Chương 32: (Vô Đề)

Người bảo em là thuốc bệnh của người, em bảo người là thuốc phiện củaem. Người sắp chết trong công đường, em sắp chết ngoài công đường. Trong công đường, người do nhiều nguyên nhân mà chết, em chẳng qua chỉ là một nguyên nhân. Ngoài công đường, em chỉ một nguyên nhân, vì người màchết. Em chết người còn sống, người chỉ khóc ba hôm; người chết em cònsống, em khóc cả cuộc đời. Người chết, thực tình em cũng chết. Cuộc trao đổi mua bán không công bằng, vậy mà em vẫn cứ làm.

Em là con chó cúncủa người, chỉ cần người huýt một sáo tiếng sáo miệng là em chạy tới, mà vẫy đuôi, mà nhảy múa, mà liếm giầy của người. Em biết người yêu em như con mèo đói yêu con cá diếc hoa; em yêu người như con chim non yêu cáicây mà nó trú ngụ; em yêu người đến nỗi mặt trơ trán bóng, vì người màliêm sỉ không còn; em không ý chí, không tiền đồ; em không kìm được bước chân, càng không giữ được con tim. Vì người mà em dám nhạy vào rừng dao biển lửa, bỏ ngoài tai miệng thế xì xào. Từ miệng bọn trẻ, em biết phunhân không cho em vào thăm người. Em biết phu nhân xuất thân nơi quyềnquý, đầy óc mưu lược, đầy bụng kinh luân, nếu là trai, ắt từ lân nên bậc đại nhân của hoàng triều. Em biết, em là con gái một kép hát, vợ một đồ tể, không bao giờ là đối thủ của phu nhân, nhưng em là một người mù vào cổng. Cổng đóng thì em cụng vỡ đầu, cổng mở thì em gặp vận hên. Em bấtcần ngàn điều quy tắc, vạn điều cấm kỵ, cổng chính không cho vào thì emđi cổng hậu, cổng hậu không cho em vào thì em đi cổng ngách, cổng ngáchkhông cho em vào thì em leo cây trèo tường. Em quanh quẩn cả một ngày ởtường hậu nha môn, em sẽ vào nhà bằng lối ấy…

Trăng thượng tuầnsoi tỏ tường hậu nha môn, bên trong là vườn hoa, thường ngày quan huyệnvà phu nhân đi dạo, thưởng hoa ở đó. Cây du cổ thụ vươn một cành to rangoài, vỏ cấy lấp lánh như vẩy rồng, vẩy rồng lấp lánh là cành cây tươi. Nàng kiễng chân với tới cành cây, tay chạm vỏ cây lạnh toát, khiến nàng nghĩ tới loài rắn. Cảnh đi tìm rắn phủ nhau trong lúc thần hồn điên đảo đên cách đây mấy năm lại trở về trong đầu, khiến tim nàng đau nhói vàcảm thấy nhục nhã.

Ông lớn ơi là ông lớn, em cơ khổ vì yêu ông, bao nỗiđắng cay ông nào có biết? Phu nhân của ông con nhà khuê các, hậu duệdanh thần, làm sao hiểu nổi tâm tình của em? Phu nhân, tui không hề có ý cướp chồng phu nhân, tui đúng ra là vật tế thần chốn miếu đường, tìnhnguyện hiến thân cho thần hưởng dụng. Phu nhân, lẽ nào bà chẳng thấy, vì có tui, phu quân của bà chẳng khác mạ héo gặp mưa xuân? Phu nhân, nếubà là con người khoan dung độ lượng, thì nên ủng hộ tui cùng quan huyện; nếu bà thấu tình đạt lý thì không nên ngăn cản tui vào nha môn. Phunhân à, bà ngăn cũng bằng thừa, bà có thể ngăn Đường Tăng, Sa Tăng, TônNgộ Không đi Tây Trúc lấy kinh, không ngăn nổi Mi Nương vào nha môn thăm Tiền Đinh! Danh tiếng Tiền Đinh, thân phận Tiền Đinh, của cải Tiền Đinh do bà nắm; thân thể Tiền Đinh, hơi thở Tiền Đinh, mồ hôi Tiền Đinh làcủa tui. Phu nhân, Mi Nương tui từ nhỏ theo cha múa may trên sân khấu, dẫu chưa nhẹ nhàng như cánh én, cũng chắc chân mạnh tay; dẫu chưa vượtmái bay tường, leo cây bám cành đã giỏi. Tục ngữ có câu, chó cùng dứtgiậu, mèo cùng leo cây. Mi Nương tui dù không phải chó mèo, cũng có thểleo cây vượt tường. Chẳng qua là tui tự khinh mình, để đến nỗi âm dươngđiên đảo; không bắt chước Oanh Oanh đợi trăng dưới mái tây hiên, lại làm như Trương Quân Thụy vượt tường đêm vắng. Quân Thụy vượt tường gặp Oanh Oanh, Mi Nương vượt tường gặp Tiền Đinh, chẳng hiểu mươi mười năm sau, ai soạn vở Phản Tây Hiên này? Nàng lui lại hai bước, thắt chặt dây lưng, tém gọn vạt áo, thư giãn chân tay vài cái, hít vào một hơi dài, rồinhảy vọt lên, hai tay bám chắc vào cành cây. Cành cây rung lên, cón cúmèo hoảng sợ kêu lên một tiếng, rồi nhẹ nhàng không một tiếng động, bayvào bên trong nha môn. Cú mèo là giống chim ông lớn rất thích. Trong sân kho lương thực của huyện, có đến hàng chục con cú mèo đậu trên cây hòe, ông lớn bảo chúng là thần coi kho, là khắc tinh của lũ chuột. Ông vuốtrâu, ngâm: Kho nhà quan chuột to tày đấu, trông thấy người giương mắtđẩu đâu!… Đúng là một bụng chữ, bác cổ thông kim, ôi người mà tui yêu! Hai tay bám chạc cây, dùng sức cánh tay hất người lên, thế là nàng vắtvẻo trên chạc cây.

Mõ canh ba vừa điểm, bên trong yêntĩnh. Nàng ngồi trên chạc cây nhìn vào. Nàng nhìn thấy mái đình, ngóilưu ly lấp lánh, chiếc hồ nhỏ bên cạnh cũng lấp lánh. Tây Hoa sảnh hìnhnhư có đèn, chắc quan huyện dưỡng bệnh ở đấy. Ông lớn ơi, em biết ôngngóng cổ chờ em, ruột gan ông như thiêu như đốt; con người tốt bụng, xin người đừng sốt ruột, đầu tường này sẽ nhảy xuống Mi Nương!

Mặc kệ phunhân ngồi ngay bên cạnh, trông nom ông như hổ dữ trông mồi; mặc cho roida vụt rách da lưng tui, tui cũng phải thăm ông bằng được.

MiNương bò theo cành cây mấy bước rồi nhảy xuống đầu tường. Rồi, suốt đờinàng không quên chuyện xảy ra sau đó: nàng bị trợt chân, rơi xuống chântường phía trong, ngã một cú như trời giáng, mông đau, tay sây sát, lụcphủ ngũ tạng đều chấn thương. Nàng vịn cây trúc đứng lên một cách khókhăn, mắt nhìn Tây Hoa sảnh ánh đèn hắt ra mà trong lòng ai oán. Nàng sờ mông, thấy dính nhơm nhớp? Cái gì vậy, nàng hốt hoảng nghĩ rằng đó làmáu, giơ tay lên thì có mùi thối. Cái thứ đen sì chẳng phải cứt chó thìlà gì?

Trời ạ, không biết kẻ nào táng tận lương tâm nghĩ ra cái trò độcđịa này? Làm cho Tôn Mi Nương dơ dáng dại hình như thế này? Chã lẻ cứtchó đầy đít quần như thế này mà đi gặp ông lớn sao? Chẳng lẽ để Mi Nương xấu hổ xấu xa như thế này đi gặp quan lớn Tiền sao? Nàng nản quá, vừagiận vừa bực. Tiền Đinh, ông ốm nữa đi, ông chết đi, ông chết để cho phu nhân của ông góa bụa, không thích ở góa thì uống thuốc độc, treo cổ xànhà hoặc tuẫn tiết để trở thành liệt phụ, nhân dân Cao Mật sẽ góp tiềnmua đá dựng bia tiết phụ cho phu nhân!

Nàng đi lại chỗ cây du, ôm thân cây định leo lên, nhưng cái nhanh nhẹn chắc chắn hồi nãy đã điđâu cả, mỗi lần dướn lên là một lần tụt xuống, chân tay dính đầy cái thứ đen sì thối hoắc ấy. Căm chưa! Thân cây bôi đầy phân chó. Mi Nương chùi hai bàn tay xuống đất, tức chảy nước mắt. Lúc này, nàng nghe có tiếngcười nhạt sau hòn non bộ, rồi có hai bóng người đi ra, một người cầm đèn lồng, ánh đèn đỏ quạch như đèn Hồ Tiên cứu người trong truyền thuyết.

Hai người đều mặc đồ đen, mặt che mạng, không rõ trai hay gái, tất nhiên không thể nhìn rõ mặt.

Tôn Mi Nương hốt hoảng đứng dậy, thấymình không còn mặt mũi nào mà nhìn người khác, nên giơ tay định bưngmặt, nhưng hai tay đầy phân thì bưng mặt làm sao? Nàng cúi gầm, ngườigần như gập lại, lùi dần về chân tường. Người áo đen giơ cao đèn lồngđến trước mặt Mi Nương, hình như để người áo đen thấp xem rõ mặt nàng. Người áo đen thấp lấy cây gậy trúc nhỏ nâng cằm để mặt nàng ngẩng lên. Nàng vừa thẹn vừa giận, nhưng không còn hơi sức để chống lại. Mắt nàngmở hé để những giọt lệ chảy tràn.

Nàng nghe thấy người áo đen cầm gậythốt lên một tiếng than, quả là tiếng nữ. Nàng đoán người trước mặt nàng là phu nhân của quan huyện. Nỗi đau lập tức chuyển thành hành động, nàng ngẩng đầu rõ cao, mỉm cười khiêu khích, lục tìm trong đầu những câu chữ có thể sát thương bà ta. Nàng đang định nói, rằng phu nhân che mạng phải chăng để mọi người không nhìn thấy những nốt rỗ trên mặt? Chưa kịp nói gì thì phu nhân đã giơ tay giật lấy miếng ngọc bội nàng đeo ở cổ. Miếng ngọc bội này, Tiền đại nhân đáng đổi cho nàng để lấy cái bao taymàu cánh chả, tuy không phải là vật trao duyên, nhưng cũng là bùa hộmệnh. Nàng chồm lên như một con điên, nhưng bị người áo đen cao đá khẽmột cái vào khoeo chân, quị xuống. Nàng trông thấy tấm mạng che mặt phunhân rung nhẹ, thân hình phu nhân hơi lảo đảo. Nàng nghĩ, người nàngthối như đống phân chó thì còn có gì để nói nữa. Phu nhân bày đặt chuyện này để hạ nhục tui, tui sẽ sát thương bà bằng những lời cay độc. Nàngnói: tui biết bà là ai, tui biết mặt bà rỗ chằng rỗ chịt. Người tìnhthân yêu của tui nói rằng người bà bốc mùi, miệng đầy giòi bọ, ba nămnay chưa hề ngủ chung. Nếu tui là bà thì tui đã thắt cổ chết quách rồi, đàn bà mà để cho người đàn ông ngán mình đến mức ấy thì có khác gì cỗquan tài!

Tôn Mi Nương đang nói sướng miệng thì người áo đen thấp nghiêm giọng quát:

– Con đàn bà phóng đãng! Dám đến tận nha môn để đánh cắp người! Quất cho năm mươi roi da rồi tống nó ra ngoài theo lỗ chó chui.

Người áo đen cao rút từ thắt lưng một cây roi, đá nàng ngã lăn, không đợinàng chửi tiếp câu thứ hai quất một roi vào mông nàng. Không chịu nổi, nàng kêu mẹ ơi, roi thứ hai lại vụt xuống. Lúc này, nàng trông thấyngười áo đen thấp – chính là người vợ xấu xí của quan huyện, loạngchoạng bỏ đi. Roi thứ ba, người áo đen vẫn vụt rất mạnh, nhưng roi thứtư thì không đau đớn gì, từ roi thứ năm trở đi, roi sau nhẹ hơn roitrước, cuối cùng, dứt khoát quất vào tường.

Tôn Mi Nương hiểu rằng mìnhgặp được người tốt bụng, nhưng nàng vẫn giả vờ đau, kêu toáng lên, giúpngười áo đen diễn cho chót. Cuối cùng, người áo đen cao lôi nàng ra chỗcổng xép bên Đông Hoa sảnh, rút then, đẩy nàng ra ngoài. Nàng đã ở trong ngõ Đông bên cạnh nha môn, một cái ngõ đường rải đá.

Tôn MiNương nằm trên giường, lúc nghiến răng nghiến lợi, lúc thương cảm xótxa. Nghiến răng nghiến lợi vì hận người đàn bà ra tay tàn độc, xót xathương cảm vì nhớ ông huyện đang nằm dưỡng bệnh. Nàng nguyền rủa mìnhthậm tệ vì thiếu ý chí, nàng cắn cánh tay máu chảy dầm dề, nhưng vẫnkhông xua đuổi được hình ảnh Tiền Đinh chập chờn trước mặt.

Đang lúc héo ruột héo gan thì Xuân Sinh đến. Nàng như gặp được người thân, túm chặt cánh tay Xuân Sinh, nước mắt rưng rưng, hỏi:

– Xuân Sinh, Xuân Sinh, ông lớn thế nào rồi?

Xuân Sinh thấy nàng cuốn cả lên cũng thấy cảm động. Hắn nháy mắt về phía Giáp Con đang lột da chó, nói khẽ:

– Bệnh phong hàn thì khỏi rồi, nhưng tâm thần bất định, trong lòng buồnbực, không thiết ăn uống, ngày một gầy mòn, cứ tình hình này sớm muộn sẽ chết!

– Ông ơi! – Mi Nương xót xa kêu lên một tiếng, nước mắt lã chã.

– Phu nhân sai tôi đến mời chị đem thịt chó, hoàng tửu vào huyện để ông lớn khai tâm, khai vị… – Xuân Sinh vừa nói vừa cười.

– Phu nhân? Thôi đừng nhắc đến phu nhân nhà các anh nữa – Nàng rít lên –Độc nhất trên đời là nọc rết mà vẫn còn lương thiện hơn phu nhân nhà các anh!

– Chị Hai Tôn, phu nhân chúng tôi là người am hiểu lễ nghĩa, chị nguyền rủa bà ấy vì chuyện gì vậy?

– Xì, anh còn nói bà ấy là người hiểu lễ nghĩa? Trái tim bà ấy ngâm haimươi năm trong thuốc nhuộm đen, máu bà ấy chỉ một giọt đủ đầu độc chếtmột con ngựa.

– Phu nhân đắc tội với chị Hai về chuyện gì vậy? – Xuân Sinh vừa cười vừa hỏi – Đúng là, người mất trộm không cáu, kẻ trộm lại nổi khùng; người mất mạ không khóc, người không mất mẹ khóc rùngrùng!

– Anh cút đi cút đi cho tôi nhờ – Mi Nương nói – Từ nay trở đi, tui và nha môn các anh tuyệt đường đi lại!

– Chị Hai Tôn, chẳng lẽ chị không nhớ ông lớn sao? – Xuân Sinh cười títmắt – Chị không nhớ con người ông lớn, chẳng lẽ không nhớ cái đuôi samông lớn? Không nhớ cái đuôi sam ông lớn, không nhẽ chị không nhớ bộ râuông lớn? Không nhớ bộ râu ông lớn, chẳng nhẽ chị không nhớ cái… ônglớn?

– Cút! Oâng lớn ông bé gì, ông ấy chết thì có liên quan gì đến dân nữ này? – Nàng miệng thì nói cứng, nhưng mắt thì mọng nước.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!