Chương 23: Chuyện đời không ước gặp

Trước cửa rạp hát Cinêma bên kia đường trong năm 1979 có một tiệm bán chè, bên kia đường có hai vợ chồng và một đứa con hai tuổi, đời sống mát đẹp vui với cảnh trước rạp cinêma, người đông phố đủ đêm ngày.

Ngoài giờ học hành, tôi làm thêm chút việc trong rạp chiếu phim, trước phim chiếu buổi tối 8 giờ, tôi hay qua bên đó ngồi chơi hóng mát ngắm người đến coi phim, chủ tiệm chụp hình, bán chè hay sửa đồng hồ ngồi trò chuyện vui trước rạp hát.

Tôi còn nhỏ hơn hết mọi người, tôi còn đi học, mấy anh đã có gia đình mà mở cửa tiệm hết rồi. Cô chủ tiệm bán chè là một người hay xài đồ trang điểm có giá trị, ông chủ tiệm bán chè là thợ may, hàng ngày ông phải ra mở tiệm may đến chiều mới về, bà vợ ở nhà lo tiệm bán chè.

Từ tiệm bán chè ra chợ chỗ tiệm may thì cỡ 200 thước, nhà tôi ở giữa đường đi. Trong thời gian đó, đời sống cũng khó khăn và cũng có chuyện trộm cướp xảy ra trong thành phố, lúc đó gạo một bao (100 kg) là 24000 kíp, sau năm giải phóng đến năm 1979 giá gạo 24000 kíp là quá cao rồi.

Tôi sanh đẻ ở thành phố Luang prabang, chưa từng nghe trộm cướp, mới nghe năm đó thôi.

Một hôm còn chừng 3 ngày nữa là ngày rằm, lễ đua ghe cuối tháng 9 âm lịch của Lào, đêm thứ sáu tôi đi chơi chung với ban nhạc trường học ở làng Phanôm, hôm đó tôi muốn bệnh, tôi về sớm.

Con đường về phải đi qua cái lò thiêu người hay nghĩa trang Lào thì tôi lái xe honda vừa đến đó thì xe chết máy, tôi mới dắt bộ chừng 600 thước thì tới trước cửa rạp Cinêma, lúc đó trước 10 giờ đêm phim còn chưa tan, tôi thấy mệt vì dắt xe honda bộ về, ông chủ tiệm bán chè ngồi ở trên chiếc xe honda ngắm người qua lại, ông hay ngồi đó chờ phim tan để ngắm em gái đến coi phim rồi mới dọn tiệm đi ngủ.

Tôi cúi đầu chào nói:

- Chào anh, em mệt quá, xe chết máy dắt bộ về, em ăn bát chè giải khát đã. Lúc đó trong tiệm không có ai chỉ có mình tôi, vì sau rạp hát chiếu phim rồi là đường lối vắng tanh, thành phố quá nhỏ không có chỗ mà để cho người đi chơi đêm.

Tôi bước vào tiệm và nói:

- Cho xin một bát chè.

Cô chủ tiệm nói:

- Anh đi đâu về hôm nay? Không thấy anh ở rạp cinema.

Tôi trả lời cô chủ tiệm:

- Tôi giúp bạn chơi nhạc, thân thể thấy như bệnh và tôi về sớm lái xe qua cái lò thiêu người thì vừa đúng xe chết máy mới dắt bộ về đây nè.

Cô bán chè đứng ẵm đứa con gần hai tuổi ngó mặt tôi mỉm cười và nói:

- Ồ, anh đi qua lò thiêu nghĩa trang ban đêm mà không sợ ma, nếu vài ngày nữa nhà tôi có ai chết thì anh đến chơi và thăm nghe.

Lời nói này tôi vẫn nhớ rõ trên đời tôi tới ngày hôm nay vì cô nói xong quay lưng vào làm bát chè, tôi nghĩ câu đùa giỡn, nào ngờ đó là một cái linh tính sắp xảy ra với đời sống gia đình này.

Mấy câu chọc ghẹo lạ lùng đó, tôi ngẩng đầu lên ngó cô đi làm bát chè thì tôi thấy cô không có cái đầu trên vai. Tôi nghĩ là tôi mệt hay cảm sắp viếng thăm hay mình hoa mắt khi mệt.

Tôi ăn xong bát chè tôi nói:

- Cô tính tiền.

Khi cô đến tính tiền và thối tiền lẻ cho tôi thì tôi lại thấy cô không có cái đầu mà chỉ nghe tiếng nói thôi, cô nói:

- Đừng quên đến thăm nhà tôi nghe, nếu anh không sợ ma.

Tôi chẳng nghĩ gì nhiều, chỉ nghĩ là mình hoa mắt thôi, cũng hơi nổi da gà một chút mà không nói, tôi bước ra chào hai vợ chồng chủ tiệm và dắt chiếc xe honda về nhà ngủ.

Sáng hôm sau ngày rằm, 10 giờ sáng tôi bệnh cảm ngủ chưa dậy thì tôi nghe tiếng khóc của ông chủ tiệm ở trước nhà và gọi tôi.

Tôi chợt choàng dậy bước ra hỏi:

- Anh có gì xảy ra? Không mở tiệm may sao? Hôm rằm không bỏ xôi cho thầy sư sao? Có gì anh? Anh vừa khóc mũi dãi và nước mắt trả lời:

- Vợ anh mất rồi, đi mua gạo.

Tôi cười và trả lời anh:

- Vợ anh đâu phải con nít đâu mà mất, đi mua gạo xong thì về chứ anh, rồi anh về trước đi, để em rửa mặt tắm, ăn một chút rồi em qua nhà anh.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!