Không giống như Chu thị, khi tổ mẫu nói ra câu này giọng điệu không khác bình thường là bao, cũng không có vẻ phấn khởi gì hết.
Nhưng nếu nói có gì khác thường không, thì điều Tiểu Kiều thấy được là con mắt duy nhất của bà lấp lánh, toả ra thần thái như kiêu hãnh.
Anh hùng hay kiêu hùng (*) tạo nên thời loạn, mà thời loạn cũng tạo nên những anh hùng và kiêu hùng mới.
(*) Kiêu hùng: kẻ ngang ngược, có dã tâm.
Tổ mẫu Ngụy Thiệu đúng là có quyền kiêu hãnh, có tôn tử mới hai mươi tuổi đã làm chúa tể một phương như Ngụy Thiệu, Tiểu Kiều thầm nghĩ, huống chi hắn còn đánh chiếm được Tấn Dương nữa. Theo ý nghĩa quân sự, thì Tấn Dương không chỉ là một tòa thành, mà Tấn Dương về tay Ngụy Thiệu cũng không chỉ mang ý nghĩa là hắn chân chính thống nhất phương Bắc, trở thành bá chủ toàn phương Bắc
- mà quan trọng nhất là hắn nắm trong tay bảo địa quốc gia
- hai vựa lúa lớn nhất đất nước này.
Có đầy đủ lương thảo trong tay mới là bảo đảm lớn nhất cho mưu đồ thống nhất Trung Nguyên ngày sau. Phụ tử Trần thị sở hữu bảo địa, cuối cùng lại làm đệm lưng cho người khác, cũng chỉ đành trách mình vô năng.
Ác mộng về tương lai vẫn luôn ám ảnh nàng từ ngày đầu tiên đến thế giới này, theo nữ nhân tên Tô Nga Hoàng xuất hiện cùng với việc Ngụy Thiệu thống nhất phương Bắc, thì mọi chuyện đang đi theo đúng quỹ đạo, từng bước từng bước trở thành hiện thực.
Nếu không có gì bất ngờ xảy ra, thì trượng phu Ngụy Thiệu của nàng cuối cùng vẫn xưng đế.
Suy luận như thế không chỉ dựa vào cơn ác mộng kia, hay là chuyện thiên mệnh huyền diệu khó hiểu, mà từ sau khi đến Ngụy gia, nàng có thể thấy trên người nam tử tên Ngụy Thiệu này dã tâm bừng bừng, nghị lực mãnh liệt, cao cao tự đại cùng với sự kiên cường hiếm có.
Một nam nhân như thế, trong thời loạn có thể đánh Nam dẹp Bắc để đi đến bước cuối cùng chắc chắn không phải do may mắn.
Thế nên Tiểu Kiều khó tránh khỏi nghi hoặc. Kiếp này thê tử của Ngụy Thiệu không còn là Đại Kiều nữa. Còn Tô nữ đột nhiên xuất hiện trước mặt mình khi đến Trung Sơn kia, sau này có theo quỹ đạo kiếp trước như trong giấc mơ của nàng, cuối cùng sóng vai bên hắn, trở thành đôi đế hậu khai quốc?
Những gì nàng biết ở kiếp trước chỉ là sau khi Ngụy Thiệu xưng đế, Đại Kiều tự sát, Tô nữ thành hoàng hậu, Lưu Diễm bị phá thành mà thôi.
Nàng bỗng nhiên rất muốn biết, người tên Ngụy Thiệu kiếp trước sau khi đã mãn nguyện xưng đế, nắm tay người hắn yêu thương, đồng thời hoàn toàn hủy Kiều gia mà hắn hận thấu xương tủy, có khi nào chợt nhớ đến nữ nhân đáng thương bị hắn ghẻ lạnh một đời, đến khi chết rồi vẫn không được vào lăng tẩm Ngụy gia? Khi nhớ đến nàng có bao giờ hắn mang theo chút hổ thẹn hay thương hại?
Mà kết cục cuối cùng của hắn, sẽ ra sao?
...
(Tiếp đây là những chuyện xảy ra ở kiếp trước)
Ba tháng trước đại quân Ngụy Thiệu đánh vào Lạc Dương, phá cửa hoàng cung Chu Tước, phế bỏ Hán đế, Hạnh Tốn tự xưng là Nam đế bị vây bắt, cuối cùng bỏ mạng ở Bắc cung.
Bắc cung lửa cháy rợp trời suốt ba ngày ba đêm mới lặng.
Nửa tháng sau Ngụy Thiệu lễ bái Bắc Giao, thông cáo đăng cơ với thiên hạ, thành lập nước Yên.
Năm đó hắn mới ngoài ba mươi, trở thành chủ nhân mới của đế đô Lạc Dương hoa lệ.
Hắn lập tông miếu xã tắc, tỉnh đài ty viện, thưởng công phạt tội, nhưng vị trí ở hậu cung vẫn chưa rõ ràng.
Hậu cung của hắn bây giờ chỉ có hai nữ nhân.
Một là Đại Kiều, thê tử hắn cưới mười năm trước.
Một người khác là sủng cơ Tô nữ đã theo hắn nhiều năm.
Nhiều năm trước hắn đã thống nhất phương Bắc, bấy giờ Trung Nguyên kể cả Lạc Dương quân phản loạn lớn nhỏ đều bị tiêu diệt, còn một số ít cá lọt lưới, nhưng bọn chúng chỉ thoi thóp ngắc ngoải nên hắn chẳng bận tâm.
Chỉ có duy nhất một vùng đất hắn quan tâm mà chưa thu vào tay được
- chính là Ung (một châu trong 9 châu ngày xưa, vùng Thiểm Tây TQ).
Hai năm trước, để chống đối Hạnh Tốn lạm quyền mà một số thần tử tận trung với Hán thất đã nghênh tiếp Lang Gia vương Thế tử Lưu Diễm tới Ung châu, lập nên một triều đình nhà Hán khác, đặt đô tại Ung châu.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!