Chương 9: Đừng hỏi, hỏi chính là tui và thầy giáo dạy hóa không đội trời chung

EDITOR: LAM

Phí Tân, …

Hắn nhìn ra được, Du Trọng Hạ hoàn toàn không có ý muốn sắp xếp lại chồng sách bị chính cậu chàng làm cho ngả nghiêng. Hắn cầm lấy một cuốn nằm ở phía trên cùng, khéo thay đó lại là sách bài tập của cán bộ môn, vừa mới mở ra đã bị kinh ngạc không dứt.

Thầy Phí,

"Cán bộ môn, sau này em nên theo nghề bác sĩ đi."

Du Trọng Hạ, Hở?

Phí Tân,

"Dựa vào nét bút cuồng thảo (*) này của em, người khác đọc không hiểu gì, cốt cách thanh nhã bất phàm, những bệnh viện chất lượng hàng đầu khẳng định phải mời cho bằng được em đến làm đấy."

Du Trọng Hạ, …

(*) Nguyên văn  – Cuồng thảo là một nhánh của lối viết Thảo thư trong hệ thống Thư Pháp Trung Hoa (Đại triện, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Hành thư, Thảo thư). Cuồng thảo được coi là loại bút pháp điên cuồng nhất trong lối viết Thảo thư.

Có những chữ Hán khi viết bình thường theo lối chữ khải thì phải viết rất nhiều nét nhưng với cuồng thảo của Thảo thư thì có thể viết bằng một nét. Nhiều chữ có thể viết liên miên nối tiếp nhau chỉ bằng một lần nhấc bút.

Thật ra chữ viết của cậu không hề xấu, thậm chí ở bên trong nhóm học sinh trung học chữ của cậu được đánh giá là tương đối đẹp mắt. Những ngày này bởi vì cánh tay phải bị thương cho nên cậu phải dùng tay không thuận để làm bài tập, lẽ dĩ nhiên chữ cũng theo đó mà xuống cấp.

Phí Tân cũng có ngó xuống nhìn bàn tay phải của cậu chàng, mấy miếng băng keo cá nhân đã biến mất, thay vào đó là một vòng băng gạc quấn xung quanh.

Lúc xế chiều khi mấy vị giáo viên khác tán gẫu về chuyện của Vạn Bằng và cô giáo Hứa thì có nhắc đến vụ việc gây gổ giữa Vạn Bằng và Du Trọng Hạ ngay tại ngã tư đường ở bên ngoài cổng trường, sau lớp tự học buổi tối mấy ngày hôm trước.

Theo như những gì mà vị giáo viên kia tận mắt chứng kiến kể lại, hai người họ không có đánh nhau, chẳng qua là do Du Trọng Hạ đập vỡ một cái chai thủy tinh, tay bê bết máu, sau khi cãi nhau ầm ĩ một trận với Vạn Bằng thì bỏ đi trước, Vạn Bằng còn đi tới cái nhà nghỉ nằm bên cạnh cửa hàng tiện lợi hỏi mượn một cây chổi, quét sạch mảnh thủy tinh trên đất mới quay trở về nhà.

Các vị giáo viên chia thành hai trường phái quan điểm, một bên cho rằng Du Trọng Hạ và Vạn Bằng đã là học sinh cấp ba nhưng lại ở trường kéo bè kết phái, cả người nhiễm thói hư tật xấu trong xã hội, loại học sinh thế này không nên theo học ở những ngôi trường THPT bình thường, sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực, vẫn là nên sớm đưa chúng đến trường Thể thao hoặc trường dạy Nghề là tốt nhất.

Bên còn lại thì cho rằng, học sinh cấp ba dù sao tuổi cũng còn nhỏ, tam quan (1) chưa vẹn toàn, cần thiết có người dẫn dắt, Vạn Bằng chủ động quét dọn mảnh vỡ thủy tinh cho thấy cậu ấy có tinh thần đạo đức vì cộng đồng xã hội rất tốt.

Cậu ấy và cô giáo Hứa cãi nhau dẫn tới hậu quả nghiêm trọng cũng không phải là kết quả có chủ đích cố ý tạo thành. Dạy học phải dạy luôn cách làm người, chúng ta gánh nặng đường xa.

Nhưng mà Phí Tân sau khi nghe xong toàn bộ câu chuyện…

Gì chứ?

Đây chẳng phải là tình tiết giận dỗi giữa một cặp tình nhân sao?

Du Trọng Hạ nhất thời xúc động, trong lúc bực bội tự mình hại mình, học sinh cấp ba đang trong giai đoạn yêu đương thường rất dễ dàng mất đi lí trí, nhất là những đôi nam nam, hơn nữa Du Trọng Hạ còn là một cậu chàng thích chuyện bé xé ra to (2).

(1) Nguyên văn   – Tam quan bao gồm thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan.

Thế giới quan hay còn gọi là vũ trụ quan, là hình thái đơn giản của Triết học. Thế giới quan chính là cái nhìn và quan điểm của con người đối với toàn bộ thế giới.

Bởi vì mỗi người có địa vị xã hội khác nhau cho nên dẫn đến góc độ nhìn nhận vấn đề cũng sẽ khác nhau, hình thành nên bất đồng thế giới quan. Trong triết học, thế giới quan chia làm hai loại là tinh thần và vật chất tức chủ nghĩa duy tâm thế giới quan và chủ nghĩa duy vật thế giới quan.

Nhân sinh quan là chỉ cái nhìn của một người trong cuộc sống và được quyết định bởi thế giới quan của người đó. Nhân sinh quan là hình thái ý thức của xã hội và giai cấp, là kết quả của quá trình hình thành lịch sử xã hội và mối quan hệ giữa con người với con người.

Nhân sinh quan được phát triển trong quá trình con người sinh ra và lớn lên trong đời sống thực tế, lệ thuộc vào nhóm thế giới quan. Bất đồng xã hội và giai cấp sẽ có bất đồng nhân sinh quan.

Giá trị quan là chỉ cái nhìn và đánh giá tổng thể của một người đối với tầm quan trọng, ý nghĩa của sự vật khách quan xung quanh.

Giá trị quan của một người sau khi được hình thành sẽ có tính ổn định tương đối nhưng bởi vì công việc và hoàn cảnh luôn luôn biến hóa dẫn đến giá trị và quan niệm xã hội cũng như quần thể cũng sẽ thay đổi theo.

Quan điểm truyền thống và quan điểm hội nhập luôn khiêu chiến lẫn nhau hình thành giá trị quan khác nhau.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!