Chương 45: Ngoại truyện Năm tháng nào ta lỡ bước nhau

Năm thứ hai đại học, Chung Khi có tên trong danh sách sinh viên trao đổi sang Australia.

Trước đó anh không tìm hiểu kỹ lắm về chương trình trao đổi sinh, cũng không dồn hết tâm trí vào việc này, có điều vì thành tích ưu tú, nên cơ hội sang Australia đến tay anh khá dễ dàng.

Trước đây khi còn học Cao trung, Chung Khi chưa từng nghĩ sẽ có lúc anh ra nước ngoài học tập.

Cuộc sống luôn có những việc biến cố xảy ra, nằm ngoài dự tính của chúng ta.

Chung Khi mất nửa năm để thi IELTS.

Thực ra Ngữ văn và Anh văn trước nay vốn không phải điểm mạnh của anh. Cho dù Sơ trung hay Cao trung, điểm thi môn Ngữ văn và Anh văn của Chung Khi luôn thấp hơn các môn còn lại. Giống như các nam sinh khác, anh thích tụ tập với đám bạn trên sân bóng rổ hơn. Nhưng đương nhiên, đã là học sinh thì vẫn phải làm những việc học sinh nên làm, giờ lên lớp lên anh vẫn chăm chú nghe giảng, trước khi thi vẫn mở sách vở ôn tập những kiến thức trọng tâm.

Là một người Trung Quốc, từ nhỏ Chung Khi đã cảm nhận được sự hấp dẫn vô hạn của tiếng Trung, câu từ đẹp đẽ mà thâm thúy, sâu sắc. Có thể vì lý do từ nhỏ đã tiếp xúc với ngôn ngữ mẹ đẻ, ngữ pháp và tư duy tiếng Trung đã thấm vào những tế bào của anh, giống như từng hơi thở bắt rễ sâu trong anh. Vì vậy mặc dù Ngữ văn chưa bao giờ là môn học sở trường của anh, anh vẫn rất chăm chú nghe giảng bài. Có lẽ chính vì nguyên nhân này mà suốt quãng thời gian Cao trung, giáo viên môn Ngữ văn đều có ấn tượng rất tốt về anh.

Thỉnh thoảng gặp may khi đi thi, hoặc được giáo viên chấm bài nới tay, Chung Khi hoàn toàn có thể bước vào top đầu học sinh toàn khối. Lên lớp 12, dù là trường hợp xấu nhất xảy ra, anh cũng chưa từng rời khỏi top 30, hơn nữa những lần thi thử trước kỳ thi Cao khảo, Chung Khi đều có tên trong top 15 toàn thành phố.

Thế nhưng đúng vào hôm diễn ra kỳ thi Cao khảo cực kỳ quan trọng, môn Ngữ văn của anh lại hỏng bét. 

Thế giới này rất công bằng, không phải lúc nào vận may cũng ở mãi bên cạnh một người.

Chung Khi từng rất trào phúng nghĩ rằng, có lẽ ông trời cảm thấy những ngày tháng trước đây của anh quá thuận lợi suôn sẻ, cho nên trong kỳ nghỉ hè lớp 12 đã bắt anh phải trải nghiệm đủ mọi việc.

Sau khi điểm thi Cao khảo được công bố, anh không hề bất ngờ đón nhận kết quả nguyện vọng một Bắc đại giờ đây giống như người dưng lướt qua đời mình.

Cũng mùa hè năm ấy, bà ngoại đã nuôi anh từ khi mới hai tuổi đến tận năm chín tuổi đột ngột qua đời.

Khi Chung Khi còn rất nhỏ, bố mẹ đều bận công việc nên giao anh cho bà ngoại chăm sóc.

Bà ngoại anh là một người rất giản dị, thuần phát, từ trên người bà có thể cảm nhận được những nét đẹp truyền thống của một phụ nữ Trung Quốc.

Cậu nhóc Chung Khi ngày ấy giống như những đứa trẻ cùng trang lứa khác vô cùng tinh nghịch hiếu động, mỗi ngày đều lê la theo bạn bè đi chơi, có điều cho dù vui đến mức nào, cũng chưa từng quên lời dặn dò của bà ngoại, chỉ cần đến giờ cơm, cậu sẽ tạm biệt bạn bè ngoan ngoãn về nhà.

Anh sống với bà ngoại bảy năm, đến năm học lớp 3 bố mẹ mới đón anh về. Sau này lên trung học, Chung Khi vẫn thường nhớ về quãng thời gian chỉ có hai bà cháu với nhau. Mỗi năm vào kỳ nghỉ đông, anh và bố mẹ đều cùng nhau về thăm bà.

Thế nhưng bây giờ, bà ngoại đã không còn nữa.

Cuộc sống ở đại học vô cùng tự do. Trong khuôn viên trường rộng lớn, cho dù muốn làm bất cứ điều gì cũng không phải là việc khó khăn, có điều nơi Chung Khi thích đến nhất vẫn là sân bóng, anh thích cảm giác được thả lỏng bản thân tự do chạy trên sân và cảm giác khi quả bóng trong tay chuẩn xác bay vào rổ. Không thể đếm được bao nhiêu buổi chiều, anh cùng các nam sinh khác quần nhau trên sân bóng người đầy mồ hôi, cho đến tận khi mặt trời khuất về bên kia núi.

Ánh mắt của Chung Khi nhìn theo quỹ đạo hình vòng cung hoàn hảo quả bóng vạch ra giữa không trung trước khi rơi vào rổ, không hiểu sao đột nhiên lại nhớ đến những năm tháng Cao trung trước đây.

Thời gian trước khi anh sang Australia ngày càng rút ngắn lại, một tuần trước khi đi, Chung Khi không cẩn thận làm mất chiếc điện thoại Nokia mua hồi kỳ nghỉ đông năm thứ nhất.

Điện thoại kia là số ở Quảng Châu, khi ấy anh đã về thành phố N, lại sắp sửa ra nước ngoài, cho nên anh chỉ báo mất, cũng không làm lại thẻ sim mới.

Có lẽ trong cái rủi có cái may, điều may mắn duy nhất chính là, hai ngày trước anh vừa chuyển toàn bộ dữ liệu từ di động sang máy tính xách tay mới mua.

Xem ra ông trời vẫn còn rất ưu ái với anh.

Chung Khi nói với bạn bè trên QQ việc mình sắp phải ra nước ngoài. Đối với những người bạn không có trên QQ, hiển nhiên anh chẳng có cách nào thông báo được. Dù sao, đợi nghỉ hè anh về nước sẽ liên lạc lại – suy cho cùng một năm sẽ trôi qua rất nhanh. 

Chỉ là không ngờ anh ở lại Australia tận năm năm trời.

Khi vừa đặt chân đến Queensland, Chung Khi có phần không quen.

Australia là một quốc gia ngập tràn ánh nắng, ấn tượng đầu tiên nơi này dành cho anh là những ngôi nhà nhỏ và bầu trời xanh với mây trắng bồng bềnh.

Không giống với sự ồn ào náo nhiệt trong nước, thành phố nơi anh theo học là nơi đất rộng người thưa.

Cho dù Australia và Trung Quốc nằm ở hai lục địa khác nhau, nhưng điều này tuyệt đối không làm ảnh hưởng quyết tâm băng rừng vượt biển đến sinh sống và định cư tại đại lục này của những thế hệ con cháu Viêm Hoàng, những gương mặt châu Á có thể nhìn thấy ở khắp nơi, đi trên phố bất cứ lúc nào cũng có thể gặp được một người gốc Hoa. 

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!