Chương 49: Đêm Trừ Tịch

Minh Vân Kiến không vạch trần ý định "từng bước tiến tới" của Chúc Chiếu, hai người cũng không bàn sâu thêm về đề tài ấy.

Minh Vân Kiến trông như người không tranh đoạt, hòa nhã với mọi người, gặp người thuận mắt thì trò chuyện nhiều đôi câu, không thuận mắt thì lặng lẽ bỏ qua. Chúc Chiếu cho rằng, tuy hắn không nắm quyền thực, cũng chưa từng tranh đoạt vì mình điều gì, nhưng không có nghĩa trong lòng hắn không có một cán cân. Trên cán cân ấy, không hẳn chỉ có quyền thế, nhưng uy danh tất chiếm một phần.

Cùng là huynh đệ của tiên đế, nay Thánh Thượng có bốn vị hoàng thúc, Nhung Thân vương thậm chí có thể xưng là Nhiếp chính vương, một tay nắm giữ nửa giang sơn. Ngoại trừ Tán Thân vương và Hiền Thân vương thân phận có thể ngang hàng, không ai sánh bằng ông ta.

Minh Vân Kiến là người địa vị thấp nhất, quyền thế nhỏ nhất, cũng ít ai để tâm đến nhất trong bốn huynh đệ ấy.

Đôi khi ẩn thân không phải là khuyết điểm, mà là ưu thế trong thời cuộc hỗn loạn, bởi không ai chú ý đến, nên hành sự cũng ít bị dòm ngó.

Ban đầu Chúc Chiếu cũng nghĩ Minh Vân Kiến ở kinh đô là để cầu an nhàn, nhưng hắn có thực tài thực học, sẽ chẳng mãi âm thầm vô danh. Trong lòng nàng nghĩ, Minh Vân Kiến không cầu an nhàn, e là cầu yên ổn.

An nhàn và yên ổn, khác biệt rất lớn.

Sáng sớm hôm sau, Minh Vân Kiến dẫn theo Chúc Chiếu và đoàn người rời khỏi Bác thành. Khi hắn rời đi, Chu Liên vì chuyện phát hiện trại lính tư tại núi Tỉnh Châu mà bận rộn suốt đêm không ngủ, hai bên chỉ kịp chạm mặt nhau trước cửa dịch quán, chào hỏi sơ qua rồi mỗi người một ngả.

Vào dịp cuối năm được nghỉ lễ, hoàng đế không thượng triều, Minh Vân Kiến có trở về trong vài ngày cũng chẳng ích gì, nên hắn quyết định thong thả lên đường.

Chưa tới nửa đường, đã là đêm trừ tịch.

Trường Tuyên thành nằm gần Giang Nam, được mệnh danh là thủy hương đệ nhất. Cảnh trí vườn tược ở đây nổi danh, nghe nói phần lớn lan hoa trong Lan Cảnh Các của Văn Vương phủ đều xuất xứ từ Trường Tuyên thành.

Trường Tuyên thành được thiên nhiên ôn nhu nuôi dưỡng, phong thổ nhân tình nơi đây khác hẳn phần còn lại của Đại Chu. Bất kể nam nữ đều văn nhã lịch sự, ăn nói ôn hòa nhỏ nhẹ, đến cả người nóng tính cũng chẳng dám nổi giận khi đặt chân đến nơi này.

Quan lại không thích chốn này, bởi Trường Tuyên thành không mấy giàu có, thương nhân ở đây cũng chẳng hề thổi giá, hàng hóa đều thực dụng. Nhưng người giang hồ lại rất thích, một là cảnh đẹp hữu tình, hai là đây thực sự là đô thành an nhàn, người người hành xử không vội không gấp, chú trọng hưởng thụ.

Còn một điều nữa, thanh lâu ở Trường Tuyên chiếm gần nửa, có nơi tĩnh mịch tao nhã, có nơi náo nhiệt rộn ràng, tùy theo sở thích mỗi người.

Mười cảnh đẹp nổi tiếng của Trường Tuyên, trong đó ba là thanh lâu.

Thanh lâu có lịch sử trăm năm, đình giữa hồ nơi vũ nữ múa lượn trên mặt nước, hàng mười người gẩy tỳ bà cất giọng ca thánh thót — tất cả đều là cảnh tượng đặc sắc hiếm thấy trong thành.

Minh Vân Kiến chọn dừng chân tại Trường Tuyên, nghe nói là để gặp một cố nhân giang hồ sẽ đến đây nhân dịp trừ tịch.

Ngày trước đêm trừ tịch, xe ngựa của Văn Vương phủ đã dừng trước Bạch Hạc khách ***** ở Trường Tuyên thành. Nơi này danh xứng với thực, khách ***** vô cùng rộng lớn, chiếm cả một khuôn viên to như phủ đệ một thế gia thủy hương.

Nhà cửa nơi đây khác hẳn kinh thành, không cao tầng, mỗi tòa trong viện tối đa chỉ hai tầng, nhưng từng chỗ đều tinh tế tỉ mỉ. Nhà giàu khi thuê phòng tại khách ***** đều được ở riêng một viện nhỏ vuông vức.

Trong viện khách ***** Bạch Hạc nuôi sáu, bảy con bạch hạc, thường nhàn rỗi không việc gì liền bay lên tường bên khách viện ăn quả trên cành cây.

Trong viện Chúc Chiếu ở có một cây hồng, mùa này đã không còn quả tươi, phần đã chín bị hái mang đi, phần rụng xuống đất hóa thành bùn. Trên ngọn còn khoảng hai ba chục quả treo lủng lẳng, vỏ ngoài thối rữa, nhưng bên trong vẫn ngọt mềm thơm ngon, những túi hồng teo tóp vẫn chứa đầy mật ngọt.

Khi Minh Vân Kiến và Chúc Chiếu đến nơi, đặt phòng trong ba ngày, cũng coi như cho Dạ Kỳ Quân và Đào Chi theo hầu được nghỉ tết ngoài thành, ba ngày sau mới tiếp tục hành trình hồi kinh.

Tiểu Tùng bước vào viện, lập tức nhắm đến cây hồng, hái một quả xuống. Chưa kịp ăn thì đã bóp nát hơn phân nửa trong tay.

Minh Vân Kiến nói: "Chim chóc mùa đông không có ăn, quả cây này là để lại cho chúng, không được hái nữa."

Tiểu Tùng li. ếm tay dính mật hồng, gật đầu ngoan ngoãn đáp lời.

Vừa dứt lời, Minh Vân Kiến đã thấy Chúc Chiếu ngẩng đầu nhìn lên cây hồng. Nàng nghe thấy lời hắn nói, liền rón rén bước ra xa. Đào Chi đi theo phía sau hạ váy xuống, hiển nhiên là suýt nữa thì trèo lên cây hái rồi.

Đào Chi nói: "Mai là trừ tịch, mọi năm đều do Vương gia tự tay viết câu đối, viện nhỏ của Bạch Hạc khách ***** này trông rất khá, không biết năm nay có dán câu đối ở trước cửa không ạ?"

Chúc Chiếu nghe xong, trong lòng có chút mong đợi.

Mọi năm ở trước cửa Lang Tây đều là mời tiên sinh dạy học trong trấn viết, tuy nét chữ của Từ Hoàn Oánh không tệ, nhưng nàng luôn thấy dán chữ mình viết lên cửa thì không hợp, chưa từng khoe ra bao giờ.

Minh Vân Kiến nhìn ra ý trong mắt nàng, mỉm cười: "Giấy đỏ mua về, bày bút nghiên, năm nay để Vương phi viết câu đối."

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!