt cầm tù."

Trước khi chia tay, ông nhìn mặt đất đã khô ráo, không lưu lại dấu vết gì cả, cười nói: "Nếu như trò mệt mỏi, thì cứ như thầy, tùy tiện tìm một chỗ nào đó ngồi nghỉ, đợi đến khi muốn vẽ gì đó thì lấy bút ra."

"Cứ vẽ thứ gì đó mà em yêu thích, thầy hi vọng em cầm bút lên là buông được chấp niệm xuống, xem giấy vẽ như một thế giới thu nhỏ, mặc sức múa bút vẩy mực bên trên, mọi sự tự do bay bổng."

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!