Chương 12: Thành cổ dưới đáy hồ

Chuyến tàu quá tải nghiêm trọng, trong toa tàu chỗ nào cũng thấyngười, thậm chí có người nằm cả trên khoang đựng hành lý, không khí ngột ngạt nồng nặc mùi người, tàu cập ga nào cũng dừng, vừa thay đầu tàu vừa thay nước. Bên ngoài trời tối như mực, đêm đã khuya, cũng chẳng biết là đang dừng lại ở ga nào, Điếu bát và Mặt dày đều ngồi bên cạnh tôi, túihành lý kê dưới chân, một người ngủ gục đầu bên cửa sổ, chảy cả nướcmiếng, một người nằm rạp trên bàn ngáy như sấm, cả hai đều đang ngủ nhưchết.

Tôi giật mình tỉnh dậy, thấy mu bàn tay có vài vết xước, tronglòng kinh hãi vô cùng, cơn ác mộng ngày một thật hơn, tôi nhớ đến khuônmặt nhăn nheo biến dạng của nữ thi Khiết Đan, rõ ràng là nàng bị cơn ácmộng nghìn năm làm cho sợ đến chết, tôi không thể để mình cũng có kếtquả như vậy được.

Nhưng tại sao cô gái người Khiết Đan khi sống cũng mơ về ngôi mộ cổ ở núi Hùng Nhĩ? Quan ngọc, tượng vàng và người chết trong bộ dạng thủngbụng lòi ruột cũng trong ngôi mộ đó sao? Chúng tôi đi Dự Tây đào trộm mộ không lẽ sẽ gặp sự cố thi biến? Tất cả những nghi vấn đó tôi không tàinào lý giải nổi, nhưng theo nội dung trong bức bích họa thì sự cố thibiến xảy ra lúc nguyệt thực, ngay tại thời điểm mặt trăng hoàn toàn bịche khuất, nghe nói gần đây không có nguyệt thực nên tôi cũng an tâmphần nào.

Một lúc sau, tàu lại chuyển bánh, hành khách trong toa đều đãngủ cả, lòng tôi lo lắng không yên, không tài nào chợp mắt nổi, ngồi lâu khiến chân tê mỏi nên cố len ra bên ngoài giữa hai toa tàu để hít thởkhông khí trong lành. Tôi ngồi ở toa số chín, toa mười là toa nhà ăn, từ toa mười một trở đi là giường nằm cao cấp, bên đó thoáng đãng thoảimái, có tiền chưa chắc đã mua được vé toa đó. Nơi này có gió, không khílưu thông tốt, cũng không có ai, tôi ngồi hút thuốc và lắng nghe tiếngtàu chạy xình xịch để giết thời gian. Lúc này mới để ý bên cạnh có mộtngười khoảng ngoài ba mươi tuổi, dáng người tầm thước, mặt đầy mụn, râuđể lún phún, hai tai nhọn mọc dựng lên trên. Anh ta ngồi trên bao hànhlý, hai mắt nhìn chăm chăm vào tôi vẻ thèm thuồng, tôi đưa cho anh tamột điếu thuốc, anh ta vội đỡ lấy và cảm ơn rối rít, hóa ra là lên cơnnghiện mà thuốc đã hết, đồ trên tàu đắt không dám mua, đêm đến lại càngkhó chịu hơn. Anh ta vội vàng bật diêm châm thuốc, hai mắt lim dim rítliền hai hơi. Chúng tôi ngồi nhả khói hút hết điếu này tới điếu khác, chuyện phiếm đông tây nam bắc. Người này cũng hay chuyện, anh ta có biệt hiệu Lư mặt rỗ, người Lão Giới Lĩnh, Dự Tây. Lão Giới Lĩnh cách núiHùng Nhĩ không xa, nên tôi tiện miệng hỏi thăm về nơi đó luôn.

Tôi nghe Lư mặt rỗ nói, vùng Thảo Hài Lĩnh ở núi Hùng Nhĩ đất rộngngười thưa, thế núi hiểm trở, cây cối um tùm rậm rạp, chim chóc thú dữrất nhiều, cá dưới nước có những con rất to, xung quanh tứ bề đều lànúi, khe núi sâu hun hút, mưa gió liên miên, mười ngày nửa tháng cũngkhông có lấy một ngày nắng, cứ như cô gái trong rừng sâu e thẹn khôngdám gặp người ngoài.

Khi thời tiết đẹp, có thể nhìn thấy những con víchto như cái cối đá đang nằm bên bờ sông phơi nắng, chuột nặng hai ba cânlà chuyện bình thường, còn có những con trăn dài mấy trượng, đó mới gọilà khủng khiếp. Lớp các cụ lớn tuổi đều cho rằng những con vật đó đều tu đắc đạo nên không ai dám động đến chúng, rừng trên núi Kê Lung rất rậmrạp, địa hình phức tạp, núi Thương Mã là nơi hiểm trở nhất, vì đó làchiến trường cổ. Thảo Hài Lĩnh lại nhiều hang động, có động Hoàng Sào là một động cạn, từ trước giải phóng đã cạn nước, còn được gọi là động Ngư Khốc, động đó rất sâu. Chuyện kể rằng, năm đó khi khởi nghĩa Hoàng Sàothất bại, quân lính không còn đường lui, bỗng xuất hiện một ông cụ đưanghĩa quân tới trốn trong động.

Lần trước, tôi và Điếu bát đi Thông Thiên Lĩnh, chính là ngọn núithuộc dãy Phục Ngư, nhưng vùng núi này quá lớn, Thông Thiên Lĩnh ở phíaBắc, Thảo Hài Lĩnh thuộc núi Hùng Nhĩ ở phía Nam, địa thế khác nhau cũng nhiều, hang động đá vôi như động Hoàng Sào này ở đây rất nhiều, lớn béđều có, cái trên cạn cái dưới nước. Riêng động tên là Hoàng Sào cũng đãcó mấy cái liền, nghe nói là sau này người dân tự đặt tên và cũng chẳngcó gì đặc biệt.

Tôi chỉ hỏi thăm Lư mặt rỗ về địa thế ở đó, đặc biệt hỏi thăm kỹ càng về hồ Tiên Đôn.

Lư mặt rỗ lại kể, hồ Tiên Đôn trên Thảo Hài Lĩnh ba phía Đông, Tây, Bắc đều là núi, không có đường đi, mực nước đã thấp hơn rất nhiều so với hồi trước giải phóng, phía Nam là vùng đầm lầy lau sậy, chỗ đó gọi là"Canh gà rừng", nhưng hoàn toàn không có gà rừng, mùa hè nước dâng thìvịt trời về đó sinh sống làm tổ. Lư mặt rỗ đã từng này tuổi rồi nhưngchưa lần nào tới hồ Tiên Đôn, nghe nói nơi đó rất bí ẩn, không rõ là cóyêu ma quỷ quái gì hay không.

Ví dụ, thời tiết vốn đang đẹp, bỗng nghemột tiếng nổ inh tai, sương mù bỗng dày đặc, những người vào trong hồ, hầu như không ai trở về. Năm hơn mười tuổi, có một lần Lư mặt rỗ theo bố anh ta vào đầm Canh gà săn vịt trời, thời tiết đang quang đãng bỗng mưa như trút nước, hai bố con sợ lũ tràn về, không dám ở lại săn vịt trờinữa mà vội vã ra về.

Tôi thầm thấy kỳ lạ, hỏi Lư mặt rỗ: "Hồ Tiên Đôn có cái tên rất lạ, không lẽ trong hồ có một ụ đất tiên thật à?"

Lư mặt rỗ nói: "Có ụ đất tiên thật đấy, cụ nội tôi đã tận mắt nhìn thấy..."

Tôi nghe thấy vậy vội hỏi: "Thế là thế nào?"

Lư mặt rỗ kể tiếp: "Cậu em cho điếu thuốc nữa đi, tôi kể chuyện Tiên Đôn cho cậu nghe."

2

Tôi đoán dưới hồ Tiên Đôn chôn vị vương hầu nào đó thời Hán, không rõ vì sao mà bị thủng bụng chết thảm, trong hầm mộ có vô số châu báu, còncó nhiều người tùy táng. Đã có rất nhiều truyền thuyết về câu chuyệnnày, nhưng chưa ai giải được bí mật. Lư mặt rỗ sinh ra và lớn lên ở LãoGiới Lĩnh, để xem anh ta sẽ kể những gì, tôi đưa bao thuốc Hồng Tháp Sơn vẫn còn một nửa cho anh ta, bảo anh ta đi vào trọng tâm, đừng vòng voTam Quốc nữa.

Lư mặt rỗ nói: "Cậu em đúng là phóng khoáng, có cơ hội mời về nhà tôi chơi. Đừng xem thường nhà tôi nghèo, món mì đặc sản ở chỗ tôi khôngphải ở đâu cũng có đâu. Vợ tôi ngoài việc sinh con chẳng có tài cán gìkhác, ngày ngày làm bạn với cái bếp, món mì cô ấy làm nổi tiếng khắpvùng đấy, cậu phải ăn thử mới được. Mà cậu cứ nghe anh kể đã, ông nộicủa ông nội của ông nội... cũng không rõ là từ đời nào, nói chung là từmấy đời trước rồi, đúng năm nạn đói, nhiều làng không có thứ ăn, phải ăn vỏ cây, rễ cây, rất nhiều người chết đói. Hồi đó ở Dự Tây khắp nơi đềucó thổ phỉ, thợ săn các vùng đều không dám vào rừng săn bắn. Tổ tiên nhà tôi có người không tin tà ma, cũng vì đói quá hóa liều, đã tới đầm Canh gà trên núi Hùng Nhĩ để săn vịt trời. Ở đó có một điều rất lạ, cá trong hồ rất nhiều nhưng không ai dám đánh lên ăn, chỉ dám săn bắn đàn vịttrời làm tổ trong đám lau sậy và lấy trứng vịt, nhưng cũng rất mạo hiểm, nếu bị sa vào đám sình lầy thì khó mà thoát ra được."

Tôi hỏi: "Lạ thật, sao không ai dám ăn cá trong hồ? Cá ở đó hình thù rất kỳ dị sao?"

Lư mặt rỗ nói: "Cậu cứ nghe anh kể tiếp thì biết ngay. Năm đó, ông tổ nhà tôi một mình vào trong đầm Canh gà đợi ở đó một ngày cũng chẳngthấy bóng dáng con vịt trời nào, đói lép cả bụng, ông tìm đường đi sâuvào bên trong, không chừng kiếm được con vịt nào trốn sau đám lau sậy, nghĩ vậy liền vạch đám lau sậy tiến sâu vào bên trong, đang đi bỗng thấy phía xa có một ngôi mộ to khác thường, xung quanh ngôi mộ đó là vô sốnhà cửa, nếu không có những ngôi nhà này chắc ông cũng chẳng dám bướcvào trong.

Trông thấy có nhiều nhà, hơn nữa cũng có nhiều người đi lạibên trong, nên ông cụ cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, đang lúc đói mờ cảmắt chỉ nghĩ vào tạm nhà nào đó xin miếng cơm ăn, cho dù là bát canhthôi cũng được. Nhưng khi tới nơi thì hỏi ai người ta cũng chẳng trảlời, trong lòng băn khoăn không hiểu đây là nơi nào mà lạ vậy, hay là họ ngại tiếp xúc với người lạ nên thấy người ngoài đến thì không tiện chào hỏi. Ông định bụng mình cứ vào nhà lấy đồ xem mấy người kia có giả vờkhông biết nữa hay không. Nghĩ vậy liền đi vào trong nhà mở chum gạo ralấy rất nhiều gạo, nhưng những người kia cũng chẳng thèm để ý đến ông. Sau khi lấy được gạo rồi ông trở ra, đi tới gần đầm Canh gà mà tronglòng vẫn chưa hết kỳ lạ, quay đầu lại nhìn thì hồn vía lên mây, phía sau lưng ông ngoài nước ra thì chỉ có nước, ngôi mộ và những gian nhà kiađã biến mất tự bao giờ, ông vội mở túi gạo ra xem, chỉ thấy bên trong là đất sét xanh lè hôi thối như vừa mới móc dưới đáy hồ lên."

Tôi hơi nghi ngờ, hỏi lại: "Chắc là gặp ma rồi! May là rời khỏi chỗ đó sớm, nếu không thì chắc không giữ được tính mạng."

Lư mặt rỗ nói: "Chứ còn gì nữa! Sau khi chạy thoát về nhà, nghe cáccụ lớn tuổi nói, rất nhiều năm trước khi còn chưa có hồ, thì ở đó có một ngôi mộ cổ, xung quanh có rất nhiều mộ nhỏ, chôn rất nhiều người, sauđó thì đều chìm dưới đáy hồ. Những người mà cụ tổ nhà tôi nhìn thấy toàn là ma, âm dương cách biệt nên số gạo đó mang ra ngoài thì hóa bùn hết. Thời đó, khoảng một phần hai nấm mộ lộ ra trên mặt nước, vì vậy mới gọilà hồ Tiên Đôn.

Tương truyền cá trong hồ đều ăn thịt người chết nên mớito như vậy. Nếu cậu biết bọn cá này ăn thịt người thì cậu có dám ănchúng nữa không?"

Tôi lắc đầu nói: "Không dám ăn...", nhưng trong lòng nghĩ: "Bọn vịttrời chẳng phải cũng ăn tôm cá trong hồ sao? Người dân chẳng phải vẫnthường xuyên ăn thịt vịt đấy thôi?"

Lư mặt rỗ tiếp tục nói: "Phần là vào sâu bên trong không có đường, phần là nơi đó rất bí hiểm nên người ngoài ít khi lui tới, dân trong núi cùng lắm cũng bắt vài con vịt, vài con rái cá ở đầm Canh gà thôi, chẳng ai dám đi sâu vào bên trong."

3

Tôi dò hỏi: "Trong ngôi mộ hoang đó chắc là có báu vật, sao nhiều năm vậy rồi mà không ai dám đi đào? Giờ chẳng phải đang thịnh hành một câunói: "Muốn làm giàu thì đi đào mộ cổ" đó sao, trong một ngày đã trởthành giàu có rồi?"

Lư mặt rỗ nói: "Tôi đã bảo rồi, nơi đó bí hiểm lắm, ai mà chán sốngmới đi vào đó. Con người ta sợ nghèo nhưng vẫn sợ chết hơn. Đào được bảo vật thì cũng mất mạng, hơn nữa vẫn còn pháp luật cơ mà."

Tôi nói: "Đúng thế, tôi cũng chỉ nói vậy thôi, cho dù có hận xã hộicũ đến mấy thì chúng ta cũng không thể làm bừa được, đúng không?"

Đang nói chuyện với Lư mặt rỗ, bỗng tôi có cảm giác như có người đứng bên cạnh, trong lòng chột dạ: "Không hay rồi. Mấy câu này không thể đểcho người ngoài nghe thấy được". Tôi quay đầu lại nhìn, sau lưng là mộtcô gái rất xinh xắn, khoảng hơn hai mươi tuổi, chắc là đi ăn bên toa sốmười, bây giờ cô ấy quay lại toa mười một để nghỉ ngơi. Đêm đã khuya, không còn ai đi lại trên toa tàu, để ngồi cho thoải mái hơn nên tôi đãlôi bao tải hàng của Lư mặt rỗ để ra ngoài hành lang rồi ngồi vắt chânchữ ngũ nói chuyện rôm rả, quên mất là đã chắn mất đường đi của ngườikhác. Tôi thấy cô gái đang nhìn tôi như kiểu đã nghe thấy tôi và Lư mặtrỗ nói về chuyện đào trộm mộ. Bước chân của cô ấy rất nhẹ, không biết là đã đứng sau lưng tôi bao lâu rồi, tới lúc này tôi mới phát hiện ra, vội ngậm miệng không nói nữa, dịch chân tránh đường. Cô gái nói "Cảm ơn!"rồi cúi đầu đi qua để lại một mùi hương thơm thoang thoảng. Nhưng Lư mặt rỗ lại nói: "Hây, xinh thì làm được gì cho đời, như cái gối thêu thôi, chỉ đẹp mà chẳng có tác dụng gì, lấy vợ thì phải chọn người như vợ tôiấy, trông hơi thô một chút nhưng nấu nướng, sinh con, việc đồng áng, việc gì cũng giỏi...". Cô gái mới đi được mấy bước, nghe thấy Lư mặt rỗnói vậy thì quay đầu lại nhìn chúng tôi. Lư mặt rỗ lúng túng, anh tabiết mình đã lỡ lời, vội cúi gằm mặt xuống, giống như vừa làm việc gìsai trái bị bắt quả tang vậy. Tôi thì chẳng để ý, ngẩng đầu lên nói vớicô gái: "Bọn anh không nói em đâu, em cứ đi đi! 'Em gái cứ mạnh dạn tiến về phía trước về phía trước'[1]..." cô gái đỏ ửng mặt, quay lưng đi vềphía toa mười một. Lư mặt rỗ thở hắt một hơi dài: "Cậu được đấy!". Tôinói: "Con nhỏ này cho mình là giỏi, coi thường dân lao động chân tay chỉ ngồi được ghế cứng như anh em mình". Lư mặt rỗ gật đầu: "Đúng thế! Anhcũng chưa nói gì mà cô ta đã trợn mắt lên nhìn rồi, chắc hẳn cô ta nghĩanh là dân lưu manh".

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!