Một
Năm 1958, trời vẫn cứ khô hạn, mấy tháng liền không thấy một hạt mưa, Hải Hà đã sắp cạn thấy đáy. Việc không hay thì lại đồng thời xảy ra, đến đúng ngày mười sáu tháng bảy âm lịch, tại miếu Tam Nghĩa và VươngXuyến Tràng lần lượt phát hiện hai cái xác khô, chẳng biết có phải làHạn Bạt hay không nữa, nhưng dù sao trời cũng đổ mưa to, công việc nạovét phòng chống lũ định kỳ phải ngừng hẳn lại. Quách sư phụ bảo Đinh Mão đi tìm Trương Bán Tiên và Lý Đại Lăng.
Đúng lúc vợ không có nhà, ông ta làm vằn thắn chuẩn bị rượu, đợi ba người anh em tới rồi cùng nhau ănsủi cảo uống rượu, đồng thời bàn tính về sự việc liến quan đến ngôi nhàbị ma ám.
Từ lúc hồ ly lẻn vào nhà, bức tranh tết trên bếp lò đã hủy, tronglòng Quách sư phụ cảm thấy không yên. Hai ngày trước, ông ta đã nhờngười ta vẽ một bức tranh táo quân mới, làm sủi cảo cúng rồi dán tranhlên trên tường bếp. Nhưng thực ra, ông ta làm việc đó không phải do mêtín tin vào phong thuỷ, mà bởi trong nhà không có tranh tết táo quân, cứ cảm giác thiếu mất cái gì đó.
Nghe nói có sủi cảo ăn, Trương Bán Tiên lập tức đến ngay. Hai người ngồi trước bếp lò nói chuyện phiếm.
Quách sư phụ không hề nói năng gì tới ngôi nhà bị ma ám ở kho lương, định đợi tới lúc Đinh Mão và Lý Đại Lăng đến thì mới đề cập đến. Ông tađịnh xong món sủi cảo rồi mới vào chuyện chính.
Vừa mới liếc qua bức tranh tết táo quân, Trương Bán Tiên đã giật mình kinh hãi, trên trán lấm tấm mồ hôi lạnh ngắt, quay sang hỏi Quách sưphụ: "Táo quân sao lại biến dạng như thế này?"
Quách sư phụ đáp: "Không phải tranh lúc trước đâu, bức lúc trước đãdán ở đó nhiều năm nên đã rách mất rồi, tôi vừa mới thay đổi bằng bứckhác, có gì đáng ngạc nhiên đâu."
Trương Bán Tiên lại hỏi: "Quách gia, ông cũng biết là hai ba thángchạp hàng năm táo quân lên chầu trời, nhưng cả đi và về tổng cộng là bao nhiêu ngày?"
Quách sư phụ đáp: "Thầy hỏi thế để kiểm tra kiến thức tôi đấy hả, trên bếp lò của căn nhà cấp bốn nào mà chẳng dán tranh tết, không bêntrên thì ở dưới. Chuyện về táo quân thì tôi cũng thuộc làu, cứ đến haiba tháng chạp hàng năm là ông ta lên chầu trời, ba mươi lại quay về nhà, cả đi và về khoảng bảy tám ngày. Không xác định rõ là bảy hay là támngày là bởi vì tháng chạp có tháng thiếu có tháng đủ, tháng thiếu đi mất bảy ngày, tháng đủ đi mất tám ngày."
Trương Bán Tiên bảo: "Ông chỉ biết một mà không biết hai, không phảilúc nào cũng dán tranh ông táo lên được đâu, nếu chưa đến ba mươi tết mà đã dán thì sẽ phạm vào điều kiêng kị, bát cơm của ông chắc chắn sẽ bể."
Quách sư phụ nói: "Tôi chẳng qua chỉ là một kẻ vớt xác trôi sông, cảngày làm bạn với xác chết, bát cơm như vậy bị đập bể cũng không đángtiếc."
Trương Bán Tiên lại nói: "Bát cơm bị đập bể thì không nói làm gì, không đáng vì điều đó mà phát sầu, nhưng còn một điều phạm húy khácnghiêm trọng hơn nhiều. Quách gia, tôi lại hỏi ông, khi táo quân lênchầu trời đi theo cửa trước hay là cửa sau?"
Quách sư phụ đáp: "Bán Tiên thầy hỏi đi đâu thế, hỏi vậy ngang vớiđánh đố tôi rồi. Tôi nào có biết táo quân đi theo cửa trước hay là cửasau."
Trương Bán Tiên nói: "Tôi không hỏi đánh đố đâu, có nguồn cơn cả đấy."
Quách sư phụ ngạc nhiên: "Như thế mà cũng có nguồn cơn sao? Vậy thầythử nói xem, táo quên lên chầu trời bằng cửa trước hay cửa sau?"
Trương Bán Tiên nói: "Táo quân chẳng đi theo cửa nào cả, bởi vì cửanào cũng có thần canh cửa. Cửa trước là Tần Quỳnh Tần Thúc Bảo ôm songgiản, cửa sau là Uất Trì Kính Đức cầm roi đồng, nếu cửa trước cửa sauđều có thần coi giữ, vậy thì cả hai đều không phải là lối đi của táoquân. Táo quân sẽ chui vào trong lòng bếp, mồi lửa tạo ra khói xanh, rồi theo làn khói đó lên trời."
Quách sư phụ thử hình dung lại: "Đúng là có chuyện như vậy thật!. Những chi tiết vụn vặt như thế này, không ai có thể tinh thông hơnTrương Bán Tiên, nhưng vấn đề táo quân đi theo cửa nào thì có liên quangì đến tôi?"
Trương Bán Tiên bảo: "Táo quân theo khói bay lên trời, cho nên hìnhvẽ của ngài trong bức tranh phải ứng với chiều khói bay lên, ông lại dán bức tranh tết bị lệch đi, thế chẳng phải là chặn đường ông táo haysao?"
Nghe Trương Bán Tiên nói vậy, Quách sư phụ nhìn lại bức vẽ, quả thậtlà hơi lệch, dù nghĩ nát óc cũng không hiểu trong đó bao hàm vấn đề gì, nhưng nhất định không phải điềm may.
Vừa rồi Trương Bán Tiên đã nhìn ra điềm xấu, lại hỏi Quách sư phụ dán bức tranh tết lên vào giờ nào. Chân đứng theo bát quái, tính toán chính xác phương vị, anh ta nhắm mắt lại bấm ngón tay suy tính, đột nhiên lớn tiếng hô "Hỏng rồi!!!".
Hai
Quách sư phụ và Trương Bán Tiên đang nói chuyện về bức tranh tết dánkhông cân xứng, hễ là điều gì vượt quá lẽ thường thì luôn luôn là điềmgở.
Âm vang câu nói còn chưa dứt, Đinh Mão đã xộc vào bảo Quách sư phụ: "Lý Đại Lăng đã xảy ra chuyện!"
Sau giải phóng, ban đầu Lý Đại Lăng đến nhà ga làm bốc vác, năm ngoại lại đi làm muối ở Ninh Hà. Công việc không những nhàn nhã mà còn kiếmđược không ít. Sau khi muối kết tinh thành hạt thì cho vào bao tải, chất lên xe ngựa để chở đi. Khu vực sản xuất ra muối đương nhiên là đấtnhiễm mặn, không mưa thì còn đỡ, nếu gặp phải mưa to, bùn đất quánh lạinhư mạch nha, cứ giẫm chân xuống là bị lún chặt.
Ngày hôm đó có một xengựa chở bao tải muối bị kẹt chặt dưới bùn, Lý Đại Lăng và năm sáu người khác đẩy xe ở phía sau, nhưng dù họ đã dốc hết sức lực, bánh xe vẫnkhông chịu nhúc nhích. Trong lúc mọi người đang loay hoay tìm cách đẩyxe ngựa ra khỏi vũng bùn, nào ngờ trục xe đột ngột gãy đôi, chiếc xetrôi dần về phía sau. Thấy không ổn, Lý Đại Lăng định né tránh, nhưnghai chân dính chặt dưới bùn không sao nhấc lên được, bị bánh xe cánthẳng qua người, mất mạng ngay tại chỗ.
Người ta thường nói "Gió mưa dễ đoán, sống chết khó lường". Nghe kểlại việc đó, Quách sư phụ và Trương Bán Tiên rất lâu sau vẫn còn chưahồi phục lại. Những năm qua, mấy anh em vẫn luôn gắn bó với nhau, mốiquan hệ rất mật thiết, Lý Đại Lăng đột ngột ra đi, ai có thể không đaulòng đây?
Ba người than thở khôn nguôi. Lý Đại Lăng là một kẻ lưu manh, khôngnhà không người thân, chỉ có thể lén lút đốt thêm cho gã ít tiền vàng mã vào tam tiết lưỡng cung*.
*Còn gọi là tam tiết lưỡng thọ. Tam tiết là tết Đoan ngọ, Tết Trung thuvà Tết Nguyên đán. Lưỡng thọ là ngày sinh nhật của Khổng Tử và thày dạyhọc của mình.
Vào ban đêm, ba người Quách sư phụ không còn tâm tư ăn sủi cảo, mỗingười ngồi riêng một góc lặng lẽ cúi đầu uống rượu giải sầu. Nhưng sựviệc liên quan đến vật trong căn nhà bị ma ám ở ngõ hẻm kho lương thựcsự không phải là chuyện nhỏ, dù bấy giờ không còn Lý Đại Lăng, ba ngườihọ vẫn bắt buộc phải làm.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!