Chương 43: Giáp con đấu hót

Khẩu pháo mặc áo đỏ gầm vang như sấm lúc trời quang, gió quạt ngang, mi

-ao ~~. Tớ cùng bố tớ đi thi hành án, trong lòng hoa nở đỏ vàng trắngxanh! Có bố thật là tuyệt! Mi

-ao ~~, bố bảo giết người hay giết lợn, tớthích đến nỗi nhảy cẫng lên. sáng nay tớ chén đẫy, cháo quẩy ở ghênh to, thịt bò ở ghênh nhỏ. Cháo quẩy có mùi máu, ăn như chuột nhắt. Thịt bòcũng có mùi máu, ăn như ăn chuột nhắt. Mi

-ao ~~ Cọc đàn hương đã luộckỹ, đã thử làm trên lợn, bố truyền nghề cho tớ, tay nghề của bố cao.

Tớđợi Tôn Bính đến, xiên cọc đàn hương, xiên xiên xiên từ đít đến đầu. Kìa đám đông ồn ào kéo đến, một phát pháo bắn lên trời cao. Lôi thôi torồi, chiếc râu hổ hiển linh trở lại, trước mắt tớ, loài n mắt tớ, loàingười biến sạch, chỉ còn là chó ngựa bò dê, rắn rùa hổ báo, lại có cảmột con ba ba kếch xù ngồi kiệu tám người khênh. Đó là tên ôn dịch ViênThế Khải. Đừng nghĩa rằng hắn là quan to, hắn còn lâu mới bằng bố tớ.

Miêu Xoang. "Đàn hương hình. Oa oa điệu."

Tớ mở mắt toàn màu đỏ, chết rồi, cháy ở đâu rồi! Hì hì, không phải cháy, mà là mặt trời mọc. Trong rơm rạ có rất nhiều bọ, tớ ngứa ran khắpngười; dầu cháo quẩy chưa chín đã ăn, khiến tớ đầy bụng suốt đêm, liêntục đánh rắm. Tớ thấy cha tớ bây giờ không phải là con báo đen, mà lạilà cha tớ. Cha tớ tay lần tràng hạt, ngồi trên long ỷ, oai ra phết! Tớthèm được ngồi ghế một tí nhưng ca tớ không cho, cha bảo long ỷ khôngphải ai cũng được ngồi, nếu không phải là đít rồng, ngồi vào sẽ bị lòidom, bịp, bố đít rồng thì sao con không đít rồng? Cha không đít rồng con không đít rồng, vậy cha không phải là cha, con cũng không còn là connữa. Từ lâu tớ đã nghe nói: "Rồng đẻ ra rồng, phượng đẻ ra phượng, chuột sinh ra để đào hang". Cha ngồi trên ghế, nửa mặt đỏ, nửa mặt trắng, mắt nửa mở nửa nhắm, môi mấp máy mà lại không, hình như đang trong giấc mơđẹp.

Tớ bảo, cha ơi cha, nhân lúc họ chưa tới, cho con ngồi ghế một tí cho đỡ nghiện. Cha nghiêm nét mặt:

– Chưa được, bây giờ chưa được!

Vậy khi nào mới được?

– Đợi làm xong việc này đã! – Cha vẫn nghiêm nét mặt, tớ biết, ông ấy cốlàm nghiêm, thực ra ông rất thích tớ, thích chết đi được. Một thằng contrai như tớ ai gặp cũng thích, sao cha lại không thích? Tớ áp sát saulưng, ôm lấy cổ cha, dùng cằm khẽ gõ vào gáy cha, nói, cha không cho con ngồi ghế thì nhân lúc họ chưa tới, kể cho con nghe chuyện Bắc Kinh.

Cha ngán ngẩm, nói:

– Ngày nào cũng kể, đâu mà lắm chuyện thế?

Tớ biết ông ấy giả vờ ngán ngẩm thế thôi. Thực ra, ông ấy rất thích kểchuyện Bắc Kinh. Tớ bảo cha kể đi, nếu không có chuyện mới thì kể lạichuyện cũ. Cha bảo:

– Chuyện cũ thì còn ý nghĩa gì nữa? Có biết câu "Chuyện hay kể mãi, chó không thèm nghe" không?

Tớ bảo, cha, chó không nghe con nghe.

– Cái thằng! – Cha nhìn mặt trời, nói – vẫn còn thời gian, cha kể chuyện Quách Miêu cho con nghe.

Những chuyện cha đã kể, tớ không quên chuyện nào, tất cả một trăm bốn mươimốt chuyện nhét trong đầu tớ. Đầu tớ như cái rương của thầy thuốc, córất nhiều ngăn, mỗi ngăn là một chuyện. Rất nhiều ngăn vẫn bỏ trống. Tớlướt qua các chuyện trong các ngăn, chưa có chuyện Quách Miêu. Mừng quámừng quá mừng quá, chuyện này mới. Tớ kéo cái ngăn thứ một trăm bốn mươi hai, đợi nạp chuyện Quách Miêu.

Cha kể:

– Những năm thời HàmPhong, có hai cha con đến Thiên Kiều Bắc Kinh. Cha tên Quách Miêu, contên Miêu Con, cả hai đều giỏi nhại tiếng. Con có biết nhại tiếng là gìkhông? Là bằng miệng, nhại được tất cả các thứ tiếng.

Họ nhại được tiếng mèo không?

Khi người lớn kể chuyện không được nói leo. Hai cha con hành nghề ở ThiênKiều, nổi tiếng rất nhanh. Khi đó, cha mới là Cháu Ngoại ở chỗ Già Dư. Nghe chuyện, cha lẻn đi Thiên Kiều xem thực hư. Đến nơi, cha thấy rấtnhiều người vây thành vòng tròn trên bãi đất trống. Khi ấy cha rất lùn, người gầy nhom, luồn dưới chân người khác vào bên trong. Chỉ thấy mộtthằng nhỏ ngồi trên chiếc ghế đẩu, trước mặt là một cái mũ để ngửa. Từsau tấm màn bằng vải xanh vọng ra tiếng gáy của gà trống.

Một con gáy, tiếp đó là mấy chục con gà trống khác chỗ gần chỗ xa gáy theo, nghe rõcả mấy chú trống choai chưa đủ lông cánh đang tập gáy. Nghe rõ mấy chútrống choai vừa đập cánh phành phạch vừa gáy. Tiếp đó là một bà già đánh thức ông già và con trai dậy. Tiếng ông già ho, nhổ đờm, đánh lửa hútthuốc, gõ tẩu thuốc vào mép giường. Tiếng con trai ngáy, bà già giụcdậy, con trai dậy, cằn nhằn, ngáp, mò mẫm mặc quần áo, tiếng mở cửa, đitiểu sau nhà, tiếp đó, tiếng múc nước rửa mặt. Tiếng bà lão nhóm lửa đun nước, tiếng bễ thổi lửa. Sau đó, tiếng hai cha con ra chuồng bắt lợn. Tiếng lợn chạy quanh chuồng, tiếng lợn đánh vỡ vại nước tiểu. Tiếng lợnxộc vào chuồng gà, tiếng gà sợ hãi kêu cục tác, tiếng gà bay lên đầutường, tiếng chân sau của lợn đã bị người con tóm, tiếng người cha cùngcon trai lôi con lợn ra khỏi chuồng gà, tiếng con lợn kêu thét vì bị kẹt đầu ở chuồng gà, tiếng dây thừng trói chân lợn, tiếng người cha cùngcon trai quẳng con lợn lên phản thịt, tiếng lợn giẫy trên phản, tiếngngười con trai dùng chày đập đầu lợn, tiếng lợn sau khi bị đập đầu. Rồitiếng người con trai mài dao trên đá mài. Tiếng người cha kéo cái liễnsành chuẩn bị hứng tiết. Tiếng lưỡi dao của người con thọc vào cổ lợn. Tiếng lợn bị chọc tiết. Tiếng tiết lợn vọt theo dao, lúc đầu tia xuốngđất sau mới chảy vào liễn. Tiếp theo là tiếng bà lão bê chậu nước sôiđến, ba người hối hả làm lông lợn. Làm lông xong, tiếng người con mổbụng lợn, lôi ni tạng ram tiếng con chó lao tới đớp khúc ruột lợn rồi bỏ chạy, tiếng bà lão đánh chửi con chó, tiếng hai cha ông lão móc thịtlợn lên quang treo, tiếng khách hàng đến mua thịt, có bà già, ông già, đàn bà và trẻ con. Bán xong thịt, tiếng đếm tiền, đếm xong tiền, tiếngcả nhà húp cháo. Đột nhiên, tấm màn được vén lên, mọi người thấy phíatrong không có gì cả, chỉ mỗi ông già hom hem ngồi đó. mọi người vỗ tay. Thằng nhỏ cầm mũ đi một vòng thu tiền, những đồng xu rơi như mưa vàotrong mũ, cũng có đồng rơi xuống đất. Cha mục kích chuyện này, nửa câucũng không bịa, vẫn là câu muôn thuở: nghề nào cũng có Trạng nguyên.

Kể xong, bố lại tiếp tục nhắm mắt dưỡng thần, còn tớ chìm trong câuchuyện, không muốn ngoi lên. Chuyện bố kể là chuyện hai bố con. Tớ cảmthấy tất cả những câu chuyện mà bố kể về bố con đầu là chuyện của bố con tớ. Bố chính là ông lão Quách Miêu có tài nhại tiếng, còn tớ, chính làthằng con trai ngửa mũ đi một vòng thu tiền, m… eo m… eo m… eo!

Ơû Bắc Kinh, bố tớ đả biễu diễn không biết bao nhiêu lần kỹ nghệ giếtngười, hấp dẫn hàng ngàn hàng vạn người xem. Họ mê mẩn về tuyệt kỹ củabố tớ, tớ có thể hình dung họ ứa nước mắt vì xúc động, nếu như lúc đó tớ có mặt ở đấy, tay cầm ngửa cái mũ, đầu đội tấm da mèo, đi một vòng màthu tiền thì hay biết đấy! Tớ vừa thu tiền, vừa nhài tiếng mèo, mi

-aomi

-ao mi

-ao, được biết bao nhiêu tiền nhỉ? Đúng là… Sao bố không về nhận tớ sơm sớm một tí, cho tớ đến Bắc Kinh.

Nếu tớ sống bên bố từ nhỏ, bâygiờ tớ đã trở thành Trạng Giết Người.

Hồi bố tớ mới về, có người khẽ bảo tớ, rằng bố cậu không phải là người. Không là người thì là cáigì? Là quỉ nhập tràng! Họ bảo, Giáp Con thử nhớ lại, khi mẹ cậu chết, mẹ cậu có nhắc tới bố cậu không? không hả? Chắc chắn là không. Mẹ cậu khichết không nói cậu có bố, giờ bỗng nhiên có một ông bố như từ trên trờirơi xuống, như từ dưới đất chui lên, nếu không phải là ma quỉ thì là cái gì?

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!