Chương 3: Hai cây đề

Đã mấy trăm năm trôi qua, hai cây đề cổ thụ vẫn đứng sừng sững ở sân chùa như báo cho biết đến tuổi tác, cái an bình trôi qua dài đằng đẵng trong lịch sử.

Chùa Aham, người già luôn miệng kể chuyện ma quỷ ở chùa này với hai cây đề, đến bây giờ người qua lại hay người Lào về du lịch viếng thăm ngôi chùa này chụp hình, ấn tượng của tâm linh hay linh hồn ma quái vẫn hiện luôn luôn trong tấm hình ban ngày hay là giữa trưa.

Cái an tĩnh im lặng của ngôi chùa mấy trăm năm, khi đi qua thấy lạnh hồn. Hai chùa này sát hàng rào nhau ở làng tôi, người làng đi chợ, đi đường tắt thì phần nhiều người sẽ đi qua chùa Visoun chứ không đi qua chùa Aham này, vì quá âm u cây cối ngó qua đã lạnh hồn rồi.

Từ hồi tôi còn nhỏ hay nghe người già cả trong làng kể chuyện ma rùng rợn ở cây đề này luôn luôn rồi đến ông thầy sư cũng kể, ngồi nghe vừa mê vừa sợ, nghe đi nghe lại quá sợ rồi nhảy vào lòng ông thầy sư ngủ luôn khi tôi còn nhỏ.

Đến khi tôi 17-18 tuổi, tan học về chiều 5 giờ thì đã tối rồi đối với thung lũng hay miền núi, ánh mặt trời khuất núi đã lâu.

Một hôm đêm 30 không có trăng, đó là ngày mạnh mẽ nhất về đường tâm linh của người Lào. Sau rạp cinêma tan 10 giờ đêm thì rất là vắng vẻ, xuôi về miền im lặng của thành phố nhỏ khi đêm đến.

Trên con đường tắt theo ngõ hẻm sau hai ngôi chùa về nhà, qua sau chùa Visoun còn đỡ vì còn ngó thấy ánh đèn chùa lọt qua bóng cây đêm mờ mờ, ngó về sau chùa Aham thì khỏi nói luôn vì tối mịt mù với những bụi chuối, cây nhót, cây dừa cao ngó như bóng người treo lơ lửng trên trời.

Tôi dạo bước đêm gần hết phạm vi chùa, xa nhà tôi chừng 40 thước rồi dừng bước và đứng sững quay mặt về phía cái cổng nhỏ để vào sau chùa Aham.

Tôi thấy một bóng bà già (ni cô) tu ở Lào mặc nguyên bộ đồ trắng, rồi đi vào cổng chùa đằng sau, tôi mới lên tiếng:

"Bà ơi, chờ con soi đèn cho, tối đen như mực sao bà thấy đường?"

Tôi ráo bước vòng theo bờ ao, bà ni cô đó không ngừng vẫn tiếp tục đi như không nghe gì cả, chỉ thấy mờ mờ màu trắng trôi đi chậm chậm trong bóng tối đen.

Tôi đến cổng thì tôi bắt đầu bật đèn pin, nhưng không may đèn pin không làm việc, hư đúng lúc, tôi lớn tiếng tiếp:

"Bà cô chờ con, đường đi không có bằng đâu, cô té hay đụng vào cây chuối đầy ở đây đó!" Không câu trả lời, vẫn tiếp tục đi thẳng ra đằng trước chùa.

Tôi ráo bước một hơi với mặt đất không bằng và lủng củng cây cối sau chùa, tôi ngẩng đầu lên ngó và dừng bước, tôi thấy bóng bà ni cô xa dần dần đã gần tới trước chùa nơi hai cây đề lớn, tôi đứng im trong bóng tối ngó.

Tôi chợt choàng tỉnh với cơn bước theo bà ni cô, đột ngột một cơn gió cụt từ đâu tới, lúc này thân thể tôi thấy lạnh tóc gáy, da gà từ đâu không biết như đầy cả đầu đến người, giờ tôi mới để ý thấy tại sao tôi ráo bước vẫn không kịp bà ni cô, mà đường đất sau chùa đâu có bằng phẳng, cây cối lại um tùm, đường đi lại quanh co theo bụi chuối.

Tôi đứng ngó bóng trắng của bà ni cô từ trước chùa cho đến cây đề cũng hơn 50 thước, bóng bà ni cô không có cao thấp theo bước chân như người mình đi bộ mà bay chậm chậm đến gốc cây đề lớn rồi ngồi xuống chắp tay lễ cây đề đó.

Lúc này, không phải hồn vía tôi lên mây như người ta nói đâu mà nó lên đầu, nó nặng không biết đường mà chạy luôn, đứng trong một nơi tối mịt mù với cây cối, tôi đứng hình một lúc lâu mới thở ra được một hơi dài và chạy về cổng mà mình mới bước vào theo ánh đèn nhà người gần đó, rồi thẳng một hơi về hướng nhà, sợ ma lần này hơi tỉnh táo.

Khi đến trước nhà, tôi ngồi ở cái bàn thở dài vài ba hơi lấy bình tĩnh trở về, tôi bật đèn pin thì đèn pin vẫn sáng chẳng có hư gì cả, tôi đi tắm và lên giường ngủ.

Sắp sửa năm mới của Lào, mấy ngôi chùa trang trải cho mới, chỉ xài vôi trắng thôi chứ không có cho sơn màu khác, bức tường đằng trước gần đường hay chùa cũng chỉ có một màu trắng bằng vôi thôi.

Hàng rào bằng xi măng cao hơn hai thước với cổng đằng trước của chùa Aham, xa hai cây đề cỡ 20 thước, bận rộn với người làng giúp chà cho sạch để sơn vôi lại, cần nhất là mấy ngày đó phải nắng mới tốt.

Tôi cũng đến giúp chùa, gốc hai cây đề là nơi trộn vôi vì nó mát mẻ và có chỗ ngồi nghỉ mệt, sô nước, thau nước lung tung ở gốc cây, tôi giúp lấy nước lấy vôi để cho người ta trộn vì mình không biết đặc hay loảng, xong rồi tôi ngồi xuống gốc cây đề chờ mấy người già làm việc gọi tôi.

Gió hiu hiu dưới gốc cây đề, hai chú tiểu cỡ 10-12 tuổi nằm ngáy khò khò khò, tôi ngồi dựa vào gốc cây đề lim dim ngủ như nghe tiếng người thì thầm thì thào nhau ở trên cây đề thẳng nơi mình đang lim dim đó.

Tôi cố hé mắt mở coi, sợ là mấy người làm việc cần tôi giúp gì đó, khi hé mắt mở coi thì vẫn im lặng chẳng ai đứng gì cả ở trước mặt mình, tôi lại nhắm mắt theo cơn gió hiu hiu tiếp.

Lần này như tiếng thì thào thì thầm trôi tới quá gần tai tôi, đôi mắt lim dim bị bắt buộc cho mở thêm một lần ngó vòng quanh.

Khi đang ngó đó thì đột ngột đôi mắt to lên hơn quả trứng ngỗng, ngồi thẳng lại hết cỡ và dựa vào cây đề luôn, ngồi đứng hình một lúc, bật đứng dậy dạo lẹ bước về phía cổng chùa nơi người đang sơn, đang làm việc để lấy cái bình tĩnh trở về mà cũng không biết nói với ai, xong vài phút thì tôi mới chậm chậm bước về gốc cây đề nơi tôi ngồi khi nãy.

Tôi ngồi xuống thấy thân thể gợn tóc gáy vừa gai ốc trong giữa buổi trưa như vậy, tôi nhắm mắt trước rồi từ từ hé mở ngó vào cái thau nước đầy mà in bóng hình của cây đề kia trong đó, coi có còn hình đầu lâu bằng xương và đầu người, còn tóc bù xù lơ lửng và đưa ra những tiếng thì thầm thì thào nhau khi nãy không, thì bỗng nhiên im lặng, thau nước ngủ im dưới bóng hai cây đề như hai chú tiểu đang ngáy khò khò theo giếng gió với tiếng lá cây ru, tôi cố gượng lại bình tĩnh và cất tiếng thở dài nói với lòng mình:

"Thôi mình hoa mắt, không có gì đâu giữa trưa mà".

Tôi không ngồi chỗ cũ nữa, qua cây đề bên kia ngồi vì không có sô nước hay thau nước gì cả, tôi ngồi dựa vào cây và trôi theo cơn mát mẻ dưới bóng cây cổ thụ ngàn năm.

Cỡ đâu nửa tiếng đồng hồ thì tôi nghe tiếng chân người phía sau cây đề dạo gót đến phía bên cánh tay phải của tôi ngồi, dừng tiếng bước chân người, bắt đầu với tiếng hỏi:

- Có gì thiếu thêm không con?

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!