Chương 20: (Vô Đề)

Chuyển ngữ: Mèo lang thang

Phủ đệ Ngụy gia ở đây vừa có sự nguy nga khí khái của thế gia đại tộc phương Bắc, vừa được kiến thiết theo lối Công Hầu. Cửa lớn mở ba gian, bên trên là mái nhà lối Hiết Sơn [1] tầng tầng lớp lớp, bên dưới là nền đá cẩm thạch vững chắc, xà nhà mô phỏng theo hoa văn Quỳ Long làm điểm chính, trước cửa là một đôi nộ sư bằng đồng thau cao ngang ngửa nửa người.

Tiền đường rộng lớn, hậu trạch phân chia bằng tường viện, sân viện nằm chính giữa, bố cục tổng thể vừa thoáng đãng lại vô cùng sáng sủa.

[1] Hiết Sơn: một dạng kiến trúc mái cổ của Trung Quốc. Hiết S ơn c òn gọi là Cửu Tích vì có 9 đường mái (1 chính tích, 4 thùy tích, 4 thang tích).

Người có địa vị tối cao ở Ngụy Gia như vậy chắc chắn chính là người đang ở Vô Chung thành lúc này

- Từ phu nhân. Cư của Từ phu nhân ở hướng chính bắc, lúc này không người ở. Mẹ Ngụy Thiệu Chung thị ở phía đông, Tiểu Kiểu được sắp xếp ở Tây Phòng.

Tây Phòng được gọi là "Phòng", thực ra là một sân viện độc lập không nhỏ, qua hai ngưỡng cửa, đi qua sân lớn và sương phòng trái phải hai bên, cuối cùng mới tới nơi riêng tư nhất là phòng ngủ, nhĩ phòng sân vườn, tất cả đều đầy đủ.

Tỳ nữ ở Tây Phòng có khoảng chừng mười người, bây giờ đều ra ngoài cửa lớn quỳ nghênh đón Tiểu Kiều, cung kính gọi nàng một tiếng Nữ Quân.

Mặc dù lần này trở về không báo trước, nhưng phòng trong phòng ngoài đều sạch sẽ ngăn nắp, bên trong phòng ngủ không vương một hạt bụi.

Từ nay về sau, Tiểu Kiều sẽ phải sinh sống lâu dài ở nơi này.

Khi Xuân Nương sắp xếp hành trang cùng thị nữ, Tiểu Kiều đã để ý thấy trong phòng có mấy bộ quần áo đàn ông và một số vật dụng hàng ngày.

Xem ra trước nay khi Ngụy Thiệu ở nhà, ngày thường hắn cũng ở tại đây.

Khi còn ở Tín Đô, ngay trước mặt Chung bà bà, Ngụy Thiệu đã công khai ở riêng với mình, không hề có ý muốn che giấu, có thể thấy hắn hoàn toàn không quan tâm tới việc người nhà sẽ nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ vợ chồng giữa hai người bọn họ. Hơn nữa hắn vẫn luôn tỏ rõ thái độ khinh thường trước sau như một với Tiểu Kiều, theo nàng suy đoán, có lẽ Ngụy Thiệu cũng không muốn miễn cưỡng ở chung một phòng với nàng đâu.

Việc này đối với một "Nữ Quân" mới tân hôn chưa lâu như nàng mà nói đương nhiên là một sự nhục nhã, chờ tới ngày mai, chắc chắn nàng sẽ thành đề tài bàn tán của nô bộc trên dưới Ngụy Gia.

Cây có vỏ cây, người có mặt mũi. Cây không có vỏ thì không sao sống được, người không mặt mũi, mặc dù không thể nào chết được nhưng cũng quá khó nhìn.

Tiểu Kiều cũng chỉ là một người phàm tục mà thôi. Vừa mới tới đây, nào có ai mong muốn chỉ sau một đêm đã trở thành trò cười trong mắt của kẻ khác. Nếu có thể ngẩng cao đầu kiêu ngạo mà sống, cho dù có khổ cực đến mấy nàng cũng thấy vui hơn.

Nhưng những chuyện thế này không phải tự nàng có thể giải quyết được. Có lẽ Ngụy Thiệu chỉ hận không thể xem nàng như con ruồi mà đập chết đi thôi, đỡ cản trở tầm nhìn của hắn, cho nên nàng cũng chỉ có thể cố hết sức tránh xa.

May mà nàng cũng rất có mắt nhìn, không tự mình đâm đầu vào ngõ cụt, có lẽ đây cũng là ưu điểm lớn nhất của Tiểu Kiều.

Cho nên nàng cố ý lên tiếng dặn dò Xuân Nương, sắp xếp gọn gàng những vật dụng còn để lại của Ngụy Thiệu sang một bên, chờ hắn phái người tới lấy.....

Sau khi Ngụy Thiệu ném nàng cho quản sự, suốt cả một ngày đều không thấy tăm hơi.

Chủ nhân Ngụy Gia làm sao có thể có cảm tình gì với nữ nhi nhà họ Kiều cho được. Kẻ hầu người hạ cũng không khác là bao. Nhưng không bao gồm tất cả những kẻ hầu người hạ.

Cho dù tiền không mua được lòng người, nhưng để khiến người ta mở miệng, cũng không phải khó khăn.

Ban đầu khi còn ở Tín Đô, phần lớn hạ nhân trong Tín Cung đều là người địa phương, họ không biết về chuyện của Ngư Dương Ngụy Gia. Mấy hạ nhân đi theo Chung bà bà thì đều sợ bà ấy, nói chuyện còn ấp a ấp úng, nói gì tới việc hỏi được chuyện gì đây. Sau khi đến nơi này thu xếp ổn thỏa rồi, dựa vào bản lĩnh biết nhìn người của Xuân Nương được tôi luyện từ khi bà còn ở Kiều Gia, rất nhanh sau đó đã hỏi han tường tận rất nhiều chuyện liên quan tới Ngụy Gia và Chu phu nhân từ một nô tỳ tên là Bính Nữ.

Chuyện thông gia đương thời, hôn nhân chú trọng là môn đăng hộ đối, nhất là thế gia đại tộc càng coi trọng chuyện này. Cho nên so sánh với Ngụy Gia, nhà mẹ đẻ của Chu phu nhân có xuất thân thấp hèn, ban đầu phụ thân của bà chỉ là một Đô Bưu [2] tại Trác Quận, sau này đầu quân, nhờ có công trạng mà được thăng lên tới chức Lang Tương, được tổ phụ Ngụy Thiệu trọng dụng, trong một lần tác chiến, ông cản cho tổ phụ Ngụy Thiệu một mũi tên, nhằm đúng nơi yếu hại, không thể chữa trị được. Tổ phụ Ngụy Thiệu áy náy lại càng thêm cảm kích, thấy Chu gia có một nữ nhi, tuổi tác và diện mạo cũng tương đương với trưởng tử Ngụy Kinh của mình, ông bè đưa sính lễ cưới vào cửa làm thê.

[2] Đô Bưu: người chuyển thư

Sau khi Chu thị vào Ngụy gia thì sinh hai con trai. Con trai trưởng Ngụy Bảo, tự Bá Công, con trai thứ Ngụy Thiệu, tự là Trọng Lân. Mười năm trước bất hạnh mất cùng lúc cả chồng và con trai trưởng, Chu thị đau đớn, mãi không thể thoát ra khỏi đả kích, sau đó không biết sao lại tiếp xúc bà mo, một mực hết lòng tin tưởng.

Thái độ của Từ phu nhân đối với Chu thị vẫn luôn luôn không lạnh không nóng. Chu thị cũng có phần sợ hãi đối với bà mẫu [mẹ chồng] đến từ Trung Sơn quốc này, bà mẫu nàng dâu cũng không hề gần gũi. Mấy năm gần đây, từ khi Ngụy Thiệu hoàn toàn chưởng quân, Từ phu nhân không quản sự gì nhiều, một năm có đến hơn nửa thời gian đều ở lại Vô Chung cư, chỉ còn mình Chu thị trông coi đại trạch ở Ngư Dương.

Bên cạnh Chu thị có nuôi một cô gái mười tám tuổi còn chưa xuất giá, tên là Trịnh Sở Ngọc, là cháu ngoại gái của Chu thị. Trịnh phụ từng là Ti Nông [3], bất hạnh chết sớm, nàng trở thành bé gái mồ côi đến sống nương nhờ dì. Mấy năm trước bà mo bói quẻ, nói Trịnh Sở Ngọc là cát nhân của Chu thị, có nàng ta bên cạnh, Chu thị có thể tị hung xu cát, vừa đúng lúc ấy Chu thị đang mắc bệnh, Trịnh Sở Ngọc chăm sóc ngày đêm bà mới dần bình phục, sau khi khỏi hẳn bèn tin tưởng tiên đoán không một chút nghi ngờ, đối với nàng ta càng vô cùng yêu mến. Do xuất thân của Trịnh Sở Ngọc không tương xứng, bà muốn con trai mình nạp nàng ta làm thiếp. Chỉ là không biết tại làm sao, Ngụy Thiệu cứ chần chừ không thu nạp. Hai năm này Chu thị vẫn một mực giữ Trịnh Sở Ngọc cạnh bên mình, đối xử đãi ngộ đều y hệt như cơ thiếp của Ngụy Thiệu, gia nhân cũng gọi nàng ta một tiếng Trịnh mỹ nhân.

[3] Ti Nông: quan trông coi nông nghiệp

"Nữ Quân, người đoán xem vì sao Ngụy Hầu đã hơn hai mươi tuổi còn rề rà chưa chịu lấy vợ? Ngoài cô Trịnh mỹ nhân này, thật ra trước đó vẫn còn có một người..."

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!