Chương 39: (Vô Đề)

Ngụy Thiệu đang ngồi ngay ngắn trên giường nhỏ ở phía sau bàn trà. Bàn trà bên tay trái có mấy cuốn thẻ tre xếp chồng chất thành đống, dù các cuốn đều đã được tháo ra, nhưng cuộn lại vẫn y nguyên như trước. Bên tay phải hắn là cây trường kiếm đặt ngang. Trong tay Ngụy Thiệu bây giờ cũng là một cuốn thẻ tre lớn, nghe tiếng bước chân của Tiểu Kiều đi vào, hắn khẽ ngước mắt nhìn lên.

Tiểu Kiều đi thẳng tới trước mặt, hơi khom người chào, sau đó nàng chẳng nói năng gì đã leo lên giường nhỏ, ngồi quỳ chân đối diện bên bàn trà của hắn, hai người đối mặt với nhau chỉ cách một cái án cỏn con.

Hình như Ngụy Thiệu hơi rùng mình, nhìn nàng một cái.

Tiểu Kiều nói: "Phu quân, sáng nay thiếp tới chỗ tổ mẫu đã biết được chuyện Thạch Ấp và Duyện Châu. Thiếp cũng biết bá phụ thiếp mở lời xin chàng gửi viện binh. Ngoài ra, bá phụ cũng có viết thư nhà cho thiếp, nói thiếp đi tới gặp phu quân nói đôi lời. Thiếp biết ở trước mặt chàng thiếp chẳng có mặt mũi để nói những chuyện này. Nhưng đừng nói tới việc bá phụ đã mở lời, dù không có thư của bá phụ đi chăng nữa, thiếp cũng sẽ tới gặp phu quân ngay lập tức.

Vừa rồi ở nhà, thiếp đợi mãi cũng không thấy chàng về, sợ phu quân có việc phải xuất chinh, vì thế thiếp mới mạo muội chạy tới nha môn, nếu có chỗ nào không thích đáng, kính xin phu quân thứ lỗi".

Ngụy Thiệu hỏi: "Nàng tìm ta có việc cần nói sao?"

Tiểu Kiều nhìn thẳng vào mắt hắn: "Thiếp tìm phu quân đương nhiên là để xin chàng trợ lực cứu Duyện Châu, đuổi binh tai Tiết Thái".

Ngụy Thiệu cười cười, đặt cuộn thẻ tre ở trong tay xuống án, từ từ ngồi thẳng dậy: "Phụ nhân há có thể nói chuyện này? Hơn nữa nàng dựa vào cái gì để nói ta trợ lực giúp Duyện Châu hóa giải binh tai".

Trong giọng nói của hắn ẩn chứa ý chê cười vô tình để lộ mà Tiểu Kiều đã thành quen.

Nàng cúi mắt đáp: "Thiếp biết thiếp thấp cổ bé họng. Huống hồ hai nhà Kiều Ngụy còn có mối ân oán năm xưa. Năm đó công công và đại bá hi sinh, Kiều gia nhà thiếp không thoát khỏi quan hệ. Bá phụ cố ý gả thiếp đến đây muốn xin được làm thân, chẳng qua chỉ như bịp mắt bắt gà, tự dối gạt mình mà thôi".

Ngụy Thiệu híp mắt: "Đã vậy rồi nàng còn nói làm gì?"

Tiểu Kiều từ từ ngước mắt lên: "Thiếp cũng biết, sở dĩ năm ngoái phu quân cưới thiếp chẳng qua chỉ là nghe theo lời trưởng giả. Thiếp không dám đòi hỏi phu quân bỏ qua mối thù phụ huynh đó. Nhưng nếu hai nhà Kiều Ngụy đã kết thông gia, trong mắt thế nhân đó cũng là minh ước. Bây giờ Kiều gia gặp nguy nan, nếu phu quân ngồi yên không để ý có phải là phụ minh ước đó. Huống hồ Ngụy gia mạnh mà Kiều gia thì yếu. Mất Duyện Châu cũng sẽ tổn hại tới danh dự của phu quân".

Ngụy Thiệu không lên tiếng, im lặng không tỏ rõ ý gì.

Tiểu Kiều ngừng lại hít một hơi: "Đông Hải sâu thẳm lại trùng khơi, là nhờ trăm sông cùng chảy tới, Ngũ Nhạc[1] tuy vóc cao vời vợi, cũng không tránh được vướng bụi đời[2]. Thiếp biết phu quân chí lớn sánh cửu thiên, cũng có khả năng chống trời vượt biển. Nói tới Ngụy gia U Châu khắp thiên hạ này không người nào không biết. Danh tiếng chống quân xâm lược của Ngụy gia cũng là độc nhất vô nhị, ba bốn đời họ Ngụy vẫn tiếp tục kế thừa, đến bây giờ truyền tới tay phu quân càng không thể để mất uy danh của tổ tiên. Lần này Duyện Châu gặp nạn, nếu phu quân có thể rộng lượng tới cứu viện, khiến quân dân Duyện Châu đội ơn đội nghĩa, người trong thiên hạ cũng sẽ ca tụng tấm lòng bao la rộng lượng của phu quân".

[1] Ngũ Nhạc: năm ngọn núi lớn tiêu biểu ở TQ, Đông nhạc Thái Sơn, Tây nhạc Hoa Sơn, Nam nhạc Hành Sơn, Bắc nhạc Hằng Sơn và Trung nhạc Tung Sơn.

[2] Trích trong bài thơ: [Muốn đi du hành nam sơn] trích trong [Tào Thực tuyển tập]. Bốn câu thơ được trích: ...

- Bản chuyển ngữ do Tặc Gia phóng bút =))))))

Ngụy Thiệu nở nụ cười: "Còn nếu ta không cứu thì sẽ trở thành kẻ lòng dạ hẹp hòi hay sao? Ta không hề để ý đến những hư danh này. Thắng làm vua thua làm giặc, đạo lý này mà nàng còn không hiểu?"

Tiểu Kiều lắc đầu, thành khẩn nói: "Thiếp không có ý đó. Nếu phu quân không cứu, thiếp đoán cũng không phải hoàn toàn là vì thù cũ của tổ phụ. Sáng sớm nay thiếp có nghe tổ mẫu nói việc này, một trăm năm mươi ngàn binh mã Tịnh Châu đang tiến về Thạch Ấp, phu quân phải nghênh địch chính diện, có lẽ không thể chia binh lực để lo việc Duyện Châu".

Ngụy Thiệu nhìn nàng.

"Thiếp chỉ là nữ tử nơi khuê các, kiến thức cũng không nhiều. Nhưng lần này là việc có liên quan đến sinh tử Duyện Châu, thiếp mới cả gan trình bày với phu quân một kế sách có thể giúp Duyện Châu thoát hiểm nguy, nếu phu quân thấy được thì cũng không cần tách nhiều binh lắm đâu, không biết phu quân có cho phép thiếp nói được không?"

Dường như Ngụy Thiệu hơi ngẩn ra, lông mày khẽ nhảy lên một cái.

"Nói ta nghe xem". Giọng điệu của hắn mang theo phần hờ hững.

"Lúc thiếp còn trong khuê các ở Đông Quận, nghe nói ở vùng sông Hoài này, ngoài Tiết Thái Từ Châu ra, thứ sử Hoài Nam Dương Châu Dương Tín còn có tiếng hơn nhiều. Thiết Thái và Dương Tín vì tranh đất tranh dân mà xưa nay trở mặt. Nếu Trần Tường có thể kết liên minh với Tiết Thái nhờ gả Lương Bạch đi, xúi hắn tấn công Duyện Châu, thì liệu ta có thể liên kết với Dương Tín đi chinh phạt Từ Châu? Một khi Từ Châu nguy cấp, nhất định Tiết Thái sẽ phải tự lui binh.

Chỉ cần để Dương Tín xuất binh, dù lương thực tiền của tốn bao nhiêu, dù khoảng cách giữa hai nhà chênh lệch, thiếp cũng tin bá phụ phụ thân thiếp có thể kiếm đủ để trả bù, không cần phu quân tốn một đồng nào cả. Lúc đầu khi thiếp xuất giá, người nhà đã chuẩn bị hồi môn cho thiếp, mặc dù chỉ như muối bỏ bể, nhưng thiếp cũng nguyện lòng đưa ra".

Vẻ mặt Ngụy Thiệu hơi biển đổi nhưng lại không nói gì.

"Nếu thiếp có thể nghĩ ra được cách "Vây Ngụy cứu Triệu"[3] này, thì thiếp tin phu nhân cũng có thể nghĩ đến. Thiếp biết nói thì dễ bắt tay vào làm mới khó khăn. Muốn Dương Tín thảo phạt Từ Châu cũng chính là bảo hắn trở thành kẻ địch với Trần Tường. Trần Tường thế lớn, dù Dương Tín tham tài nhưng chưa chắc đã chịu đắc tội với Trần Tường vì Lương Bạch. Thuyết phục được Dương Tín mới là điều khó khăn.

Thiếp biết khắp thiên hạ này chỉ có phu quân mới là người có uy có thể làm Dương Tín suy nghĩ lại".

[3] Vây Ngụy cứu Triệu: năm 353 trước công nguyên, nước Nguỵ vây đánh kinh đô Hàm Đan của nước Triệu. Nước Tề phái ĐiềnKỵ dẫn quân đi cứu Triệu. Điền Kỵ dùng kế sách của quân sư Tôn Tẫn. Nhân khi nước Nguỵ không phòng bị kéo quân đi đánhNguỵ, quân Nguỵ phải trở về bảo vệ đất nước, quân Tề thừa lúc quân Nguỵ mệt nhọc đã đánh bại quân Nguỵ tại Quế Lăng, do đó nước Triệu cũng được giải vây.

Sau này dùng câu 'vây Nguỵ cứu Triệu' để làm phương pháp tác chiến.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!