Chương 21: Bi ca

Ngày mồng hai tháng Ba năm 1900 tức mồng hai tháng Hai năm Canh Tý, Quang Tự năm thứ hai mươi sáu, tương truyền chấp long ngóc đầu dậy vàongày này. Qua ngày mồng hai tháng Hai, xuân dương phát động, địa khí bắt đầu dâng lên, chỉ còn đợi ngày là đánh trâu ra đồng làm lễ hạ điền. Hôm ấy là phiên chợ trấn Mã Tang của làng Đông Bắc Cao Mật. Nông dân ru rútrong nhà cả mùa đông, cần hay không cần đều đi chợ, không tiền thì đibát phố ngắm thiên hạ, xem hát quịt; có tiền thì ăn bánh nướng, ngồiquán trà, uống rượu hâm. Hôm ấy nắng đẹp tuy vẫn còn đôi chút gió lạnh, nhưng rõ ràng đã là tiết xuân, rét ít ấm nhiều, những cô gái thích làmdáng, trút bỏ áo lông dày cộp, thay bằng áo chẽn gọn gàng, nổi bật đường cong của cơ thể.

Sáng sớm, Tôn Bính – chủ quán trà Tôn Ký, quảy đôi thùng gỗ leo lên mặt đê, lần xuống mép sông Mã Tang, bước lên cáibến ghép bằng gỗ, múc đầy hai thùng bước trong, chuẩn bị cho một ngàylàm hàng. Ông thấy băng vụn đầu hôm đã tan hết chỉ trong một đêm, dòngsông xanh biếc sóng lăn tăn, hơi nước mát lạnh từ từ dâng lên.

Năm ngoái mùa màng không thuận lắm, xuân hạn, thu lụt, nhưng không có mưađá, thu hoạch chỉ sáu bảy phần mười. Quan huyện Tiền thương dân, báo lên là bị lụt, miễn cho vùng Đông Bắc Cao Mật một nửa thuế, vậy là dân Đông Bắc Cao Mật dư dả hơn cả nửa năm được mùa. Dân làng cảm ơn quan lớnTiền, góp tiền làm một cái lọng, đề cử Tôn Bính đem biếu quan huyện.

Tôn Bính ra sức thoái thác, nhưng dân làng giở võ cù lần, quẳng lọng vàogian giữa quán trà của ông.

Không còn cách nào khác, Tôn Bínhđành vác lọng lên huyện biếu quan tri huyện. Đây là lần đầu tiên ông lên huyện kể từ khi bị vặt râu. Đi trên phố huyện, ông không thể nói rõ làmình ngượng, mình hận hay mình buồn, chỉ thấy cằm nhâm nhẩm đau, hai tai nóng bừng, bàn tay đẫm mồ hôi. Gặp người quen, chưa kịp chào, ông đã đỏ mặt. Hình như trong lời lẽ của những người quen, ông đều cảm thấy có vẻ mỉa mai diễu cợt.

Định phá bĩnh nhưng không tìm được lý do.

Vào huyện, nha dịch dẫn ông đến phòng khách. Ông để lọng xuống, quay ra thì nghe thấy tiếng cười ha hả của quan lớn Tiền. Hôm ấy, quan lớn Tiền mặc áo dài, bên ngoài mặc áo chẽn, đầu đội mũ nhỏ có dải lụa đỏ, tay cầmquạt giấy màu trắng, phong thái ung dung, trang nhã. Ông lớn Tiền rảobước, tiến đến bắt tay Tôn Bính, vồn vã:

– Tôn Bính, ta với ông đánh nhau rồi mới nhận anh em!

Nhìn bộ râu thanh thoát của quan lớn Tiền, trong lòng Tôn Bính cay đắng vôcùng khi nghĩ mình cũng từng có bộ râu đẹp như thế, mà nay cằm dưới lởmchởm như đầu con nhím. Ông định nói một câu ngỗ ngược, nhưng khi nói ramiệng lại là: Tiểu dân được dân vùng Đông Bắc ủy thác, đem lọng đến biếu ông lớn… Vừa nói ông vừa mở lọng ra – lọng đầy chữ ký của dân trongvùng, đưa đến trước mặt quan lớn Tiền.

Tiền Đinh cảm động nói:

– Chà chà, bản chức vô tài vô đức, đâu dám hưởng vinh dự to lớn này? Không dám, quả thực không dám…

Sự khiêm tốn của Tiền Đinh khiến Tôn Bính cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm đôi chút. Ông đứng nghiêm, nói: Nếu quan lớn không còn điều gì sai bảo, tiểu dân xin cáo từ.

– Ông đại diện cho dân Đông Bắc lên biếu lọng, bản chức rất vinh hạnh, làm sao về ngay được? – Tiền Đinh gọi to – Xuân Sinh!…

Xuân Sinh dạ lên một tiếng, chạy đến:

– Ông lớn có điều gì sai bảo?

– Bảo nhà bếp bày tiệc đãi khách, long trọng vào! Nhân tiện bảo Phu tử viết ít thiếp, mời hơn chục vị hương thân bồi tiếp.

Bữa cơm trưa hôm đó cực kỳ thịnh soạn. Quan huyện đích thân mời rượu; cácvị hương thân luân phiên mời mọc, chuốc cho Tôn Bính say lử cò bợ, chânkhông bén đất, những cấn cá trong lòng tan biến. Khi nha dịch dìu ông ra cổng huyện lỵ, ông ngẫu hứng cất giọng ca một khúc Miêu Xoang:

Cô vương tọa Đào hoa cung, nghĩ tới mặt hoa nàng Mỹ Dung…

Năm vừa qua, nhân dân vùng Đông Bắc Cao Mật tương đối vui, nhưng chuyệnkhông vui cũng có. Không vui nhất là người Đức làm con đường sắt từThanh Đảo đến Tế Nam, vắt ngang vùng Đông Bắc. Thực ra, chuyện người Đức làm đường sắt thì cách đây mấy năm đã có tin đồn, nhưng mọi người không lấy làm được. Đến khi nền đường từ Thanh Đảo bò tới Cao Mật thì chuyệntrở nên nghiêm trọng.

Bây giờ, đứng trên đê Mã Tang đã có thể nhìn thấynền đường như con rồng đất từ phía đông nam bò tới, trải dài trên cánhđồng bằng phẳng. Phía sau trấn Mã Tang, người Đức dựng những căn lều cho công nhân làm đường và kho vật liệu, cánh đường tương đối gần, trông xa như hai chiếc tàu thủy chạy song song.

Tôn Bính gánh đầy angnước, cất thùng và đón gánh, bảo chú giúp việc mới tuyển tên là ThạchĐầu nhóm lò. Ông lau chùi bàn ghế, cọ rửa ấm chén, mở cánh cửa mặt phố, rồi ngồi sau quầy hút thuốc, đợi khách.

Từ khi bị vặt râu, cuộc sống của Tôn Bính có sự thay đổi lớn.

Trưa hôm ấy, ông ở nhà con gái. Nằm trên giường, ông nhìn lên cái thòng lọng đã buộc sẵn trên xà nhà, đợi tin con gái hành thích quan huyện, thànhcông hay thất bại ông đều treo cổ tự tử. Vì ông biết, chuyến này con gái thành công hay không đều liên quan đến ông, chắc chắn ông lại vào nhàgiam. Ông đã từng bị giam, biết nó kinh khủng như thế nào, vì vậy thàchết còn hơn.

Tôn Bính nằm rên giường suốt buổi, lúc ngủ lúcthức, lúc nửa ngủ nửa thức. Khi nửa ngủ nửa thức, trong đầu ông lại táidiễn hình ảnh kẻ giết người như từ trên trời rơi xuống, dưới ánh trăngvằng vặc… Tên giết người cao to, chân tay thô mập, hành động nhanh nhẹn, như một con mèo đen khổng lồ. Khi đó, ông đang đi trong ngõ hẹp từ lầuMười Hương sang khách điếm họ Tào, mặt đường lát đá sáng lên như dướinước có trăng, lung linh cái bóng đổ dài của hắn.

Rượu và gái của lầuMười Hương khiến ông ngất ngư, đến nỗi khi tên sát nhân "bụp" cái đứngngay trước mặt, ông cứ tưởng đó là ảo ảnh. Tiếng cười nhạt của hắn khiến ông sực tỉnh, theo bản năng, thò tay vào bọc lấy mấy đồng xu lẻ còn sót lại, ném xuống trước mặt. Tiền rơi lanh canh trên mặt đường, ông lènhè: "Anh bạn, tui là Tôn Bính, người Đông Bắc Cao Mật, kép hát kịchMiêu Xoang, tiền bạc thì trả nợ phong tình hết rồi, hôm nào anh bạn đếnĐông Bắc, người anh em sẽ diễn một vở tầm cỡ đãi anh bạn…". Người áo đen không thèm nhìn mấy đồng xu dưới đất, mà từng bước áp sát ông. Ông cảmthấy khí lạnh toát ra từ con người này nên tỉnh hẳn rượu. Ông ý thứcđược, đây không phải là tên trộm vặt kiếm mấy đồng xu, mà là một kẻ đang lùng sục kẻ thù. Trong đầu ông như đèn kéo quân, cố nhớ xem ai là kẻthù của mình, đồng thời lui dần vào một góc tối. Người áo đen lồ lộ dưới ánh trăng, đường nét khuôn mặt lờ mờ sau tấm mạng đen. Chiếc bao râubuông lơi trước ngực đập vào mắt ông, một ý nghĩ lóe lên trong đầu, hình hài quan huyện lộ ra sau bộ đồ đen, như con tằm chui ra từ xác nhộng. Cảm giác sợ hãi lập tức tan biến, chỉ còn lại sự căm thù và khinh bỉ. Thì ra là ông lớn, ông nói, giọng khinh miệt. Người áo đen vẫn cườinhạt, đồng thời nâng bao râu rũ một cái, làm như khẳng định ông đã đoánđúng. Nói ra xem nào, ông lớn! Ông muốn gì ở tui? Nói xong, tôi nắm taylại, chuẩn bị quyết đấu với quan huyện cải trang kẻ đi đêm. Nhưng ôngchưa kịp ra tay, cằm dưới đã đau nhói, một nắm râu đã trong tay người áo đen. Tôn Bính gầm lên, nhằm người áo đen xông tới. Ông đã diễn trò đãnửa đời người, nhào lộn; đấm đá trên sân khấu, tuy không thực sự là võcông, nhưng thừa sức hạ một anh tú tài. Tôn Bính bừng bừng lửa giận, hăng máu lên, nhảy xổ vào người mặc đồ đen. nhưng tay ông chưa chạm tớingười áo đen thì đã ngã ngửa, gáy đập phải đá, ngất lịm. Khi ông tỉnhlại, người áo đen chặn chân trên ngực ông. Ông thở khó nhọc, nói: ônglớn đã tha cho tui rồi kia mà? Sao lại… Người áo đen cười khẩy, vẫnkhông nói câu nào, túm lấy chòm râu của ông giật mạnh, một nắm râu lạiđã trong tay hắn. Tôn Bính đau quá kêu thét lên. Người áo đen vứt túmrâu, cúi nhặt hòn cuội to bằng quả trứng, nhét gọn trong miệng Tôn Bính. Tiếp đó, bằng một động tác chính xác và mạnh, người ấy vặt sạch râu của ông. Khi Tôn Bính gượng dậy được, người áo đen đã mất hút, nếu cằm vàgáy không đau như cắt thịt, ông tưởng như mình đang ngủ mê. Ông dùng tay móc hòn đá ra, nước mắt nước mũi chảy giàn giụa. Ông trông thấy nhữngsợi râu của mình lăn lóc trên mặt đất như cỏ nước khô.

Lúc trờisắp tối, con rể cười khơ khớ, quẳng cho ông cái bánh nướng, cười khơ khớ đi luôn. Đợi đến khi lên đèn, con gái mới về nhà. Dưới ánh sáng rực rỡcủa ngọn nến, con gái vui cười hỉ hả, chẳng có vẻ vừa đi giết người trởvề, cũng không có vẻ giết hụt trở về, mà in như vừa dự đám cưới. Ôngchưa kịp hỏi, con gái đã xịu mặt, nói:

– Cha nói bậy! Ông lớnbạch diện thư sinh, tay mềm như bông, làm sao có thể che mặt làm đạotặc? Theo tui thì cha bị mấy con đã đổ cho nước đái ngựa, lú lẫn rồi, mắt không phân biệt thực hư, đầu không phân nổi phải trái, mới nói bậybạ như thế. cha không nghĩ rằng, muốn vặt râu cha thì cần gì một ông tri huyện phải đích thân động thù? Lại nữa, nếu định vặt râu cha, thì khiđọ râu, sao không để cha tự vặt? Việc gì phải xóa tội cho cha?

Lại nữa, câu nói bậy của cha, đủ để người ta công khai lấy mạng, cho dù khôngđịnh tội, cứ giam cho đến chết trong nhà giam, việc gì phải đọ râu chomệt? Cha ơi, cha cũng đã quẳng đi cái tuổi bốn nhăm năm mươi của charồi, vẫn không bao giờ nghiêm chỉnh, tối ngày ngủ lang đi bụi, bắt gàtrộm chó, tui cho rằng, chính là người nhà trời vặt râu cha! Đó là trờicảnh cáo cha. Nếu cha không sửa, lần sau sẽ vặt đầu cha.

Con gái nói như liên thanh, khiến Tôn Bính toát mồ hôi. Ông nghi ngại nhìn nétmặt nghiêm chỉnh của con, nghĩ thầm: Lạ thật! Mười câu có đến tám câukhông phải là khẩu khí của nó. Vỏn vẹn trong một ngày, nó đã trở thànhngười khác. Ông cười nhạt, hỏi:

– Mi Nương, thằng cha họ Tiền đã phù phép gì trên người con?

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!