Ngày thứ ba sau Lập Xuân.
Trời rét nàng Bân, vùng đất Trung Nguyên lại đổ một trận tuyết.
Phu Tử sơn như khoác tấm lụa trắng, bậc đá xuống núi phủ một lớp băng mỏng. Lúc Chu Dịch cầm chổi tre xuống đến chân núi, nơi đầu núi phía đông, một vầng dương nhợt nhạt vừa vặn xé tan sương mù nhô lên.
"Tuyết xuân báo hiệu năm được mùa, điềm lành đấy."
Giác Ngộ Tử vừa ngắm cảnh tuyết vừa thả lỏng dây cương trong tay, con ngựa già bên cạnh liền vươn dài cổ, gặm những mầm mạch non tơ đang nhú xanh nơi tuyết còn sót lại lốm đốm.
Chu Dịch nhìn sư phụ râu tóc bạc trắng, lên tiếng khuyên:
"Trời gió tuyết thế này, sư phụ hãy ở lại thêm vài hôm rồi hẵng đi."
"Chọn ngày không bằng gặp ngày, chi bằng đi ngay hôm nay," Giác Ngộ Tử vuốt chòm râu dài, "Ta là người giang hồ, ngại gì đường xa. Đạo trường giao lại cho con."
Lão đạo trưởng lên ngựa, quay đầu nhìn Chu Dịch, "Ba đứa các con đều do ta nhặt về từ trong đống người chết, cũng nhờ chút hư danh này mới bảo vệ được các con chu toàn.
Nhớ kỹ,
Người ở chốn giang hồ, danh tiếng là do chính mình tạo dựng."
Chu Dịch chắp tay vái: "Đệ tử hiểu rồi."
"Về đi."
Tiếng vó ngựa vang lên, Giác Ngộ Tử phóng khoáng cười một tiếng.
Thái Bình đông sơn tiễn sư phụ,
Trên tuyết chỉ còn dấu vó ngựa.
Chẳng mấy chốc, Chu Dịch chỉ còn thấy dấu móng ngựa in trên tuyết kéo dài về phía xa, trong ánh bình minh dịu nhẹ đã không còn tìm thấy bóng lưng sư phụ nữa.
Cậu vác chổi tre, cùng mấy tín khách đến sớm leo núi trở về.
Chuyện lão Thiên sư Thái Bình đạo ra ngoài thăm bạn bè không gây ra xáo trộn gì lớn. Chu Dịch mỗi ngày đều chăm chỉ luyện nội công, đọc kinh sách, hễ rảnh lại đến phòng luyện công xem xét các công quyết mà đạo trường thu thập được.
Tuy rằng đa phần đều là ngoại công và một số kỹ năng quyền cước côn pháp thô thiển.
Nhưng ở thế giới này, đừng nói tới những người luyện công bằng cách quán tưởng sông lớn núi cao, ngay cả những võ nhân luyện hạ thừa công phu cứng rắn cũng không thể xem thường.
Ví dụ như ở võ lâm phương Nam có một người tên Bao Nhượng, môn Thiết Bố Sam hắn luyện chỉ được xem là hạ thừa ngoại công. Nhưng hắn chuyên tâm khổ luyện, dựa vào mấy chục năm tích lũy mà luyện thành một thân "Hoành Luyện Cương", không hề thua kém thượng thừa nội gia chân khí.
Thế là trở thành cao thủ nhất lưu, được đặt danh hiệu Đại Lực Thần.
Công phu lưu truyền trên giang hồ rất nhiều, lại thêm những người tự tìm ra lối đi riêng, khiến cho các loại cao thủ xuất hiện tầng tầng lớp lớp.
Với quan niệm "biết nhiều nghề chẳng bao giờ thừa", Chu Dịch hễ rảnh là lại chui vào nghiên cứu.
Năm ngày sau khi Giác Ngộ Tử vân du xuống núi.
Giờ Thìn, trước cổng núi của Thái Bình đạo trường có một vị đạo trưởng trẻ tuổi vô cùng tuấn tú lịch lãm đứng chờ.
Người đó đầu đội Hỗn Nguyên cân, mình khoác đạo bào màu vàng kiểu Trực chuyết, chân đi giày gai, sau lưng đeo một thanh kiếm gỗ đào bị sét đánh.
Lúc này nếu một tay cầm kiếm, một tay rung chuông, Chu Dịch cảm thấy mình có thể đến Xa Trì quốc lập đàn cầu mưa rồi.
Bộ dạng này của cậu khá giống Hổ Lực Đại Tiên lúc cầu mưa.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!