Chương 8: Mộ cổ thành Lạc Dương

Lão Nghĩa mù quen một vị đạo sỹ hay ngồi xem bói ở ngoài thành ThiênTân Vệ[1]. Vị đạo sỹ đó họ Thôi, nên mọi người gọi ông ta là Thôi lãođạo. Trước giải phóng tự xưng mình là "Thiết chủy bá vương hoạt TửNha[2]", người địa phương đều biết "Thôi lão đạo xem bói

- mười quẻ thìchín quẻ trượt", ông ta sử dụng toàn những chiêu lừa người trên gianghồ, thường là chỉ lừa được người nơi khác đến, nhiều khi xem bói chẳngkiếm được tiền phải nuôi miệng bằng việc kể chuyện, ông ta kể hay nhấtlà truyện "Tinh trung Nhạc Phi", nhưng trình độ thì chưa bằng những nghệ nhân kể truyện ở các quán trà, chỉ là thuận miệng bịa truyện, bịa đếnđâu biết đến đó.

[1] Thiên Tân Vệ: Tức thành phố Thiên Tân ngày nay. Là một trong bốnthành phố trực thuộc Trung ương của Trung Quốc, gồm: Bắc Kinh, ThiênTân, Thượng Hải, Trùng Khánh.

[2] "Thiết chủy bá vương hoạt Tử Nha": Tử Nha tái thế.

Lớp người trước nếu nhắc tới Thôi lão đạo thường nói ông ta là ngườiuyên thâm không thể đoán biết được, là người có bản lĩnh. Những câuchuyện ly kỳ về Thôi lão đạo có kể từ mồng một Tết tới đêm ba mươi Tếtcũng không hết.

Dân quốc năm thứ nhất, Thôi lão đạo vẫn ngồi xem bói ở cửa Nam, nhưng thời thế không tốt, tiền kiếm được không đủ nuôi thân, ăn bữa sáng phải lo bữa tối. Nếu ông ta dùng bản lĩnh thực sự của mình thì cũng kiếmđược tiền đấy, nhưng lại không dám dùng, phúc mỏng mệnh mỏng sợ khôngtrụ nổi, tốt nhất là không dùng, dùng đến chắc chắn xui xẻo.

Bữa đó, lão có một mối làm ăn có thể kiếm ra tiền. Gia đình họ Đỗ cóba người con trai đều là thư sinh, gia đình tầm tầm bậc trung, cả ba anh em đều bị thọt chân phải. Anh cả lúc đi chân phải cứ vẽ vòng tròn, anhhai thọt còn nặng hơn, phải nhón gót chân lên mới đi được, cậu út thìchân phải bị lết. Cả ba anh em đã hơn hai mươi tuổi đầu mà vẫn chưa lấyđược vợ. Thời đó, ngoài hai mươi mà chưa lấy vợ đã được coi là muộn rồi.

Luận về điều kiện gia cảnh thì họ cũng không tồi, hiềm nỗi vì bị tậtnên lỡ mất chuyện tình duyên, đã thế yêu cầu của ba anh em lại rất cao, họ đã cùng thề rằng, không xinh không lấy, nếu xinh mà không phải congái nhà đài các, gia đình không giàu có thì cũng không lấy.

Với điều kiện như vậy mà đòi lấy con nhà giàu xinh đẹp như Tây Thi, đúng là cao không tới thấp không thông, cứ lần lữa mãi như vậy cho đếngần đây ba anh em ưng ý ba cô con gái nhà họ Cao giàu có, ba cô vừa đếntuổi cập kê, xinh đẹp giỏi giang, điều quan trọng là nhà họ giàu, càngnghĩ càng thấy hợp, ba anh em quyết chí làm rể nhà họ Cao, vội tới tìmThôi lão đạo nhờ sang nhà họ Cao nói giúp.

Theo phong tục, chuyện cướihỏi phải thông qua bà mối, nhưng ba anh em nhà họ Đỗ bị tật quá nặng, chẳng bà mối nào dám nhận lời, ai gặp cũng khuyên họ đừng nằm mơ giữaban ngày nữa, ba anh em liền tính kế "Chúng ta phải đến tìm Thôi lão đạo ở cổng Nam, đạo trưởng ra tay thì không có chuyện gì không làm được."

Thôi lão đạo được mệnh danh là Thiết chủy bá vương, xem bói rấtchuẩn. Thực tình chuyện tốt chẳng lần nào ông nói đúng, chuyện xấu thìnói đâu trúng đó, gọi là "Hắc Chủy bá vương" tức bá vương miệng thối thì đúng hơn, ông ta còn một biệt danh nữa là "Tử Nha tái thế", Tử Nha làai? Chính là Khương Tử Nha, người giúp Võ Vương diệt Trụ, chém PhongThần lập nên nước Chu.

Thử nghĩ xem, bản lĩnh như Khương Tử Nha mà tớinhà họ Cao để bàn chuyện hôn nhân thì chỉ là chuyện nhỏ, vì ba anh emnhà họ Đỗ trả thù lao tương đối nhiều, Thôi lão đạo thấy tiền thì sángmắt, vỗ ngực hứa rằng: "Ba vị cứ yên tâm, bần đạo chờ uống rượu mừng của ba vị."

Bình thường Thôi lão đạo cũng kiếm tiền bằng việc lừa gạt người khác, chỉ được cái nói giỏi, làm cái nghề này mà da mặt mỏng không biết nóinăng, không lấn áp được người khác thì không xong. Ông ta đeo râu giả, mặc áo đạo tràng, động tác cử chỉ đâu ra đó, những trò lừa gạt trêngiang hồ thì đều biết cả, nói về chuyện hôn nhân cũng có bài có bản, cũng lắc đầu bấm đốt ngón tay, miệng niệm thần chú: "Kê hầu bất đáo đầu, bạch mã phạm thanh ngưu, thiên long xung địa thố, hổ xà như đao tỏa, dương thử nhất đán hưu..."

Những lời này của Thôi lão đạo chỉ thích hợp để lừa gạt lớp phu khuân vác hoặc những người làm ăn buôn bán nhỏ, bởi nói uyên thâm quá họ sẽkhông hiểu. Ông chủ họ Cao là người rất mê tín, nghe Thôi lão đạo đọcmột hồi thì tin ngay, cho rằng ba anh em nhà họ Đỗ tuổi trẻ tài cao, tuổi tác đều hợp với con gái nhà mình, chắc chắn sau này sẽ phú quý phát tài.

Nhưng để cho chắc chắn ông chủ họ Cao vẫn yêu cầu gặp mặt ba chàngthanh niên, dù sao chỉ nói không thôi thì cũng khó mà tin được. Thôi lão đạo đã sắp xếp từ trước, địa điểm gặp nhau là một quán trà, lão và baanh em nhà họ Đỗ đến trước ngồi đợi, khi Cao tài chủ tới, họ cùng đứngdậy chào rồi ngồi xuống luôn, hai bên nói chuyện giới thiệu tình hìnhgia đình, cả buổi nói chuyện chỉ ngồi im một chỗ không đứng dậy đi lại. Cao tài chủ thấy ba chàng trai nói năng đàng hoàng, mặt mũi khôi ngô, rất chững chạc không suồng sã cợt nhả, trong lòng mừng thầm, còn chuẩnbị lễ lớn để cảm ơn Thôi lão đạo.

Trong xã hội cũ, chuyện hôn nhân nói là phiền phức thì rất phiềnphức, nói đơn giản thì cũng thật đơn giản. Qua lời giới thiệu của Thôilão đạo, hôn sự nhanh chóng được định đoạt, chọn ngày lành tháng tốtthành hôn, cô dâu trước khi về nhà chồng đều không biết mặt chồng, đợikhi biết thì sự đã rồi, gạo đã nấu thành cơm, hối hận cũng không kịp. Nhưng cũng may là sau khi bái đường thành thân thì mấy ngày sau là ngàychúc thọ Cao tài chủ, các chàng rể mới phải về bái kiến nhạc phụ nhạcmẫu. Phải làm sao đây?

Thôi lão đạo đảo mắt vài lần đưa ra kế sách.

Đến ngày chúc thọ, ba anh em cưỡi ngựa đến nhà họ Cao. Cao tài chủdẫn theo bạn bè họ hàng thân thích ra tận ngoài cửa để đón rể hiền. Baanh em thấy nhạc phụ đích thân ra đón vội vàng xuống ngựa nhưng không ai dám đi trước, sợ chỉ cần bước một bước thôi là lộ tẩy, liền làm theolời dặn của Thôi lão đạo, anh cả chắp tay cúi chào nhạc phụ nói: "Nhạcphụ lão thái sơn xin nhận của tiểu tế một lạy, hôm nay là ngày thọ củacha, tiểu tế bất tài, xin được vẽ ra đây một vầng trăng tròn chúc thọcha, đây gọi là Mãn song nguyệt", nói rồi nhấc chân phải lên vừa đi vừavẽ vòng tròn vào tới tận phòng khách.

Anh thứ hai lên tiếng: "Tiểu tế xin kính chào nhạc phụ lão Thái Sơn, đại ca con đã vẽ hình trăng tròn để chúc thọ, tiểu tế cũng xin thể hiệnchút tài mọn, từ nhỏ con đã luyện công phu, đây gọi là Chim Yến chao mặt nước" nói rồi nhấc chân phải lên cà nhắc đi vào trong, để lại trên mặtđất những dấu chấm tròn.

Đến lượt cậu út: "Nhạc phụ đại nhân, hôm nay con đến chúc thọ cha, cha thấy đấy, các anh con đều vui quá mà hóa ra hồ đồ, những trò nhỏnhặt đó làm sao mà dám trình lên trước mặt cha được, để con xóa mấy bứctranh vớ vẩn kia đi nhé..." Nói rồi lết chân đi vào bên trong.

Ba anh em đúng là "Gấu trời qua sông", lại qua được một cửa ải. Chođến lúc các cô gái về nhà thăm cha mẹ kể lại sự tình thì không thể giấugiếm được nữa. Cao tài chủ chửi đến tám đời tổ tông nhà Thôi lão đạo. Thời đó, con gái đã gả chồng thì như bát nước đã đổ đi, không thể lấylại được, nhưng không thể nuốt trôi cơn giận này, đường đường ba cô congái xinh đẹp là vậy, đúng là quá hời cho ba thằng thọt, phải tìm ngườiđánh gãy chân Thôi lão đạo mới được.

Thôi lão đạo không ngờ Cao tài chủlại để bụng như vậy, ngặt nỗi nhà người ta giàu có cũng không thể dâyvào, nghe phong phanh được thông tin liền bỏ chạy cả đêm, trong thờigian ngắn không dám về nhà. Tiền tiêu cũng đã gần hết, không tránh khỏinảy ý đồ đào trộm mộ, vừa hay lão ta cũng có quen vài người anh em ở bên ngoài, hỏi đường đi qua Hoàng Hà tìm lại mấy người anh em đó, hợp lạithành một nhóm đi đào trộm mộ, làm giàu một chuyến.

2

Người đầu tiên mà Thôi lão đạo nghĩ tới là người em kết nghĩa "Đảthần tiên Dương Phương", vì người này thân thủ nhanh nhẹn như linh miêu, nên còn biệt danh "Trại ky miêu". Kỹ thuật đổ đấu đều do các sư phụtrong Quan Nội truyền lại, những trò như lên trời xuống đất kiểu gì cũng biết, lớp người trước trong giang hồ nhắc tới cậu ta thì không ai không biết tên.

Có một giai thoại rằng, trước khi sinh Dương Phương thì bố anh ta nằm mơ thấy mình đi vào một ngôi điện nguy nga lộng lẫy với những chiếc cột lớn chạm hình rồng vàng bao quanh. Một vị trưởng lão râu tóc bạc phơđang ngồi chính giữa điện, trong góc tường có một con mèo đang nằm cuộntròn. Con mèo đó không có gì phải chê ngoại trừ không có mắt, nó là mộtcon mèo mù. Ông cụ chỉ vào con mèo nói với bố Dương Phương: "Đây là concủa ngươi." Bố Dương Phương lắc đầu: "Tôi không cần con như thế này". Ông cụ nghe vậy liền lấy hai con mắt vàng trên con rồng cuốn quanh chiếc cột lắp vào cho con mèo. Bố Dương Phương giật mình tỉnh dậy, ngày hômsau vợ ông ta sinh hạ một cậu con trai có đôi mắt long lanh sáng rực.

Thực ra, Dương Phương là một cậu bé mồ côi, được sư phụ nhặt về nuôi, bản thân cậu ta cũng chẳng biết bố mẹ mình là ai, câu chuyện trên cũngkhông có căn cứ gì nên không thể tin được. Nhưng đã có câu chuyện nhưvậy lưu truyền trong dân gian cũng chứng tỏ rằng đôi mắt của cậu takhông phải là vừa, trời càng tối đôi mắt càng sáng, thị lực càng phithường. Sư phụ cậu ta có mệnh danh là "Bàn tính vàng", thường xuất hiện ở lưu vực sông Hoàng Hà, sau đó không rõ đi đâu, chắc là đã chết, để lạicho Dương Phương một chiếc roi bảy khúc "Đả thi tiên", tức là roi đánhxác chết. Đó không phải loại roi mềm giang hồ hay sử dụng, mà là chiếcroi bảy khúc được làm từ gang thép, giống như binh khí mà các tướng sĩhay dùng, rất nặng và không có lưỡi dao, chủ yếu dùng lực để đả thương. Tương truyền, năm xưa Ngũ Tử Tư đào mộ Sở vương đã đánh vào thi thể batrăm roi, chắc hẳn các cương thi đều sợ bị roi đánh. Loại roi mạ vàng mà dân đổ dấu dùng gọi là "Đả thi tiên", roi nhưng có khúc, giữa các khúccó mắt nối ba cạnh, là loại vũ khí hai trong một, có màu đồng, rất nặng, dài hai thước năm thốn sáu phân, tổng cộng có bảy khúc, bốn sáo lõm, khắc chìm câu chú trừ yêu trấn ma, tay cầm của roi có vỏ bọc như vảyrồng, ngoài tác dụng trấn tử thi trừ tà, còn có thể dò đất tìm mộ. Donhắc trực tiếp từ "tử thi" là phạm húy điều cấm kỵ nên gọi nó là "Đảthần tiên."

Dương Phương nhận được chân truyền, dựa vào khả năng thông thạo đường đi lối lại, vác thêm roi đồng trên vai, chuyên đi khắp nơi hành nghềđào trộm mộ, gặp phải nhà giàu nào mà tâm địa không tốt liền trèo tườngcướp của chia cho người nghèo. Từ khi hành nghề, anh ta chưa một lầnthất bại. Dân quốc năm thứ nhất, thiên tai nhân họa liên miên, thiên hạđại loạn cũng là lúc thổ phỉ xuất hiện khắp nơi, người Dự Tây gọi thổphỉ là thảng tướng.

Thời đó, có một tên thảng tướng tên Đồ Hắc Hổ thủlĩnh quân phiệt, trong tay nắm binh quyền, hùng cứ một phương. Những năm đó, quân phiệt phát tài và mở rộng quân lực nhờ việc đào trộm mộ làchuyện bình thường. Đồ Hắc Hổ cũng thường làm ba cái chuyện thất đứcnày, không chỉ làm giàu từ người chết, hắn còn đoạt cả mạng người sốngđể làm giàu. Mới đây không lâu, hắn đánh nhau với một đội quân phiệtkhác tại vùng lân cận phủ Khai Phong, Hà Nam. Cuộc chiến kéo dài daidẳng mà Đồ Hắc Hổ lại muốn đánh nhanh thắng nhanh, liền đào mương dẫnnước từ Hoàng Hà vào gây đại lụt làm chết không ít người dân vô tội.

Lúc đó, Dương Phương cũng đi ngang qua, nghe nói Khai Phong phủ ở HàNam là cố đô của sáu triều vua, phong cách của nhà Tống vẫn còn lưu lạiđến nay, nên thuận đường đi qua thưởng ngoạn. Từ xa đã nghe thấy tiếngnước chảy ầm ầm, đi nửa ngày đường mới tới cửa sông Hoàng Hà, chỉ thấynước chảy cuồn cuộn, sôi sục đổ ra biển đông, cảm thấy dòng sông thậtmạnh mẽ, hùng vĩ.

Nhưng khi qua sông tới bờ bên kia, anh thấy từng đoànngười dân đang đi tị nạn, dọc đường thường xuyên bắt gặp cảnh bắt cócbuôn bán phụ nữ trẻ em, đó đều là những hậu quả do nạn lụt sông Hoàng Hà để lại, người chết đói đầy đường. Sau mỗi trận thiên tai, không khítang tóc bao trùm khắp vùng vì người chết quá nhiều, những người chếtkhông có người nhà tới nhận đều bị chó hoang chim rừng rỉa thịt trơ cảxương. Tìm người hỏi mới biết là do quân phiệt Đồ Hắc Hổ mở cửa sông mới gây ra cơ sự.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!