Ôn Chủy Vũ không từ chối.
Cô không thấy khó chịu khi ở cạnh Diệp Linh. Tuy không thể làm người yêu nhưng chí ít, hai người vẫn có thể trở thành bạn bè của nhau.
Lúc ăn cơm Diệp Linh đã thay đổi dáng vẻ trầm lặng khi nãy, bắt đầu hỏi han về vấn đề của bức tranh.
Ôn Chủy Vũ đành nói ra sự thật.
Loại hành vi tách bồi kia đã khiến bức tranh chịu tổn hại nghiêm trọng, vả lại cũng khó phục hồi.
Những họa phẩm ấy đã tồn tại hàng trăm thậm chí cả nghìn năm, qua tay vô số người, vượt bao chiến loạn binh đao để được bảo tồn cho tới ngày nay. Nhưng giờ đây, chúng lại bị phá hoại khi rơi vào tay những thương nhân bất lương trong thời thái bình thịnh thế.
Đối với hành vi phá hoại thư họa văn vật, Ôn Chủy Vũ đau xót vô cùng, nhưng cô lại chẳng thể chỉ trích ai. Dẫu sao cũng thuộc về người khác, nên họ có toàn quyền định đoạt. Hơn nữa pháp luật cũng chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này.
Một số bậc thầy thư họa nổi tiếng đôi khi lại sản xuất và bán tác phẩm giả để kiếm sống hoặc vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên họ làm giả văn vật bằng kỹ thuật chế tác tinh vi, sẽ không gây bất kỳ hư hại nào đối với bản gốc. Thậm chí, đôi khi bản gốc có thể đối mặt với nguy cơ bị hủy hoại vì một số nguyên nhân khách quan, người ta buộc phải bảo vệ nó bằng cách thay bằng hàng nhái, có như thế bản gốc mới được gìn giữ và lưu truyền.
Dù Ôn Chủy Vũ không coi việc ngụy tạo văn vật là đúng nhưng cô học vẽ từ nhỏ, không biết đã từng sao chép bao nhiêu bức. Cô tin rằng bản thân có đủ khả năng tái hiện tác phẩm của những người đi trước, thậm chí còn đạt đến mức thật giả khó phân. Đây cũng là một cách thể hiện trình độ và kỹ thuật vẽ tranh của người họa sĩ.
Ôn Chủy Vũ bỗng nhiên dao dộng.
Cô biết cách thẩm định tranh lại quen với rất nhiều nhà sưu tầm đồ cổ. Phòng tranh do cô kinh doanh không bị giới hạn trong việc mua bán ấn phẩm thư pháp và hội họa hiện đại, mà còn có thể mở rộng giao dịch sang các tác phẩm thư họa cổ điển. Diệp Linh, Ôn Lê và những khác hàng cao cấp khác đều có nhu cầu sưu tầm các bức cổ họa quý hiếm, đây chẳng phải là một thị trường đầy tiềm năng hay sao?
Tuy nhiên, việc kinh doanh thư pháp, tranh họa cổ mang lại nguy cơ tồn đọng vốn quá lớn.
Trong nghề mua bán đồ cổ luôn tồn tại một câu nói: "Ba năm không mở hàng, mở hàng ăn ba năm". Lợi nhuận lớn nhưng vài tháng trời không bán được hàng là chuyện rất đỗi bình thường. Vốn xoay dòng của phòng tranh vốn không nhiều, cho đến hiện tại chỉ có thể đi theo hướng đánh nhanh thắng nhanh, cố gắng khống chế chu kỳ xuất nhập hàng hóa trong vòng ba tháng, chậm nhất không quá nửa năm.
Còn đối với đồ cổ thư họa, chỉ có thể ngồi đợi khách hàng đến cửa hoặc nhờ đồng nghiệp trong ngành tiến cử lẫn nhau, không thể tổ chức triển lãm kết hợp quảng cáo giống như tác phẩm của lớp họa sĩ trẻ.
"Chủy Vũ!"
Diệp Linh gọi cô một tiếng, kéo suy nghĩ của cô về lại thực tại.
"Đang băn khoăn chuyện gì vậy?"
Ôn Chủy Vũ do dự, cô không biết có nên chia sẻ suy nghĩ của mình với Diệp Linh hay không. Diệp Linh mua tranh không thành, còn cô lại ngồi đây nghĩ đến việc kinh doanh của mình, nói ra thì khá ngượng ngùng. Nhưng nói về kinh doanh thì Diệp Linh lại là một chuyên gia, hơn nữa hai người còn là đối tác của nhau, vì vậy cô có thể thảo luận với Diệp Linh về ý tưởng hoặc quan điểm của mình.
Diệp Linh rót cho Ôn Chủy Vũ một tách trà, kiên nhẫn đợi cô suy nghĩ xong.
Ôn Chủy Vũ có chút chần chừ.
"Chuyện mua tranh của giám đốc Diệp vừa rồi bất ngờ đem lại cho tôi một cảm hứng. Tôi nghĩ phòng tranh của chúng ta có thể mở rộng kinh doanh sang các sản phẩm thư họa cổ, hướng tới nhóm khách hàng cao cấp đang có nhu cầu. Tuy nhiên việc này đòi hỏi một lượng vốn lớn để duy trì dòng tiền luân chuyển, hơn nữa rất có khả năng gây ra tình trạng ứ đọng vốn do kém thanh khoản."
"Khi dòng tiền gặp vấn đề, em có thể tìm cách huy động đầu tư hoặc gom vốn. Nếu có thể kiếm được lợi nhuận, cộng thêm rủi ro thấp, thì không lo không tìm được nhà đầu tư. Công việc kinh doanh thư họa cổ này phải làm như thế nào, tôi nghĩ cụ Ôn sẽ cho em lời khuyên tốt hơn tôi."
Khóe miệng Diệp Linh lộ ra ý cười, nàng ta tiếp tục góp ý: "Chủy Vũ có thể thử thêm cách thứ ba."
Ôn Chủy Vũ hoang mang nhìn nàng ta.
"Đúng lúc tôi đây cũng có nhu cầu mua thư họa cổ, muốn nhờ giám đốc Ôn giúp tôi tìm một tác phẩm của họa gia nổi tiếng thời Đường – Tống."
Ôn Chủy Vũ hiểu ý của Diệp Linh. Trong trường hợp thiếu vốn, nàng ta muốn phòng tranh triển khai dịch vụ ủy thác hoặc môi giới trung gian. Có điều chuyện Diệp Linh nhờ cô làm, cô nghe xong chỉ muốn hỏi nàng ta một câu: "Giám đốc Diệp không đùa đấy chứ?"
Cô biết Diệp Linh thực sự muốn mua tranh nhưng vẫn chưa mua được.
Ôn Chủy Vũ vốn nghĩ Diệp Linh đã chuẩn bị sẵn một món quà mừng thọ khác phòng khi không mua được tranh, giống như tình huống hiện tại.
Cô thấy biểu cảm của Diệp Linh, quả thực là muốn mua tranh. Ôn Chủy Vũ nghĩ ngợi một hồi, cảm thấy bản thân có thể giúp Diệp Linh chuyện này. Cô quay sang xác nhận lại với Diệp Linh, hỏi xem nàng ta có thực sự cần mua tranh gấp hay không.
Diệp Linh gật đầu, nói: "Ông cụ yêu thích cổ phong, có đam mê sưu tầm sách cổ và thư họa."
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!