Chương 6: Rau, Củ Cải Khô Mùa Thu

Sáng sớm hôm sau, Hà Điền lấy một chồng bánh kếp khoai tây và bánh kếp củ cải mà cô đã chuẩn bị hôm qua lên đường. Pate gan gà thì được đựng trong một cái hủ thủy tinh, khi ăn thì lấy ra phết lên bánh. Món này ngon ngay cả khi ăn lạnh.

Hà Điền dắt theo Gạo vào rừng.

Ngoài thức ăn, trong giỏ trên lưng Gạo còn có túi ngủ, than củi, đồ da lông để tránh rét,….

Bãi săn của Hà Điền ở bên kia sông rộng khoảng mười km vuông. Muốn kiểm tra và sửa chữa từng cái bẫy một, cần phải mất thời gian hai ngày. Đêm nay cô sẽ ngủ lại trong một căn nhà nhỏ trong rừng.

Không có chó săn, thợ săn không phải là thợ săn thực sự.

Mùa thu năm ngoái, Hà Điền và bà của mình mang theo Lúa vào rừng đặt bẫy thì tình cờ gặp phải một con gấu. Lúc đó, Hà Điền đang lấy nước ở một con suối nhỏ, sau khi nghe thấy tiếng kêu bất thường của Lúa, cô lập tức ném chiếc xô xuống và chạy trở về, nhưng đã quá muộn.

Cô bắn hai phát vào con gấu, trúng mắt phải và chỗ gần tim của nó. Con gấu hung dữ vậy mà còn chưa chịu ngã xuống, phát điên chạy về phía Hà Điền. Hà Điền không có thời gian để nạp đầy đạn cho súng, chỉ có thể ném chiếc rìu treo ở thắt lưng về phía đầu của nó.

Chiếc rìu bị ném vào đầu gấu, găm vào trong đầu của nó, nó đứng thẳng người rú lên đau đớn rồi xoay người bỏ chạy vào sâu trong rừng.

Lúa và bà đã chết.

Trước khi bà mất, điều mà bà nghĩ đến chính là, may mắn thay, bây giờ là mùa thu, thức ăn cho mùa đông đã được tích trữ. Nếu là đầu xuân, Hà Điền phải làm sao bây giờ?

Những lời cuối cùng của bà, chính là căn dặn Hà Điền, mùa đông nhớ đến rừng kiểm tra bẫy vài ngày một lần và thu thập lông của những con chồn bẫy được.

Bắt chồn là một kỹ thuật chỉ có thể thành thạo sau nhiều năm luyện tập. Hà Điền luôn cho rằng mình đã thành thục kỹ thuật này, mãi đến mùa đông năm ngoái cô mới biết, mình kém xa bà đến cỡ nào.

Chồn là một loài động vật nhỏ rất tò mò, mà động vật có lòng hiếu kỳ mạnh thường không quá ngu ngốc. Làm thế nào để làm bẫy và đặt bẫy mà có thể khiến cho những con chồn biết đến và kích thích lòng hiếu kỳ của chúng, khiến chúng muốn chạy đến xem thử, là cả một kỳ công.

Bẫy mà bà cô thường làm nhất, là bẫy vòm thông.

Kiểu đặt bẫy này là rắc rối nhất, nhưng nó cũng hiệu quả nhất.

Vào đầu mùa xuân, trước tiên phải tìm những cây thông nhỏ thích hợp trong khu rừng có chồn qua lại, bắt buộc phải có hai cây, hai cây không được quá gần hoặc quá xa, khoảng cách từ một mét đến một mét ba, mét bốn là tốt nhất. Thân cây hơi to hơn nắm tay một chút.

Điều quan trọng nhất là cây phải mọc thẳng.

Chặt cây ở độ cao khoảng một hoặc hai mét so với mặt đất, khoét một rãnh ở chính giữa gốc cây, đặt hai thân cây vừa mới chặt vào giữa hai rãnh, dùng cành thông phủ lên trên. Thân cây không được nhẹ quá, tốt nhất là dày ba ngón tay, thân cây dài hơn một thước thì nặng khoảng mười ký.

Đến mùa đông, gốc cây và thân cây không còn mùi của cây mới chặt, màu sắc của mặt cắt bị rìu chặt không còn là màu vàng nhạt nữa, mà mọc lên rêu và cây địa y như những cây xung quanh, trở thành một màu xanh biết.

Sau khi tuyết rơi dày, đặt một cái chêm và mồi vào giữa hai cành cây, chẳng hạn như một miếng thịt nhỏ, rồi dùng cành thông tươi rải lên, chồn nghe thấy mùi thơm sẽ bị cám dỗ tìm đến, nó trèo lên gốc cây và dựa vào những cành được nâng đỡ bởi chêm.

Đang đi giữa chừng, chuẩn bị đến miếng mồi, bỗng Đùng – cái chêm rơi xuống, thân cây nặng trĩu ngã xuống, đè chết con chồn đáng thương.

Bộ lông chồn được đánh bắt theo cách này thường còn nguyên vẹn, giá trị cũng cao hơn.

Một loại bẫy thường được sử dụng khác là loại được đặt trên mặt đất. Loại bẫy này được chế tạo và đặt tương đối đơn giản, chỉ cần một hốc cây và một vòng kẹp sắt là được. Đặt vòng kẹp sắt dưới hốc cây hoặc chòi nhỏ được dựng bằng cành cây, phủ lá rụng lên và đặt mồi vào giữa vòng kẹp.

Nhưng có rất nhiều nhược điểm.

Mồi đặt dưới đất rất dễ bị các động vật khác ăn mất. Sóc, chuột, chó lửng, cáo, thỏ, chó săn… thậm chí cả tuần lộc và linh dương đầu bò cũng sẽ bị thu hút, chúng đều có thể chạm vào miếng mồi.

Bẫy đã bắt được các con vật khác, cho đến khi thay đổi một miếng mồi mới, sẽ không thể bắt được chồn nữa. Động vật lớn cũng có thể phá bẫy. Thời gian quý giá trôi qua từng ngày, chồn không bắt được, bộ lông của sóc, cáo thì lại không đáng giá.

Vì vậy, những người không thể làm bẫy vòm thông nghĩ đến một biện pháp – xây dựng một bệ gỗ nhỏ và đặt một cái bẫy trên đó.

Mặc dù không có cách nào để ngăn sóc và chuột dẫm nhầm vào bẫy, nhưng ít nhất có thể tránh được những động vật lớn và động vật không thể trèo, nhảy lên cây.

Bẫy vòm thông chỉ có thể bắt được những con chồn lớn hơn sóc và chuột, linh hoạt và leo cây giỏi như chúng.

Sau khi đặt bẫy, nó có thể được sử dụng nhiều lần.

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!