Vào những năm Ung Chính, một quái kiệt có tên Thường Mậu đến vùng ĐôngBắc Cao Mật ta. Ông không vợ con, một mình một bóng, chỉ mỗi con mèo đen làm bạn. Thường Mậu là thợ hàn nồi, gánh đồ nghề trên vai, ngày ngày đi khắp hang cùng ngỏ hẽm, hàn vá nồi niêu xoong chảo. Ông tay nghề khá, con người đứng đắn, được mọi người quí mến. Tình cờ một bận dự đám tangngười bạn.
Đứng trước mộ bạn, nhớ lại lúc sinh thời bạn đối xử rất tốtvới mình, thương xót bạn nên tâm tình phát động, ông vừa kể vừa khóc, giọng kể mượt mà, tiếng khóc có tình, khiến thân nhân người chết quên cả khóc, những người đưa đám thôi ồn ào. Ai nấy lẳng lặng mà nghe, xúcđộng sâu sắc. Không ai ngờ một ông thợ hàn nồi mà có giọng hay đến thế!
Đây là thời kỳ trang nghiêm trong lịch sử Miêu Xoang. Những lời than vanxuất phát từ tấm lòng trung thực, lời hát tang của Thường Mậu như câytrúc xanh mọc trên tầm cao, hơn hẳn cảnh gào khóc, tỉ tê của các bà cáccô, hay tiếng khóc hờ của cánh đàn ông. Nó vỗ về an ủi những người đangđau xót vì mất người thân. Nó đem lại sự thưởng thức cho những ngườingoài cuộc.
Nó là sự cải cách tang lễ truyền thống chỉ kêu với khóc, mởra một nghi thức mới về tang lễ trong con mắt mọi người, chẳng khác cáctín đồ đạo Phật nhìn thấy quầng thiên hoa trên đầu đức Phật nơi cực lạc; y như người ta sau khi tắm gội rũ sạch bụi trần, uống bìng trà nóng, mồ hôi toát ra từ lỗ chân lông. Vậy là một truyền mười, ai cũng biết ôngthợ Thường Mậu không những tay nghề cự phách, mà giọng hát thì hay nhưchuông đồng, mà trí nhớ thì thấy gì nhớ nấy, mà ăn nói thì xuất khẩuthành chương. Dần dà, những gia đình có người chết đều mời ông đến dựđám tang, nhờ ông hát trước mộ an ủi linh hồn người chết, xoa dịu nỗiđau người sống. Thoạt đầu, ông thoái thác, hát cho người quá cố mà mìnhkhông quen thì chẳng ra làm sao. nhưng lần một lần hai không đi cònđược, lần thứ ba thì khó mà từ chối. Lưu Huyền Đức mời Khổng Minh chẳngphải ba lần đến lều cỏ đấy sao? huống hồ là người trong thôn xóm, tắtlửa tối đèn, lần ngược trăm năm vẫn là thân thích họ hàng, không nểngười sống thì nể người đã chết. Người chết dữ như hổ, hổ chết hiền nhưcừu. Người đã chết cao sang, người còn sống ti tiện. Vậy là đi, một lầnhai lần ba lần, lần nào cũng được coi như thượng khách, đón tiếp nồngnhiệt. Cây sợ tưới nước tiểu vào rễ cái, người sợ tưới rượu thịt vào tâm can. Một anh thợ hàn mà được trọng vọng nhường ấy, cảm kích vô cùng, tất nhiên phục vụ bất kể sống chết. Dao càng mài càng sắc, nghề càngluyện càng tinh. Nghệ thuật của ông được nâng cao đến mấy tầm. Để cónhững khúc hát mới lạ, ông tôn Mã Đại Quan tiên sinh được coi là có họcnhất trong thôn làm thầy, thường xuyên kể chuyện xưa và nay cho ôngnghe. Sáng nào ông cũng lên mặt đê luyện giọng.
Lúc đầu, chỉ các hộ bình thường mời Thường Mậu hát tang, khi đã tiếng lành đồn xa, cácđại gia bắt đầu mời ông. Những năm tháng ấy, đám tang nào có ông dự, cầm bằng ngày hội ở Cao Mật. Người ta dìu già dắt trẻ, mấy chục dặm đườngcũng đến nghe. Đám nào không có ông, thì dù hào hoa đến mấy, sang trọngđến mấy, cờ phướn rợp trời, rượu thịt la liệt, người dự vẫn lèo tèo.
Rồi đến một ngày, Thường Mậu quẳng gánh đồ nghề, trở thành đại sư hát tang chuyên nghiệp.
Nghe nói ở phủ Khổng có người người chuyên khóc tang, giọng tốt, đều là nữ. Nhưng họ đóng giả làm thân nhân người chết mà khóc, kêu trời kêu đất, ai oán não nùng. Kiểu khóc tang của họ khác hoàn toàn hát tang của ThườngMậu. Vì sao sư phụ phải so sánh hát tang của miếu Khổng vớ hát tang củatổ sư chúng ta? vì rằng, cách đây mấy chục năm có người xuyên tạc, rằngtổ sư của chúng ta nghe theo lời khuyên của một vị khóc tang ở miếuKhổng, chuyển sang kiếm ăn bằng nghề hát tang.
Sư phụ đã từng đến khảosát ở miếu Khổng, ở đó hiện vẫn còn một số phụ nữ làm nghề khóc tang. Họ chỉ thuộc lòng một số câu chữ, nào trời ơi, nào đất hỡi, hoàn toànkhông giống hát tang của tổ sư trước linh cữu của người đã khuất. Sosánh tổ sư với họ, chẳng khác đem trời so với đất, đem phượng hoàng sovới gà rừng!
Tổ sư chúng ta hoàn toàn ngẫu hứng mà diễn xướngtrước vong linh người chết, câu chữ là căn cứ vào hành trạng lúc sinhthời mà đặt. Người có biệt tài xuất khẩu thành chương, đặt câu ghép vần, vừa giản dị dễ hiểu, vừa tao nhã hào hoa. Lời hát tang của ông thực ralà lời điếu. Nâng tầm lên nhằm thỏa mãn tâm lý người nghe, ông không chỉ tán dương hành trạng người đã khuất, mà còn thêm vào đấy nội dung vềthế thái nhân tình.
Đó chính là Miêu Xoang của chúng ta.
Kể đếnđây, tui thấy quan huyện hình như nghiêng đầu lắng nghe với một thái độtrân trọng. Thích nghe thì nghe, ông nghe cũng tốt thôi. anh không hiểuMiêu Xoang thì không hiểu con người Cao Mật. Anh không hiểu lịch sử Miêu Xoang, thì không lý giải nổi tâm linh người dân Cao Mật! Tui cố ý nóito, dù họng tui rát như chèm lửa, đầu lưỡi nhức nhối.
Như trênđã nói, tổ sư nuôi một con mèo. Nó là con linh miêu, cũng như con ngựacủa Quan Công là ngựa xích thố. Tổ sư rất yêu con mèo, con mèo cũng rấtyêu tổ sư. Ông đi đến đâu, con mèo đi theo tới đó. Khi ông hát trước mộ, con mèo ngồi trước mặt ông lắng nghe. Hát đến chỗ bi thảm, con mèo cũng cất tiếng kêu ai oán phụ họa. Giọng ông thì gầm trời có một, giọng conmèo thì cũng không thể có hai. Quan hệ giữa người với mèo khăng khít đến vậy, nên người ta gọi ông là Thường – Mèo.
Cho đến bây giờ, vẫn có câucửa miệng: "Nghe ông lớn thuyết giáo, không bằng nghe mèo của Thường Mậu kêu" – Uùt Sơn tiếp lời, ý tứ sâu xa.
Về sau, con mèo chết, cómấy cách giải thích: có người nói, con mèo chết già; có người nói, mộtkép hát ghen tị tài hoa của tổ sư, đầu độc chết con mèo; có người nói, một phụ nữ đập chết mèo vì chị ta yêu tổ sư nhưng tổ sư không lấy chịta. Dù sao thì con mèo đã chết. Mèo chết, tổ sư đứt từng khúc ruột, ômxác con mèo khóc ba ngày ba đêm, không chỉ có khóc, mà vừa khóc vừa hát, hát khóc cho đến khi mắt đổ máu tươi!
Nỗi đau ghê gớm rồi cũngqua, tổ sư lấy lông thú làm hai chiếc áo. Chiếc nhỏ là bộ lông con mèorừng, ngày thường ông đội trên đầu, hai tai bểnh lên, cái đuôi buôngthõng cùng với bím tóc của ông. Chiếc to được may bằng mười mấy bộ damèo như đại lễ phục, dưới mông là chiếc đuôi to tướng. Sau này ông mặcchiếc áo ấy mỗi khi đi hát tang.
Sau khi con mèo chết, phong cách diễn xướng của ông thay đổi hẳn. Trước kia nội dung còn cónhững đoạn vui tươi nhí nhảnh, sau kho mèo chết, toàn bộ là làn thảm, đau thương từ đầu chí cuối. Trình thức cũng thay đổi, xen vào lời ca làtiếng mèo kêu với đủ loại giọng hoặc uyển chuyển hoặc đau thương hoặcthê thảm để chuyển làn. Trình thức này được bảo lưu cho đến bây giờ, coi đó là đặc trưng nổi bật của Miêu Xoang.
"M… eo, m… eo, m… eo" Uùt Sơn buột miệng đệm tiếng mèo kêu trong khi tui kể, chan chứa cảm hoài!
Sau khi mèo chết, tổ sư bắt chước mèo trong dáng đi, giọng nói, hình nhưhồn con mèo đã nhập vào ông, ông với mèo là một. Ngay cả mắt ông cũngbiến đổi: ban ngày lim dim, ban đêm lóe sáng. Sau đó tổ sư mất, đồn rằng trước khi mất ông biến thành một con mèo khổng lồ, hai vai mọc đôicánh, húc vỡ cửa sổ, rơi trên ngọn cây lớn trong sân, rồi từ ngọn câybay thẳng lên cung trăng.
Tổ sư chết rồi, chấm dứt luôn cuộc mưu sinhbằng hát tang, nhưng làn điệu du dương của nó, tiếng ca não lòng của nócòn vương vấn mãi trong lòng chúng ta cho đến tận bây giờ.
Khoảng những năm giữa Gia Khánh và Đạo Quang, trên địa bàn Cao Mật có một gánh hát nhỏ của một gia đình mô phỏng làn điệu của tổ sư, biểu diễn có tính thường xuyên. Đó là một cặp vợ chồng, một đứa con. Chồng hát vợ đệm, đứa con đội lốt mèo, xen vào từng tiếng mi
-ao khi bố mẹ hát. Đôi khi họcũng hát tang – chú ý, thời kỳ này không "khóc tang" mà "hát tang" – cho một số nhà giàu, nhưng phần lớn là hát ở chợ. Vợ chồng vào vai, vừa hát vừa làm điệu bộ, đứa con cầm rá đi vòng quanh thu tiền.
Các tiết mụcquá nửa là trích đoạn, nào la "Lan Thủy Liên bán nước", nào "Mã quả phụkhóc mồ", nào "Chị ba Vương nhớ chồng"… Thực ra, biểu diễn kiểu này làđể kiếm cơm. Miêu Xoang ta với nghề ăn mày có duyên với nhau, hát là đểkiếm cơm, nếu không, chúng ta đã không thành thầy trò.
– Thầy nói đúng quá! – Uùt Sơn nói.
Hình thức biểu diễn như đã nói ở trên duy trì đến mấy chục năm. Miêu Xoangkhi đó chưa có nhạc đệm, chưa có vở diễn chính thức, là kịch mà chưaphải là kịch. Ngàoi một nhà một hộ như trên đã kể, còn có một số con emnông dân lúc nông nhàn ngồi bện giày cỏ trong buồng, hoặc nằm khểnh trên giường gõ phèng la của người bán kẹo, gõ sênh của người bán đậu phụ, tự biên tự diễn, hát cho mình nghe, nhằm vơi đi nỗi cô đơn hoặc đau khổ.
Phèng la và sênh là bộ gõ đầu tiên của dàn nhạc Miêu Xoang.
Hồi đó, sư phụ còn trẻ, nhanh nhẹn tháo vát, không phải tự khoe, giọng sưphụ hay nhất trong mười tám thôn vùng Đông Bắc Cao Mật. Người ta tụ tậptại một nơi để hát, dần dà có tên có tuổi. Lúc đầu người trong thôn đếnnghe, về sau, cả người thôn khác cũng đến nghe. Người đông, giường, buồng chứa không hết, phải chuyển ra sân hoặc bãi trục lúa. Trên giườngvà trong buồng thì ngồi mà hát. Ra sân hoặc trên bãi trục lúa thì khôngchỉ ngồi mà còn phải đứng làm điệu bộ.
Làm điệu bộ thì quần áo thườngkhông hợp, phải có trang phục. Mặc trang phục vào thì mặt không để tựnhiên mà phải hóa trang. Hóa trang rồi thì một phèng la, một sênh gõkhông đủ, mà phải có dàn nhạc. Khi ấy, số gánh hát từ nơi khác đến CaoMật biểu diễn, có "lư hí" (ngồi trên lừa mà hát) từ Lỗ Nam đến; "LưuXoang" (giọng từ cung bậc cao đổ xuống thấp, y như người trượt dốc) từGiao Đông tới; lại còn có gánh "Gà Trống" (Cuối câu hát có tiếng nấc cụt như gà trống gáy) từ vùng giáp giới giữa Sơn Đông và Hà Nam… Những gánh hát này đều có dàn nhạc đệm, đại để có hồ cầm, sáo, sô na, kèn bầu. Cùng nghề nên họ đưa dàn nhạc đến đệm cho ta hát Miêu Xoang, tăng hiệuquả diễn xuất lên rất nhiều. Nhưng sư phụ là con người hiếu thắng, không thích dùng những thứ có sẵn. Khi ấy, kịch của ta đã có tên là MiêuXoang, muốn khác người thì phải bám vào chữ "miêu" mà suy ngẫm. Do vậyta phát minh ra miêu hồ. Sau khi có miêu hồ, kịch hát Miêu Xoang trụvững.
So sánh miêu hồ của ta với hồ cầm khác, một là to, hai lànó có bốn dây hai đường mã vĩ, khi kéo tiếng đôi làn điệu kép, nghe lịmngười! Bầu của hồ cầm bịt bằng da rắn, miêu cầm của ta bịt bằng da mèothuộc. Hồ cầm chỉ tấu được một số làn điệu thông thường, miêu cầm của ta có thể nhái tiếng mèo kêu chó cắn, lừa kêu ngựa hí, trẻ con khóc cô gái cười vui, gà trống gáy gà mái cục tác đẻ trứng… thiên hạ có tiếng gì, miêu cầm ta nhại được tiếng ấy.
Có miêu hồ, Miêu Xoang lập tức thànhdanh, tiếng lành đồn xa, các gánh hát tỉnh ngoài không còn địa bàn CaoMật để biểu diễn.
Sau miêu hồ, sư phụ lại phát minh miêu cổ, loại trống cơm bịt bằng da mèo, vẽ trên mặt trống hơn chục khuôn mặt của mèo, có mặt vui, mặt giận, mặt gian, mặt trung, mặt tình, mặt oán, mặthận, mặt xấu… Có thể nói như thế này: không có Tôn Bính thì không cóMiêu Xoang như bây giờ.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!