Chuyện kiêng kỵ trong nền văn hóa của mỗi nước mỗi nơi khác nhau, nước Lào là một nước nhỏ, cũng bao la với niềm tin và kiêng kỵ trên con đường tâm linh.
Đám ma theo truyền thống của người Lào, người nào bệnh tật hay tai nạn chết ngoài nhà thì phần nhiều người ta sẽ đem xác đó về chùa để tụng niệm trước khi đi thiêu táng. Nhớ lại một câu chuyện tâm linh đã xảy ra ở chùa Visoun làng tôi, mà tôi không được ở trong hiện trường ngày đó.
Buổi chiều hôm sau, tôi hay ra sân chùa rộng bao la bát ngát đó chạy chơi thể thao, đầy người trong đám ma đó đang rối tung với chuyện ma đã xảy ra đêm hôm qua.
Tôi chạy tới ngồi xuống bàn và nghe chuyện kể đã xảy ra dài đằng đẳng mà không có ai để ý tới, tôi ngồi nghe mà thấy gợn hồn, lạnh tóc gáy, nổi da gà với câu chuyện xảy ra:
Một làng xa thành phố 8 km bên kia của sông mêkông, Luang Prabang, một ông già 75 tuổi bệnh khẩn cấp được đưa xuống thuyền và chở gấp về thành phố, khi gần tới bệnh viện thì ông đã qua đời, xác của ông được đem về chùa Visoun làng của tôi, người làng già trẻ ai cũng xuống thuyền xuôi về thành phố.
Ông có 3 đứa con lập gia đình sinh sống ở thành phố đã lâu. Sân chùa ngập đầy bóng người, nơi nấu cháo nấu ăn cho người đến chia buồn thì xa nơi để xác hơn 40 thước mờ mờ ánh đèn, để tránh khói củi khói bếp bay tới nơi người ngồi chia buồn.
Người quen biết với con cái của ông, họ từ trong thành phố đến tấp nập đem đủ thứ rau, thịt, gà, cá mắm cúng bái để nấu ăn. Lan can chùa là nơi người gìa nghỉ ngơi và ngủ cho đến xong đám ma mới trở về làng.
Nơi nấu ăn rộng thênh thang với sân chùa về phía bên cạnh, hai cái đèn dầu trên cái bàn lớn mà gần 10 cô đang quây quần nấu ăn cho kịp khách chia buồn. 3 cái bếp đầy lửa, mỗi bếp chụm vào nhau bằng 3 cục đá lớn: bếp nấu nước cà phê, bếp nấu ăn, bếp nấu cháo với những cây củi bằng bắp chân, bắp đùi dài 3-4 thước.
Gia đình ông này là người khá giả trong làng, con cái sống trong thành phố đã lâu, nên sân chùa cũng êm ấm với bóng người đến chia buồn.
Nào ngờ có câu chuyện lạ đã xảy ra từ đêm đầu mà không ai phát hiện, đến đêm thứ 2 mới có người gặp chuyện lạ và sáng thứ 3 là ngày mới ầm ĩ nhau thì tôi cũng có mặt ở đó, và tối nay là tối cuối cùng tôi sẽ đến chia buồn hay là có cái tánh tò mò về chuyện ma cũng đúng, ngày mai là ngày đem xác đi thiêu táng rồi, trong lời kể đó là:
Trong chiều của ngày đầu tiên đó, sau khi lửa cháy đầy đủ 3 cái bếp rồi thì mấy người đàn ông trở về nơi để chiếc hòm, để cho mấy cô làm việc bếp. Trong đêm đầu 7-8 giờ trời đã tối mịt, vừa nấu ăn, chọc ghẹo, nhiều người coi là cơ hội gặp nhau, và bao nhiêu chuyện kể vui.
Những cái bếp ở sân chùa hoang gió thổi vậy, một cô bước đi chụm củi, thì bỗng nhiên ở phía sau tối mịt đó có một ông già người ốm ốm đi tới và nói:
"Các con nấu ăn đi, để ông chụm củi cho".
Mờ mờ với ánh đêm, đến bàn nấu ăn của mấy cô đó còn phải thắp đèn dầu thêm, nói xong ông mỉm cười và ngồi lên cây củi quay ngang, xa cái bếp 3-4 thước chờ chụm củi cho mấy cô, vừa nấu ăn vừa chọc nhau thì cỡ 30 phút thì ông già đó lại bước tới bếp và chụm củi rồi lại về ngồi chỗ cũ, ông cũng không đi đến nơi cúng bái và cũng không có trò chuyện với ai, có khi thấy ông ngó về chỗ tối thôi, một cô hỏi:
- Ông có uống cà phê gì không?
Đôi mắt ông ngó thẳng vào cái bếp và lắc đầu nhè nhẹ thôi, đến 12 giờ đêm nấu xong nồi cháo, cô lại hỏi tiếp:
- Ông ơi, nửa đêm rồi ăn chút cháo cho ấm bụng.
Ông vẫn ngó bếp và lắc đầu nhè nhẹ rồi đứng dậy, một cô mới nói:
- Nhiều người không có ăn của nhà người chết mà xác còn chưa đi thiêu táng, và cám ơn ông chụm củi cho các cháu, cây củi cũng đủ nặng nhọc cho các cháu, cám ơn ông đến chia buồn và giúp đám tang, mời ông mai đến giúp và chia sầu với đám tang thêm.
Ông gật đầu nhè nhẹ rồi đi về đằng hướng sau chùa và chìm vào trong bóng tối mất.
Nơi đám ma, người ngủ nghỉ ngơi, người chơi bài, tiếng chọc, tiếng vui, tiếng cười cũng từ từ chào tạm biệt về, còn thân nhân người làng trôi vào đêm khuya cho tới sáng mai.
Ngày thứ 2, tất cả mọi chuyện đồ xài, đồ nấu ăn, rượu, cà phê được sắp soạn gọn gàng trước đêm về, không giống như ngày đầu tiên.
Tà dương sắp chào, sân chùa bắt đầu tiếng chào tiếng thăm trôi vào đêm, người trong làng của tôi sau bữa cơm và tắm rửa thì cũng nhiều người dạo bước lên chùa ngồi trò chuyện vui sầu với đám ma, đằng phía ở bếp bắt đầu bận rộn pha cà phê, trà và nấu nồi cháo lớn đêm khuya. 8 giờ đêm hôm thứ 2, mấy cô nội trợ đang bận rộn rau thịt cá đó, một ông già tóc bạc trắng vẫn ngồi như đêm hôm qua, quay ngang vào cái bàn mấy cô nấu ăn rồi ngó thẳng vào bếp và trông nom bếp giúp các cô, đầu tối là giờ người đến cúng thăm viếng, mấy cô làm việc bếp thì quá bận. 9 giờ đêm người thăm viếng đã giảm xuống, đông đủ người ngồi chơi từng bàn từng bàn trước lan can chùa, mấy cô nhà bếp được nghỉ ngơi một chút, chờ bận nồi cháo gà lớn nửa đêm khuya cho người chia buồn đám ma qua đêm.
Ông già tóc trắng đó vẫn lăn tăn với mấy cây củi dài 3-4 thước trong bóng tối mờ mờ hình dáng ông mà không ai để ý tới. Đêm xuống ngày thứ 2 thì người tới nhiều hơn ngày đầu, nhiều người mới biết tin ông chết cũng có.
Trôi vào gần nửa đêm, bát cháo gà nóng hổi đã được mời đón khách đến đám ma, mấy cô ở bếp ngồi ăn trước khi nhặt và rửa cả 100 cái chén trong nửa đêm, một cô hỏi:
- Từ đầu tối đến giờ, ông không ăn gì cả, không đói sao? Con làm cho ông một tô cháo nóng nghe? Ông già tóc trắng phơ ngồi nghiêng vào mấy cô chỉ thấy nửa khuôn mặt ông, ông mỉm cười nhẹ và lắc đầu, không tiếng trả lời và cũng không quay mặt lại, ngồi lặng, cô đó mới nói tiếp:
- Coi ông già này hình như quen quen ở đâu, từ đêm hôm qua trong lòng tôi như thấy quen thuộc nhau với ông. Hai cô làm bếp nữa cũng nói:
- Ngó chiều ngang ông ngồi như vậy mờ mờ tối như có cái quen thuộc, mỗi lúc mà mình nấu ăn khi tôi ngó về đằng ông già tóc trắng mờ mờ tối đó giống như mình đã quen thuộc với ông đã lâu năm.
Mấy cô thì thầm nhau, ông già tóc bạc vẫn ngồi im lặng ngó 3 cái bếp. Mấy cô đi nhặt tô chén về rửa rồi ngồi trò chuyện nhau, giờ đã bước vào quá nửa đêm rồi, mấy cô đang ngồi nghỉ ngơi với ly cà phê nửa đêm thì một lát sau bỗng đột ngột có tiếng một người đàn ông cỡ 40 tuổi đứng đằng sau mấy cô và lên tiếng nói:
- Các cô có còn bát cháo nóng nào không?
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!