Chương 9: Cá trong sa mạc

Tôi vừa nghe Tuyền Béo phía trước nói cái gì cá, trong đầu nghĩ cậu ta ngã một cái, nhất định ăn không ít cát, cát lọt cả vào não rồi. Trong động cát sao có thể có cá, lại nói, nếu có cũng chỉ là cá khô, hoặc là hoá thạch cá gì đó, không nghĩ tới cậu ta nói là cá sống thật!

Chỉ thấy Tuyền Béo từ trong cát lôi ra một cái đầu cá lớn, con cá há miệng tợp một cái, giương vây vung vẩy, mắt trợn trừng trừng, rõ ràng là con cá tươi rành rành. Hai tay Tuyền Béo túm hai bên mang cá, dùng sức nhấc lên, lôi ra con cá to như ván cửa. Con cá lớn này, trước sau có hai vảy lưng, trước lớn sau nhỏ, vây đuôi vừa ngắn vừa to, nhìn như cây chổi, toàn bộ vảy màu nâu xám, bụng cá màu xanh, trên trán có vết chấm trắng.

Nếu ở dưới nước, năm ba người vâm đô cũng khó chế trụ được con cá lớn như vậy, con cá bị Tuyền Béo lôi từ cát ra, lúc này lại lắc đầu vẫy đuôi, chợt vẫy khỏi Tuyền Béo, rơi xuống nền cát, giãy giụa không ngừng. Bốn người chúng tôi cũng ngây người, ngàn vạn lần không thể ngờ trong động cát lại có cá lớn như vậy, hơn nữa còn là cá sống!

Trong đầu tôi nghĩ: "Có phải vẫn có loại cá mà chúng tôi chưa từng thấy qua, chỉ sống dưới cát chảy? Như vậy còn gọi là cá sao?"

Tôi bật đèn pin mắt sói, chùm sáng rọi về phía con cá kia, thấy nhìn thế nào thì cũng là cá sông, nó rơi trên cát, càng giãy giụa càng mất sức, há miệng giương mang, không khác gì con cá vừa đánh dưới sông lên. Cho nên nói đi nói lại, trong cát không thể có cá được.

Răng Vàng trợn mắt há miệng, miệng mở không khép lại được, lưỡi trề ra không thụt vào lại, cằm cũng như sắp rơi xuống đất, dùng sức bấm một cái trên chân mình: "Tôi có phải đang mơ không?"

Tuyền Béo hỏi: "Có đau không?"

Răng Vàng nói: "Hẳn là không đau, người anh em, đây là thịt người đó!"

Tuyền Béo gãi đầu một cái nói: "Vậy thì không phải mơ, tôi nằm mơ cũng chưa từng mơ qua sự tình ly kỳ như vậy!"

Răng Vàng nói: "Lão Tuyền, thật không gạt anh, hôm nay tôi cũng là được mở mang con mắt, khai thiên lập địa mới thấy lần đầu."

Trước kia tôi từng nghe người ta nói, sau một trận gió lớn, sa mạc Tát Cáp Lạc có ếch nhái cùng cá từ trên trời rơi xuống, do bão cuốn sinh vật từ sông lên trời, lại cuốn tới sa mạc. Nhưng con cá này lại ở trong cát chảy, rốt cuộc là có chuyện gì?

Động cát phía dưới cổ thành cũng không có dấu vết nước chảy, cá lớn giống như từ nước mà ra, chẳng lẽ là đông thần đang tác quái?

Răng Vàng núp sau lưng tôi và Shirley dương, nơm nớp lo sợ hỏi: "Chẳng lẽ động thần xem mấy người bọn mình là đồ cúng nên tới chén?"

Tôi định bảo Răng Vàng, cõi đời này làm quái gì có quỷ thần, nhưng giữa lòng cát chảy lại nhảy ra một con cá lớn, nếu nói không phải quỷ thần quấy phá, vậy giải thích thế nào?

Trên đời có hai loại lý lẽ, một là khoa học, một là tình cờ. Lặp lại thì gọi là khoa học, không lặp lại được thì là tình cờ. Nếu còn lôi được con cá khác từ cát chảy, vậy ít nhất đây rõ ràng là một loại hiện tượng trước kia chúng tôi chưa từng thấy qua.

Còn không đợi bọn tôi ra tay bới cát, xung quanh chợt nhô lên mấy chục mô cát, hàng ngàn hàng vạn cá lớn từ cát nhảy lên. Bầy cá hợp thành dòng suối trào vô cùng nguy nga, vô số cá lớn nhảy lên giữa không trung, lại rào rào rơi xuống đất, trong lúc nhất thời, chúng tôi trước mặt sau lưng dường như không có chỗ đặt chân, cảnh tượng này không chỉ là nguy nga kì lạ, mà còn khiến cho người ta càng rợn tóc gáy, dõi mắt nhìn một cái, đèn pin mắt sói rọi đến đâu, khắp nơi đều là bụng cá phơi trắng ra, lớn nhỏ chồng chéo, cơ hồ không có đất đặt chân!

2

Thì ra, sông ngầm dưới cổ thành vẫn còn ở sâu dưới lòng đất, mà giữa sông ngầm và động cát phía trên có nhiều lỗ thông, vào một thời điểm đặc biệt nào đó, suối ngầm sẽ cuốn bầy cá theo dòng nước xoáy lên tầng cát phía trên cùng, đợi lúc dòng xoáy ngừng lại, cát chảy sẽ lại lấp những lỗ thông đó. Cứ như vậy, hàng ngàn hàng vạn cá lớn liền kẹt trong động cát này, phơi bụng trắng chờ chết.

Bốn người như đặt mình vào một vùng đại dương mênh mông toàn cá, nhìn cá lớn vùn vụt cuồn cuộn phía trước, cảm giác da đầu hoàn toan tê dại. Dòng suối cá phun lên động cát, hình thành cột cao đến mấy trượng, đúng là cảnh tượng cổ kim chưa từng có, chỉ nhìn thôi cũng khiến người ta không lạnh mà run.

Chúng tôi sợ dưới chân cũng đụng phải dòng xoáy, rơi xuống thì vạn kiếp bất phục, vội vàng đạp lên cá mà chạy tới bên rìa động cát. Trong nháy mắt, dòng suối cá đã ngừng phun, hàng ngàn hàng vạn con cá nằm trên cát, vùng vẫy tạp mấy ngụm khí cuối cùng, khắp nơi tràn ngập mùi cá.

Mọi người thấy tình cảnh này, đều rúng động nhìn tới kinh tâm đọng phách, hồi lâu không nói ra lời.

Qua hồi lâu, Tuyền Béo nói: "Nhiều cá chết uổng phí như vậy, thật quá đáng tiếc, chúng ta có nên để cho vài con trong số chúng chết có ý nghĩa một chút không?"

Shirley Dương hỏi Tuyền Béo: "Cái gì gọi là chết có ý nghĩa?"

Tuyền Béo vỗ vỗ bụng rồi nói: "Vào miếu ngũ tạng của Tuyền gia, để cho chúng sớm thoát bể khổ. Các anh bình thường chưa thấy tay nghề của tôi, lại xem mập gia thể hiện tài năng đi!"

Tôi nghĩ cũng phải, gió cát trong cổ thành vẫn cuồn cuộn, đám người Ngọc Diện Hồ Ly trong chốc lát chưa chắc đã đuổi kịp, chúng tôi chạy thục mạng đã mệt nhoài, thật sự không chạy nổi nữa, vừa vặn nhân cơ hội này để mọi người nghỉ ngơi một chút. Lại thấy phía trên sa động có vài rễ cây đã khô, liền nhặt lấy vài đoạn, tìm được chỗ nấp sau vòng đá lớn bên bờ động, dùng dầu hoả trong ba lô của Tuyền Béo nhóm một đống lửa, tiện tay nhặt hai con cá lớn đang ngắc ngoải kia cắm vào nhánh cây, lật qua lật lại nướng cho chín. Sa động có địa thế rộng rãi, vòng đá sừng sững cách nơi cát chảy cả mấy trượng, nếu Ngọc Diện Hồ Ly dẫn thủ hạ đuổi theo cũng không phát giác vòng đá này.

Răng Vàng chảy nước miếng, nhưng lại có chút bận tâm, hắn nói: "Cổ nhân ngày xưa bắt cá trong động này còn phải ném mấy người sống làm "quả" cúng tế động thần, chúng ta ăn chùa hai con cá này, sẽ không gặp báo ứng chứ?"

Tuyền Béo nói: "Kệ má nó nhiều chuyện, lão tử ăn quán trong thành cũng không trả tiền, ăn hai con cá thì đã là gì!"

Tôi nói: "Anh xem tiền đồ của anh đó, ăn chùa khắp nơi cướp không của người ta, không thấy xấu hổ sao? Còn mặt mũi mà nói! Bình thường lại tự xưng là người có văn hoá, thật là Khổng lão nhị dạo kỹ viện*

- người văn minh chẳng làm việc văn minh.

* Khổng lão nhị dạo kỹ viện: Ý châm biếm (Cha của Khổng Tử có vợ cả sinh được 9 người con gái, vợ lẽ có con trai nhưng bị què, sau này 70 tuổi, ông lấy mẹ của Khổng Tử là Nhan thị và sinh ra Khổng Tử, Khổng Tử là con trai thứ hai trong nhà, cho nên gọi là "lão nhị", có một thời gian ở Trung Quốc, Nho giáo bị coi là tà giáo, mà Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo nên lúc đó ông bị chế nhạo như vậy).

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!