Tượng của cô Sử được làm bằng gỗ, cao chừng năm mươi centimet. Lai lịch của nàng ta được khắc chi chít trên tấm bia đá phía sau, gần như bằng với kích thước bức tượng.
Trên bia đá sử dụng ngôn ngữ rất bình dân, dễ hiểu. Sử Tương Tương chỉ mới đọc qua phần đầu đã kích động bình luận một tràng dài, lúc này mới quay lại đọc kỹ càng.
Sử Tương Tương khinh thường nói: "Loại văn phong "bạch miêu" này thì khác gì so với tôi chứ?".
Đoạn Viên Viên tiếp lời: "Chính vì vậy mà rất nhiều người hoài nghi về những bức tượng trong chùa Độ Nhân, cho rằng đây là "lịch sử giả" do nhà họ Ninh tự biên tự diễn". Nói đến đây, nàng bỗng khựng lại, bởi vì hiện tại bên cạnh còn có một người họ Ninh. Nói như vậy thật là bất lịch sự.
Ninh Tuyên không nghe rõ Đoạn Viên Viên nói gì, nhưng cũng đoán được đại khái. Trên mặt hắn ta không có chút tức giận, thậm chí còn bình tĩnh tiếp lời: "Giáo sư của tôi từng nói, những ghi chép này hợp lại rất giống một cuốn nhật ký của người hiện đại. Giống như có một cô gái xuyên không về thời cổ, sau đó ghi chép lại những gì mà cô ấy nhìn thấy".
Hắn ta nhìn xung quanh, thản nhiên nói: "Thật là hoang đường!".
Ngay cả người nhà họ Ninh cũng không tin, Đoạn Viên Viên nhất thời không biết nên nói gì.
Nhưng cho dù là câu chuyện hư cấu, thì nội dung cũng đủ khiến người ta phẫn nộ.
Trên bia đá có ghi chép, gia đình cô Sử kinh doanh trà. Bà nội cô Sử sau khi nuôi chết mấy đứa cháu, lại muốn nuôi nốt ca ca của nàng ta. Cha mẹ cô Sử chỉ có một đứa con trai độc nhất, đương nhiên không đồng ý.
Lúc này, cô Sử lần đầu tiên thể hiện sự "sáng suốt" khác thường, nàng ta đứng ra nói: "Con nguyện ý thay ca ca chăm sóc bà nội".
Đọc đến đây, Đoạn Viên Viên nhíu mày. Nàng không cho rằng một đứa trẻ bốn, năm tuổi có thể nói ra những lời lẽ thấu tình đạt lý như vậy. Điều này hoàn toàn trái ngược với bản tính của con người.
"Cô Sử" này giống như một bóng ma được người ta cố ý tạo ra.
Dù sao thì, cô Sử cũng lớn lên trong một gia đình hòa thuận. Cháu gái hiếu thảo, đương nhiên bà nội yêu thương.
Bà cụ không nỡ để cháu gái gả đi xa, nên đã tìm cho nàng ta một người con rể có thể gánh vác gia nghiệp trong số những người làm công cho gia đình, thay thế cho cháu trai đang tuổi ăn học.
Mọi chuyện bắt đầu từ đây.
Sau khi ca ca của cô Sử – Sử Nhị Lang thi đậu, hắn ta liền đường đường chính chính tiếp quản gia nghiệp. Việc đầu tiên mà hắn ta làm sau khi trở về chính là đuổi người con rể xuất thân thấp hèn kia ra khỏi nhà, sau đó muốn tìm cho cô Sử một mối hôn sự tốt hơn.
Lúc này, cô Sử lại một lần nữa thể hiện sự "sáng suốt", nàng ta nói: "Xuất giá tòng phu", hiện tại nàng ta đã là người của người ta, sao có thể ở lại nhà, gả cho người khác?
Cô Sử lo lắng xuất thân thấp hèn của chồng sẽ khiến ca ca mất mặt, bèn thu dọn đồ đạc, cùng chồng ra ngoài sinh sống.
Quả là một người phụ nữ tiết hạnh! Đoạn Viên Viên không khỏi cảm thán.
Sử Nhị Lang rõ ràng cũng rất cảm động, hắn ta đã thay đổi hộ tịch cho người con rể kia, cho hắn ta một căn nhà nhỏ trong thành, đồng thời chu cấp cho cha mẹ, anh em của hắn ta.
Nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang. Không bao lâu sau, quân sĩ nổi loạn. Lúc đó, Sử Nhị Lang đang uống rượu ở ngoại ô, không kịp chạy về. Cả nhà người con rể kia đều tưởng rằng hắn ta đã chết ở ngoài thành. Vì muốn bảo vệ mọi người, cô Sử xinh đẹp đã xung phong, tình nguyện hi sinh bản thân.
Cả nhà người con rể kia đều khóc lóc, cầu xin nàng ta ở lại, nhưng cô Sử nhất quyết không đồng ý. Nàng ta đã bán mình cho con trai của thủ thành – Vu Cẩu Nhi với giá một ngàn đồng, sau đó để chồng mang theo người nhà và toàn bộ tài sản trốn về quê sinh sống.
Thấy cô Sử xinh đẹp, ăn nói dịu dàng, khéo léo, Vu Cẩu Nhi thường xuyên hỏi han lai lịch của nàng ta. Nhưng cô Sử chỉ im lặng ngồi may vá, giấu nhẹm chuyện mình họ Sử.
Trong thành ngày càng loạn, Vu Cẩu Nhi nhận được lệnh đi dẹp loạn. Hắn ta muốn đưa vợ cả về quê, đoàn tụ cùng gia đình.
Cô Sử còn trẻ, lại có nhan sắc, trên đường đi rất dễ gặp nguy hiểm. Vu Cẩu Nhi liền nảy sinh ý định bán nàng ta đi. Trùng hợp thay, cô Sử được bán cho Ninh lão nhị – người vừa mới mất vợ.
Ninh lão nhị nhận ra cô Sử là em gái họ của mình. Sau khi nghe nàng ta kể chuyện, hắn ta rất cảm động trước tấm lòng vị tha của cô Sử, bèn bỏ ra hai mươi lượng bạc chuộc nàng ta về, đối xử rất tốt. Chờ đến khi thành cửa mở ra, Ninh lão nhị liền đưa cô Sử về nhà họ Sử.
Gia đình họ Sử là gia tộc giàu có, danh giá ở địa phương. Chuyện cô Sử trong vòng nửa tháng mà đã hai lần bị bán đi khiến cho nhà họ Sử bẽ mặt. Nhưng người nhà họ Sử lại rất bao dung với nàng ta, cha mẹ cô Sử nói đây là lỗi tại thời thế, không phải lỗi của nàng ta. Sau đó, Sử Nhị Lang nghi ngờ người con rể kia đã lừa gạt, ép buộc cô Sử tái giá, bèn đến nha môn kiện hắn ta tội bán vợ.
Cả nhà người con rể kia đều bị bắt. Hắn ta bị đánh một trăm trượng, Sử Nhị Lang cũng thu hồi lại căn nhà đã cho. Người con rể bị đánh đến da tróc thịt bong, lê lết đến miếu Thành Hoàng nương thân.
Còn cô Sử hai mươi ba tuổi cũng được đưa trở về nhà họ Sử. Vì muốn minh oan cho chồng, bảo vệ thanh danh cho gia tộc, nàng ta đã có một quyết định "sáng suốt" nhất trong đời.
"Cô Sử "thản nhiên" tự sát".
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!