Vừa nghe nhắc đến tên húy Dương Huyền Cảm, sắc mặt lão quản gia liền biến đổi.
"Ưng Dương Phủ quân cách Ung Khâu không xa, có lẽ sẽ đi qua Dương Cố, Nhị lang quân tuyệt đối không được tỏ ra có liên quan đến người này, kẻo rước đại họa vào thân."
Tôn quản gia hết sức cẩn thận dè dặt, nhưng Tào Thừa Duẫn lại chẳng hề kiêng dè: "Hôn quân chưa từ bỏ ý định đánh Liêu Đông, loạn cục đã thành hình. Tần thất kỳ lộc, thiên hạ cộng trục chi." (Nhà Tần mất hươu, thiên hạ cùng đuổi bắt
- ý chỉ thiên hạ đại loạn, quần hùng tranh đoạt.)
Hùng tâm trỗi dậy giữa thời loạn, có thể thành thanh kiếm vút tận mây xanh. Lão quản gia không dám dội gáo nước lạnh vào chí lớn của chủ nhà, đành phải lựa lời nói khác:
"Anh hùng thiên hạ nhiều như cá diếc qua sông. Dưới chân núi Trường Bạch, Tri Thế Lang giương cờ làm rung động bốn bể, nhưng Trương Tu Đà đánh bại hắn hai lần, một trận thua ở Đại Sơn, trận thứ hai thua ở Chương Khâu, tích lũy công trạng đã thành trụ cột vững chắc. Tứ đại môn phiệt lẽ nào không nhìn thấu điều đó?
Vậy mà họ không muốn làm chim đầu đàn hứng mũi chịu sào, chỉ ngấm ngầm tranh đấu, chờ đợi thời cơ."
Câu này Tào Thừa Duẫn nghe lọt tai, bởi chưởng môn Hoa Sơn phái của bọn họ, Vi Tiết, cũng nói như vậy.
Hắn không tranh luận thêm nữa.
Hắn lại liếc nhìn xe ngựa của Thái Bình đạo, hạ giọng hỏi: "Võ công người này thế nào?"
Câu hỏi này thì đúng là làm khó Tôn quản gia rồi, lão lắc đầu:
"Thái Bình đạo trước nay hành sự luôn kín đáo. Giác Ngộ Tử Thiên sư từng hội kiến rất nhiều hào kiệt giang hồ tại Phu Tử sơn, là bậc tiền bối cao nhân. Đây lại là đệ tử tâm đắc của lão, chắc chắn có chỗ bất phàm."
Tào Thừa Duẫn theo học chưởng môn Hoa Sơn đã lâu, tự nhiên mang trong mình một luồng ngạo khí.
"Chưởng môn bản phái cũng là cao thủ một phương, tuyệt không kém cạnh Thái Bình Thiên sư. Vị cao đồ này, chưa chắc đã thắng nổi ta."
"Ấy..."
Tôn quản gia cười nhẹ: "Khách đến nhà là khách quý, Nhị lang quân là chủ nhà, hà tất phải tranh cao thấp với khách làm gì?"
"Cũng phải," Tào Thừa Duẫn nói, "Hôm nay là tiệc mừng thọ ông nội, không thể làm mất mặt ông cụ được."
Chỉ trong một tuần trà, họ đã đến Bát Đấu miếu.
Trong miếu này chỉ có một tấm bia đá, được dựng lên để tưởng nhớ Tào Thực. Bởi vì lời nói của Tạ Linh Vận thời Nam Triều ca ngợi tài năng của ông chiếm tám đấu trong một thạch của thiên hạ, nên mới có tên Bát Đấu miếu.
Tổ tiên Tào phủ vốn không mang họ Tào, vì từng chịu ơn của Tào Tử Kiến nên mới đổi sang họ Tào. Đến đời này, lão thái gia nhà họ Tào vô cùng coi trọng ân tình cũ.
Vì thế toàn bộ Bát Đấu miếu đã được trùng tu lại.
Đi qua ngôi miếu, tiến thêm một đoạn nữa chính là Tào phủ.
Chu Dịch nhìn thấy một dãy xe ngựa dài đỗ san sát, rõ ràng khách đến chúc mừng cực kỳ đông.
Có Tôn quản gia dẫn đường, xe ngựa của Thái Bình đạo được chạy thẳng vào sân lớn trong phủ, lại có người hầu lanh lợi được cử đến trông coi, hết sức cẩn trọng.
"Giờ lành sắp đến, lão thái gia đang tiếp khách mừng."
Tôn quản gia cười hỏi: "Có cần tôi chuẩn bị những gì không ạ?"
"Không cần," Chu Dịch nghịch một chiếc gương treo trên tay, "Đến giờ thì dẫn đường cho ta là được."
"Vậy mời ngài nghỉ tạm trong chốc lát."
Lão nói xong liền vẫy tay ra ngoài, lập tức có người bưng trà thơm và hoa quả đặt lên bàn đá trong phương đình.
Tôn quản gia rời đi, Chu Dịch nhìn ngó xung quanh.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!