Tám giờ hơn, Hứa Thuận Hòa đến thành phố Định Giang. Anh gọi một chiếc taxi, trực tiếp ra ga tàu hỏa.
Anh không tính là đã từng đến thành phố Định Giang, chỉ là trên đường đi ngang qua vài lần. Từ khi tốt nghiệp cấp 2 rồi quyết định không học tiếp, đến năm mười chín tuổi rời quê, anh vẫn luôn làm công ở huyện thành gần nhà, tiện bề chăm lo gia đình.
Lúc đó, ba mẹ đều phản đối khi anh bỏ học, nói dù khổ thế nào cũng có thể cố gắng nuôi anh học tiếp.
Nhưng Hứa Thuận Hòa thực sự không đành lòng nhìn cảnh nhà như vậy. Dưới anh còn ba đứa em, đều còn nhỏ. Ba đi làm ăn xa mấy năm, gom góp chỉ đủ nuôi cả nhà khôn lớn, chắt bóp mãi mới dựng được hai tầng nhà thô sơ, đến tiền hoàn thiện cũng chẳng có, cả nhà cứ thế mà sống.
Cuộc sống khó khăn đến mức chỉ miễn cưỡng ăn no, nói chi đến chuyện học hành xa xỉ.
Thành tích của Hứa Thuận Hòa cũng không phải quá xuất sắc, chỉ vừa vặn đủ điểm vào Trường Trung học số 3 trong huyện, không đậu được vào trường số 1 hay số 2. Trường cấp ba số 3 là trường yếu nhất trong huyện, tỷ lệ đậu vào hệ chính quy đại học rất thấp, một nửa học sinh ra trường không thi đậu nổi.
Nếu cố gắng học ba năm, rồi thi đậu vào một trường đại học hạng thường, học tiếp bốn năm, sau đó thì sao? Hơn nữa, với khả năng của anh, rất có thể còn chẳng đậu được đại học chính quy.
Đối với những gia đình nghèo như nhà anh, học hành là một khoản đầu tư, là thứ phải có lợi ích cụ thể. Nếu đã đoán trước rằng lợi ích thu về sẽ không nhiều, thì có đáng để tiếp tục không?
Hai cậu em trai sau của anh thì khác, nhìn qua đã thông minh, sáng dạ hơn anh. Thay vì dồn tiền nuôi anh ăn học, chi bằng để hai em có cơ hội tốt hơn.
Còn em gái thứ hai lại không có khiếu học hành, gần như chắc chắn sẽ không đậu cấp ba, cũng sớm muộn gì phải đi làm. Ba mẹ nói, nếu em gái ra ngoài làm công, nhà sẽ có thêm một lao động, anh có thể tiếp tục đi học. Nhưng anh không đồng ý. Anh biết, con gái không giống con trai.
Con trai có thể lăn lộn, có thể chịu khổ, nhưng con gái thì tuổi xuân có mấy năm? Nhà anh nghèo thế này, chẳng thể cho em gái được gì, chi bằng để em ấy tự kiếm chút vốn liếng cho mình, tích góp lo cho tương lai.
Lúc đó, anh mới mười lăm, chưa tròn mười sáu, vẫn tính là lao động trẻ em, sợ bị kiểm tra nên chỉ có thể vào xưởng nhỏ, làm công theo sản lượng trên dây chuyền. Anh nhanh tay lẹ mắt, mỗi ngày làm mười hai, mười ba tiếng, một tháng có thể kiếm hơn ba nghìn, lúc tốt còn được bốn nghìn.
Khi ấy, trong nhà, anh đã là người kiếm tiền nhiều nhất. Ba mẹ bận rộn ruộng vườn quanh năm, nhưng tính cả vụ mùa thì thu nhập một năm cũng chẳng bằng anh làm công một tháng. Nhưng công việc này chỉ có anh làm được.
Ba mẹ mắt kém, lưng cũng đau, không thể ngồi cả ngày như vậy, tay chân cũng không nhanh nhẹn như thanh niên.
Cứ thế làm hơn hai năm, anh cảm thấy không ổn.
Công việc này nếu làm lâu dài cũng chỉ dậm chân tại chỗ, không có kỹ thuật, chỉ dựa vào sức lực. Anh nghĩ đến chuyện lâu dài, muốn học một nghề để làm ăn. Nhưng học gì thì anh chưa biết, trong lòng cũng chưa có định hướng rõ ràng. May là anh vẫn còn trẻ, có thể từ từ thử nghiệm.
Rời khỏi xưởng, anh vào làm trong tiệm trà sữa một năm, rồi lại chuyển sang một cửa hàng thức ăn nhanh.
Chính tại đó, anh gặp Trịnh Gia Hưng.
Cái tên này, đã lâu rồi anh không nhớ đến, dường như sắp quên mất rồi.
Ting ——
Âm báo tin nhắn WeChat cắt ngang dòng suy nghĩ của Hứa Thuận Hòa.
Là Dương Gia Thịnh nhắn tin, báo tình hình tiệm bánh. Từ lúc 5 giờ sáng tiễn Hứa Thuận Hòa rời đi, hắn bắt đầu gói bánh bao. 400 cái, từ cán vỏ đến cho nhân, Hứa Thuận Hòa chỉ mất hai tiếng là xong. Còn Dương Gia Thịnh bận rộn suốt gần bốn tiếng mới gói hết 400 cái.
Cũng may bánh bao hấp từng mẻ một, nếu không chắc chắn không kịp mở cửa bán hàng.
Gói xong cái bánh cuối cùng, Dương Gia Thịnh thở phào nhẹ nhõm, chụp vài tấm hình mấy xửng bánh vừa hấp xong gửi cho Hứa Thuận Hòa xem.
[YANG: Mệt chết em!
Anh ơi, anh đúng là giỏi thật đó, ngày nào cũng gói 400 cái bánh bao, còn làm cả màn thầu! ]
[YANG: Hôm nay bánh bao bị chê quá trời, ai cũng em là, anh cháu đâu rồi. Còn nói bánh bao xấu quá, ăn được không? Em bảo, tuy xấu chút nhưng nhân bánh vẫn là anh làm, anh làm xong rồi mới đi.
Nghe xong bọn họ mới chịu thanh toán tiền. ]
[YANG: Anh ơi, anh tới bệnh viện chưa? ]
Hứa Thuận Hòa phóng to ảnh nhìn kỹ, không nhịn được cười. Bánh bao quả thực méo mó, cái vẹo cái nhăn. Tội cho nhóc cún con, vừa phải cán vỏ, vừa phải gói bánh, hôm nay mà gói được 400 cái đã là lợi hại lắm rồi.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!