Thái cực sinh lưỡng nghi, vi âm vi dương, hỗ vi kỳ căn, vận
chuyển khôn lường.[1]
[1] Nguyên lý âm dương trong Kinh Dịch
Khi Mi Lâm nghe thấy một tiếng vọng nhỏ, sau đó là một tràng
liên hoàn tiếng rin rít ma sát vào nhau, một cột đá trước mắt từ từ hạ xuống
ghép với khoảng không nơi chứa chiếc ngọc quan, tạo thành một thái cực đồ[2],
vào giây phút ấy, sự kính nể của nàng dành cho Mộ Dung Cảnh Hòa đã đạt tới đỉnh
điểm.
[2] là một đồ hình miêu tả cho thuyết âm dương trong văn hóa
phương Đông, chính là hình
Thời gian quay ngược lại thời điểm khi nàng để dành vấn đề
nan giải làm sao tiếp cận ngọc quan lại cho Mộ Dung Cảnh Hòa.
Nghe thấy nàng hỏi, Mộ Dung Cảnh Hòa dời mắt từ chiếc ngọc
quan nhìn quanh bốn phía, do đứng trên đỉnh thạch lâm nên có thể nhìn thấy toàn
bộ căn động. Lúc này bọn họ mới phát hiện bố cục của cả căn động này không hề
giống với những gì họ nghĩ trước đây. Hóa ra khu thạch lâm nhìn có vẻ như nằm ở
vị trí trung tâm này không phải là một cô đảo hình tròn, mà là một mặt của căn
động, giống như một con cá khổng lồ dập dềnh uốn lượn, cùng với đám lửa đang
cháy bùng bùng tạo thành một bức thái cực đồ vô cùng lớn. Mặt còn lại đích thị
là một thông đạo, chỉ có điều liên kết trực tiếp với thạch lâm.
Mộ Dung Cảnh Hòa nhìn khung cảnh kỳ lạ ấy, khẽ nhíu mày. Một
lúc sau mới dời mắt khỏi vòng lửa không hề có dấu hiệu dịu đi ấy, quay trở về với
ngọc quan cách đó không xa cùng khoảng đất trống chẳng tròn chẳng méo ngay trước
mặt. Giống như đang suy nghĩ một câu hỏi hóc búa nào đó, đôi mắt phượng thon
dài hơi nheo lại, tràn đầy vẻ suy tư, khiến cho khoảng không giữa hai mí mắt hợp
thành một hình cung tuyệt đẹp.
Mi Lâm không làm hắn phân tâm, nhìn một cách vô thức về phía
động huyệt kỳ quái, đồng thời cẩn thận đánh hơi sự thay đổi của mùi trong không
khí để đoán xem bọn họ còn có thể chậm trễ được thêm bao lâu.
Một lúc sau, bỗng nhiên thấy ánh mắt Mộ Dung Cảnh Hòa sáng
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!