Chương 37: Anh là Người Bảo Vệ của em

"Cải chíp xanh, trong đất vàng, hai mốt tuổi, biếu sói hoang."

***

Thứ bảy tuần thứ ba của tháng 5, Cố Nghi Lạc và Bành Châu đến phòng hòa nhạc của trường để xem buổi biểu diễn của một nghệ sĩ violin nổi tiếng, Lư Tiêu Địch và Tưởng Du cùng dàn nhạc của họ đệm đàn trên sân khấu.

Cố Nghi Lạc vừa nghe vừa gõ ngón tay lên lan can, thính giả vỗ tay nhiệt liệt, Bành Châu hỏi cậu: "Sau này mở buổi biểu diễn ở đây được không? Bọn tớ đệm đàn miễn phí cho cậu."

"Biểu diễn cá nhân?" Cố Nghi Lạc sững sờ, "Thôi quên đi, đến lúc đó không có ai đến nghe thì dở, ở nhà kéo đàn một mình vậy."

"Dù sao cũng là người đoạt giải thưởng quốc tế," Bành Châu chỉ tiếc rèn sắt không thành thép, "Cầu tiến chút được không hả?"

"Tưởng Du cũng từng nhận giải thưởng quốc tế, cậu thấy cậu ta cầu tiến không?"

Bành Châu nảy ra một ý: "Không thì hai người song tấu violin đi, bắt đầu từ thời kì baroque, tớ với đàn chị phụ trách việc tuyên truyền."

"Tớ chơi viola." Cố Nghi Lạc giả ngu, "Không biết gì về violin."

Bành Châu: …

Đây là báo ứng của việc ép bức nghệ sĩ violin chơi viola sao?

Lúc buổi biểu diễn kết thúc là chạng vạng tối, bốn người cầm theo nhạc cụ chạy hết tốc lực ra sân trường, giờ cao điểm kẹt xe nên phải chen lên tàu điện ngầm, may không đến muộn, thậm chí lúc đến nhà hàng thì còn một lúc nữa mới đến giờ khai tiệc tối.

Chỉnh xong dây đàn, Lư Tiêu Địch vung cây vĩ lên đề nghị: "Hay buổi tiếp theo chúng ta tập bài《Canon in D》đi? Ba violin một cello vừa đẹp."

(*) Canon in D (tên gốc Kanon und Gigue in D

-Dur für drei Violinen und Basso Continuo): là một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất của Johann Pachelbel. Nó được viết vào khoảng năm 1680, thời kỳ Baroque, như là một bản nhạc giao hưởng dành cho ba đàn violin và bè trầm đánh. Một khúc nhạc vô cùng quen thuộc với chúng ta, hay được sử dụng trong các lễ cưới. (linktứ tấu violin cello)

"Nghĩ sao mà lại chơi khúc nhạc đó?" Bành Châu hỏi.

"Không phải lão Lương nhà Lạc Lạc sắp về nước à?" Lư Tiêu Địch đáp, "Khúc nhạc này thích hợp nhất để dùng trong đám cưới, để Lạc Lạc chơi chính."

Tưởng Du cầm lấy bình giữ nhiệt bên cạnh lên hớp một ngụm trà cẩu kỷ: "Em thì sao cũng được, chỉ cần đàn chị không ngại lặp đi lặp lại 8 nốt nhạc từ đầu đến cuối."

Lư Tiêu Địch nâng đàn cello ngửa mặt lên trời thét dài: "Chị đã quá quen với việc làm lá xanh trong dàn nhạc rồi."

(*) Làm lá xanh (): Bắt nguồn từ câu nói: Hoa đỏ đến đâu cũng phải có lá xanh, ý nói có lá xanh làm nền thì hoa mới rực sắc được.

Cố Nghi Lạc ngượng nghịu nói: "Ai bảo em muốn kết hôn?"

Buông bình giữ nhiệt xuống, Tưởng Du lười biếng kẹp đàn lên cổ: "Vậy không tập nữa, dù sao cũng không có tính thử thách gì cả."

"Tớ có nói là không tập đâu." Cố Nghi Lạc vội đổi giọng, "Tớ cảm thấy để tránh việc chị thấy chán, có thể tập bài《Serenade In G Major》 của Mozart, trong bài này bè của cello phong phú hơn."

(*) Serenade In G Major ( Có tên tiếng Đức là Eine kleine Nachtmusik), K. 525, là một trong những tác phẩm phổ biến nhất của Wolfgang Amadeus Mozart. Được sáng tác xong ngày 10 tháng 8 năm 1787 tại Viena, nó là một trong những serenade tiêu biểu nhất của Mozart.

Serenade (hay Serenata): là một dạng tác phẩm âm nhạc nhẹ nhàng, tấu vào buổi chiều như một cách vinh danh, gửi lời ưu ái đến một người. Vì nhạc khúc này chủ ý là tấu vào buổi chiều tối nên tiếng Việt dịch là dạ khúc hay mộ khúc. Một Serenade thường có cấu trúc nhiều phong trào, khoảng từ bốn đến lên đến mười phong trào.

Bành Châu: "…. Tớ biết ngay."

Sau khi kết thúc công việc, mọi người đi tìm chỗ in nhạc phổ sau đó đi ăn lẩu.

Tranh thủ lẩu chưa lên bàn, bốn người phân công bè nhạc, hẹn ngày mai đến phòng đàn tập luyện.

Hôm nay anh rể cũng ở đây, kích động hỏi có thể sắp xếp cho anh ta một vị trí đệm đàn không, anh biết chơi bass.

Cố Nghi Lạc nói đùa hỏi: "Anh rể, có phải anh là Người Bảo Vệ của em không?"

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!