Diệp Linh ước xong điều ước sinh nhật thì thổi nến.
Đổng Nguyên mang tới một cái đèn cầm tay loại nhỏ, sau đó lại lặng lẽ chuồn đi mất.
Ánh đèn dịu dàng chiếu lên hai người, làm bầu không khí trở nên ấm áp.
Diệp Linh cẩn thận lấy cặp tò he xuống, dùng khăn giấy nhẹ nhàng lau sạch vết kem và vụn bánh dính trên đó, rồi đưa một con cho Ôn Chủy Vũ. Nàng ta nói: "Tặng nó cho em, nặn hơi xấu, mong Chủy Vũ đừng chê."
Ôn Chủy Vũ rõ ràng là không ưng bụng, nhưng ở trước mặt người được mừng sinh nhật, cô không dám nói lời ngay ý thẳng. Ôn Chủy Vũ chỉ đành đưa tay ra nhận lấy con tò he của Diệp Linh cho: "Không chê bai gì đâu. Tò he do chính tay giám đốc Diệp nặn, sao tôi lại dám chê."
"Tuy tò he này nặn không được khéo nhưng ăn vào mùi vị cũng ngon lắm. Tôi nghĩ Chủy Vũ sẽ không nỡ ăn, để tiện cho em giữ lại làm kỷ niệm nên tôi đã cho thêm chất bảo quản vào bên trong rồi."
Ôn Chủy Vũ: "..."
Thêm chất bảo quản vào thì ăn làm sao được? Diệp Linh muốn tặng con tò he này cho cô làm kỷ niệm sao? Cô thật sự chỉ muốn cắn đứt cái đầu tò he của nàng ta.
Diệp Linh cắt bánh kem ra cho vào trong đĩa nhỏ, đặt thêm một chiếc nĩa rồi đưa đến trước mặt Ôn Chủy Vũ: "Chủy Vũ, ăn bánh kem thôi."
Ôn Chủy Vũ nhẹ nhàng đặt con tò he xuống, nói một câu "cảm ơn" rồi nhận lấy bánh.
Trong đêm, ngọn gió thổi tới lẫn theo hơi nước từ bên hồ, êm ả khẽ lướt, rất thoải mái.
Ôn Chủy Vũ ngồi bên cạnh Diệp Linh, vừa ăn bánh kem, vừa ngắm trăng soi mặt hồ.
Có lẽ là do quá yên tĩnh, nơi này lại chỉ có hai người các cô nên khiến cho giác quan trở nên nhạy bén khác thường, tâm tình cũng nhạy cảm hơn đôi phần.
Ôn Chủy Vũ không ngờ khi hai người lặng lẽ bên nhau, thời gian lại trôi qua yên bình đến vậy. Cô nghĩ một người chinh chiến nơi thương trường như Diệp Linh, biết đâu cũng mong có giây phút được yên tĩnh.
Tò he rất dễ bảo quản, nhưng nếu thêm chất bảo quản thì thời gian sau cũng sẽ xuất hiện tình trạng nứt nẻ hoặc bị nấm mốc.
Diệp Linh có ý tặng tò he, còn chu đáo chuẩn bị một cái hộp nhỏ để cho Ôn Chủy Vũ mang về nhà.
Nếu như đã biết rõ trong tò he có chất bảo quản, vậy thì cô không thể ăn được nữa nhưng cũng chẳng thể cho nó vào thùng rác, chỉ có thể tìm cách giữ gìn.
Ôn Chủy Vũ tìm đến thợ thủ công, nhờ họ trộn loại hồ dán chuyên dùng để bồi tranh cùng mấy loại thảo dược kháng mốc khác nấu thành dung dịch để ngâm tò he, kế tiếp là bước xử lý sau chống mốc. Xong xuôi thì lại mang nó ra hong khô ở chỗ râm mát vài ngày, sau khi loại bỏ độ ẩm thì dùng nhựa cây bao bọc bên ngoài tò he giống như quá trình hình thành hổ phách. Cuối cùng gắn thêm cho nó một cái đế gỗ có chạm khắc hoa văn.
Cô đã biến con tò he Diệp Linh tặng thành một món đồ thủ công mỹ nghệ.
Ôn Chủy Vũ không muốn giữ đôi tò he này, định đem chúng trả lại cho Diệp Linh. Nhưng cô lo lắng Diệp Linh sẽ lại hiểu lầm hoặc nói thêm gì đó nên đã cất nó lên giá sách trong phòng ngủ, xem như một món quà trang trí.
Ôn Chủy Vũ rất hiểu tấm chân tình của Diệp Linh, cô biết rõ nàng ta thật lòng thích mình. Nhưng hai người lại thuộc về hai thế giới khác nhau, mỗi người đều có gia đình riêng, sự nghiệp riêng, con đường nhân sinh cũng chẳng thể giao nhau. Giao điểm duy nhất giữa họ chính là việc Diệp Linh yêu thích tranh của cô, cũng yêu luôn con người cô.
Cô không muốn phát sinh quan hệ thân mật với nàng ta, không muốn quấy nhiễu cuộc sống vốn có của hai người.
Thứ Ôn Chủy Vũ muốn chỉ đơn thuần là kiếm đủ tiền để duy trì cộng sống hằng ngày, giữ chặt được cây cọ ở trên tay và yên ổn vẽ tranh đến hết đời.
Sau sinh nhật, Diệp Linh vui vẻ tận mấy ngày liền.
Thái độ và cách hành xử của Ôn Chủy Vũ đối với nàng ta vẫn như mọi khi. Đối với cô hiện tại, việc cần làm chính là phải kinh doanh phòng tranh cho thật tốt.
Cuối tháng bảy, tiết trời oi ả, mặt đất giống như bị mặt trời nung chảy.
Mùa xuân náo nhiệt qua đi, các hội thảo giao lưu dần trở nên thưa thớt. Ôn Chủy Vũ cuối cùng cũng được thảnh thơi đôi chút, cô dành nhiều thời gian hơn để mọc rễ trong phòng vẽ.
Dù tháng bảy tháng tám là mùa ế ẩm, nhưng doanh thu vẫn ổn định, nguồn vốn của phòng tranh cũng dần tích lũy được nhiều hơn.
Hễ khi nào tìm được bức cổ họa được bảo quản tốt, giá thành phù hợp là Ôn Chủy Vũ lại bỏ tiền mua về ngay. Một số được gửi cho các khách hàng cao cấp, số còn lại thì được cô treo bán ở phòng tranh, vừa hay có thể dùng để trang trí mặt tiền. Cô đi theo đường lối bảo thủ, chỉ khi nào dư dả mới mua thêm tranh cổ. Thế nên, dù có lỡ tay mua phải hàng giả hay hàng thứ phẩm thì cũng không sợ phòng tranh phải chịu tổn thất lớn.
Ban ngày Ôn Chủy Vũ đều ở chỗ phòng tranh, sau khi về nhà ăn cơm còn phải đi dạo với ông cụ đến lúc tối muộn. Lúc này, gảy đàn tranh sẽ làm phiền hàng xóm.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!