Thời tiết ấm lên sau tuyết là cái rét khó chịu đựng nhất. Giữa hè, cứ cách bốn giờ, chúng tiểu hoàng môn sẽ đổ nước đá xuống lớp gạch kép dưới sàn cung thất giúp phòng ốc mát rượi sảng khoái, sau khi vào đông thì đổi thành đổ nước nóng. Hôm nay có sứ thần Ni Hoa La Ba Nam Na Yết đến yết kiến nên trong điện còn dụng tâm đặt thêm vài lò than tinh xảo, cả sảnh đường ấm áp như giữa xuân.
Tiểu hoàng môn cảm nhận được rõ ràng một dòng mồ hôi nóng hổi ngoằn ngoèo chảy xuống, ấy vậy mà Ba Nam Na Yết vẫn ôm khư khư lò sưởi tay của y như ôm một lớp sương dày, "Nếu quân vương quý quốc không bằng lòng hạ mình cùng trò chuyện thì cứ đường đường chính chính cự tuyệt tiếp kiến tiểu thần là được, tuyên triệu trước rồi ơ hờ sau như thế chẳng lẽ là khinh Ni Hoa La chúng tôi nước nhỏ thế yếu?"
Ni Hoa La khí hậu ấm áp, lãnh thổ bao la, đậu và lúa mạch một năm ba mùa, có các nước Tích Phủ, Thổ Hỏa Lỗ là chư hầu mà sứ thần lại tự xưng nước nhỏ thế yếu, giọng điệu đã gần như là châm chọc. Mồ hôi nóng túa đẫm người tiểu hoàng môn nhất thời muốn đóng băng. Trong suốt nửa giờ vừa rồi, cậu ta chỉ sợ mình đối đáp không chu toàn gây ra tai vạ nên từ đầu chí cuối chỉ vâng vâng dạ dạ ứng phó, bây giờ e là không thể ứng phó nổi nữa rồi.
Đương sốt ruột thì bỗng nghe thấy tiếng bước chân từ sau bình phong ngọc tọa trong điện vọng tới, lập tức cả mừng nhướng mày.
Ba Nam Na Yết cũng hơi nguôi giận, đứng dậy chỉnh trang áo mũ.
Bóng người vòng ra từ sau bình phong lại khiến chủ khách lang trung đang đón tiếp sứ thần thoắt chốc biến sắc. Ba Nam Na Yết trông thấy một người đàn ông phong tư cao quý mặt mày tao nhã, tuy ăn bận kiểu hoạn quan nhưng lại khiến người ta không khỏi kính nể chú ý. Chủ khách lang trung thì nhìn không chớp mắt vào lệnh bài người đàn ông đeo bên hông. Lệnh bài ngọc tủy tua tím vàng khắc hoa văn khổng tước hoa lệ, rõ ràng là phẩm cấp đại thần chính nhất vị.
Tôn vinh như vậy, trong hoạn quan không nghĩ ra được người thứ hai.
Đông thú hôm qua là lần *****ên trong suốt mười bốn năm nay tổng quản Phượng Đình nội cung Phương Chư hiện thân trước mặt quần thần. Vị nội thần quyền thế hiển hách trong truyền thuyết ấy khoác áo lông cừu tía dày nặng, mũ trùm che khuất hơn già nửa khuôn mặt, dẫu từng cởi bỏ áo lông chồn trong ưng thú nhưng cũng chỉ trong có một khắc, mãi đến tận lúc này, chủ khách lang trung mới được chiêm ngưỡng rõ dung mạo tay quyền thần này.
Trong lửa than đốt trong lò đồng có lẫn tô hợp hương và huân lục hương, hương thơm dễ chịu, gạch sàn trong xanh thấm ra hơi nóng ấm áp, loáng thoáng mang hơi thở mùa xuân, ấy vậy nhưng sống lưng chủ khách lang trung lại xộc thẳng lên một luồng giá rét thấu xương không thể ngăn chặn. Chủ khách lang trung tuổi gần lục tuần đã từng gặp mặt thiếu niên anh tuấn hay chạy theo Trọng Húc trong thời Đế Tu mấy lần – đại thế tử Thanh Hải công.
Phương Chư chắp tay thi lễ, nói: "Xin hãy đợi thêm chốc lát, hoàng thượng sẽ tới ngay sau đây."
Trong ống tay áo gấm trơn xanh lục, vết thương mới trên mu bàn tay phải đặc biệt gây chú ý.
"Khỏi cần, trẫm đến rồi." Sau bình phong vọng tới giọng nói sáng sủa như chuông khánh.
Sứ thần Ni Hoa La tới thăm không hề khua chiêng gióng trống, lễ nghi yết kiến cũng hết sức giản lược. Vì không phải trường hợp nghi điển nên Đế Húc chỉ ăn mặc kiểu thường phục, để biểu thị thận trọng vẫn chọn một tấm áo hoa văn sóng nước thêu mười hai con rồng đứng. Nghi trượng chỉ gồm mười hai cung nhân, mười hai nội thần, duy có một võ quan thiếu niên nhắm mắt theo đuôi bám sát bên Đế Húc là đặc biệt nổi bật trong đám người.
Thiếu niên đó mặt mũi xán lạn, eo như thắt lụa, sắc mặt lại nghiêm nghị chẳng mảy may tương xứng với tuổi hoa tươi đẹp của cậu chàng.
Vị hoàng đế Đại Trưng này đã chơi bời phóng túng mười bốn năm nay nhưng quốc gia của y quá to lớn tinh vi, dẫu mặc kệ không quản, nó cũng có thể tự tổ chức chính mình, cầm cự thật nhiều năm. Định mức các loại thuế khóa thu cống tăng lên từng năm, tựa như nhạc sư từng chút kéo căng dây đàn thăm dò xem nhạc khí có thể phát ra âm cao đến mức nào, Đế Húc cũng thăm dò cực hạn mà thứ dân có thể chịu đựng được như chơi một trò đùa quái đản.
Trung Châu phong phú quặng vàng, luyện kim tinh túy nhưng lưu thông ngoài phố chợ đa phần vẫn là bạc và đồng, quá nửa số lượng vàng đều cất trong quốc khố, không thấy ánh mặt trời. Dù vậy, vàng trong thiên hạ vẫn có đến bảy tám phần mười xuất xứ từ Đại Trưng. Thiên Hưởng năm thứ mười ba, ngân lượng địa phương nộp vào quốc khố rốt cuộc cũng hết chỗ cất chứa, bèn nghĩ cách đổi thành vàng ròng với các nước phương nam, khiến giá vàng nhất thời tăng vọt, chót vót không hạ, thương nhân Tây Lục tới tấp mang thật nhiều vàng đi thuyền từ Lôi Châu chạy đến đế đô, người Đông Lục gọi là kim khách. Tuy các nước láng giềng đã đặt rất nhiều quan ải ở hải cảng nhưng vẫn không cách nào khống chế dòng vàng chảy vào Đại Trưng.
Mùa hè năm nay, đến vàng quốc khố Đại Trưng cũng chẳng có chỗ cất, ti khố giám dâng tấu xin mở rộng nhà kho, Đế Húc liếc sơ, ngự bút châu phê, từ nay về sau miễn thuế mười năm, lệnh lấy một nửa tiền của trong quốc khố ra dùng vào tu bổ đê đập và kho lương các nơi, chủ sự ti khố giám bất tỉnh giữa triều, Đế Húc cười chê: "Keo kiệt. Có vào không ra, thần giữ của đó hả." Chỉ trong vỏn vẹn nửa cuối tháng Bảy, lượng vàng chảy ra từ quốc khố đã đạt bằng một phần ba số lượng vàng lưu thông trong nước.
Mấy ngày đầu, các nước láng giềng còn vui vẻ chắc mẩm giá vàng sắp quay về như thường, ai ngờ vàng nhanh chóng trượt giá, năm Thiên Hưởng thứ mười ba, tỉ giá đã là năm mươi hai lượng bạc đổi một lượng vàng, vẫn một đường lao dốc, trước sau không có dấu hiệu dừng lại. Giá vàng các nước vừa ăn được về quốc khố đảo mắt đã giảm mạnh, trên phố chợ còn xuất hiện chuyện hoang đường hai mươi bảy lượng bạc đổi một lượng vàng. Mười mấy quốc gia ở Tây Lục và Nam Cương cứ như vậy mất đi một nửa tiền bạc, lòng dân phấp phỏng, dư luận phố phường già trẻ gái trai đều phẫn nộ khôn nguôi.
Khi ấy, kim khách Tây Lục vẫn nườm nượp vào kinh, nhận được tin tức, ai mới đi nửa đường thì lập tức quay đầu vòng về, những kim khách khác không cam lòng bán rẻ vàng thu mua giá cao ban đầu, dứt khoát mua nhà ở tôi tớ trong đế đô, định bụng chờ giá vàng tăng trở lại. Song, cũng có không ít người Tây Lục nóng lòng bán vàng đi, thương nhân Đông Lục thừa cơ ra sức đè giá, khiến họ thua lỗ nặng.
Những kim khách nóng lòng bán vàng đó quá nửa là ban đầu đã cầm cố gia sản tại cố hương, vay nặng lãi để đầu cơ, thu mua vàng đến Đông Lục buôn bán, nhưng số vàng thấp thỏm hãi hùng bảo toàn suốt một đường nay đã rẻ đến cái giá xưa nay không có, mắt thấy không cách nào về quê trả nợ đúng hạn, tuyệt vọng khôn xiết. Trong vòng mấy tháng, lên phố đế đô đập vào mắt chỉ toàn là kim khách Tây Lục ngồi một mình lo suông, cũng không thiếu người tự sát. Sứ thần các nước đều đã triệu tập người thân của họ, chuẩn bị lên đường đi Thiên Khải.
Các nước Tây Lục vẫn đang trong mùa đông, không thể tới ngay, Ni Hoa La ở phía nam, sứ thần cũng đến sớm nhất, trên danh nghĩa là xử lí sự vụ an táng cho kiều bào, yết kiến Đế Húc, nhưng thực chất cũng ngầm có ý hưng sư vấn tội.
Đế Húc ngậm nụ cười lạnh lùng hàm súc, nhìn Ba Nam Na Yết hùng hồn lý luận, từ đầu đến cuối không nói một câu.
Đầu gối cong gập trong áo bào của chủ khách lang trung run lẩy bẩy. Húc vương thiếu niên kiệm lời ít nói, minh mẫn quả đoán năm xưa tại sao lại trở nên đáng sợ như vậy? Đế Húc không có hứng thú xâm lược nước láng giềng, cũng chưa từng nghe nói có động tĩnh gì về mặt lương thảo binh lính, cướp bóc của nước khác như vậy không phải để mở rộng lãnh thổ mà chỉ là đùa vui một trận – coi thiên hạ là chậu bùn, coi thứ dân là sâu kiến, coi công quỹ là tiền cược – trò đùa này mới xa xỉ làm sao!
Mà cái người tay nắm cỏ chọi (*) kia thì dẫu có chơi đến hăng say thích thú cũng chưa từng ngửa mặt cười dài, chỉ không nói một câu cứ thế thưởng thức sóng gió ba thước trong chậu.
(*) Chọi cỏ
"Ba Nam Na Yết đại nhân, trẫm nghe nói quý quốc tôn giao nhân là thần tiên bảo hộ hàng hải, điềm lành tuyệt thế, giống như rồng trời trong truyền thuyết nước ta, có phải vậy không?" Giọng nam trong trẻo như thủy tinh va chạm, cơ hồ rộ lên tiếng vọng trong điện.
Ba Nam Na Yết không ngờ Đế Húc yên lặng hồi lâu, đến lúc mở miệng lại hỏi một câu như vậy, trong sự hồ nghi, chỉ đành qua quýt đáp một tiếng: "Vâng."
"Đại nhân từng trông thấy giao nhân bao giờ chưa?"
"Chưa ạ."
"Vậy, đợi đến sau lập xuân khi thượng sứ các nước tề tụ ở Thiên Khải, mời đại nhân tới cung cùng thưởng lãm giao nhân."
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!