Để kỷ niệm công trình đào ao quy mô lớn này cuối cùng cũng đã hoàn thành, họ quyết định làm tiệc ăn mừng, hơn nữa cũng vừa đúng dịp, Hà Điền chuẩn bị luôn cho ngày Đoan ngọ.
Sự xuất hiện của thời kỳ lạnh giá đã làm gián đoạn nhiều lễ hội và phong tục truyền thống trước đây.
Khi thảm họa vừa xảy ra, một cơn sóng thần bất ngờ tràn vào các vùng đất ven biển, cư dân của các thành phố ven biển đều rơi vào thảm cảnh.
Tiếp sau đó là một đợt giảm nhiệt độ cực kỳ khủng khiếp.
Theo mô tả của những người còn sống sót, nhiệt độ đột ngột giảm mạnh từ 26 độ C xuống âm 30 độ chỉ trong một đêm.
Giao thông bị tê liệt, những người sống sót bị mắc kẹt chỉ có thể cầm cự bằng cách đốt cháy tất cả các chất cháy mà họ có thể tìm thấy.
Khoảng mười năm sau đó, những người may mắn sống sót dần dần tụ tập về khu vực có thể sống được.
Sự khan hiếm các nguồn tài nguyên buộc những người sống sót ít ỏi này phải tàn sát lẫn nhau.
Kết quả là một số người đã rời bỏ những khu định cư tuy ấm áp nhưng lại quá đổi tàn khốc này để sống một cuộc sống cô lập, cố gắng sinh tồn trong khu rừng gần một nửa thời gian đều là tuyết phủ.
Điều kiện sống ở đây tuy rất tệ, nhưng sự cạnh tranh giữa mọi người cũng ít hơn rất nhiều.
Trải qua mấy cuộc di cư và mấy chục năm, đủ thứ dân tộc lẫn lộn, không ai dám nói là mình không phải con lai.
Cũng bởi vì vậy, các nền văn hóa khác nhau cũng đã phải trải qua một vài cuộc xáo trộn, một số đã bị lãng quên, và cũng có một số được đặc biệt giữ lại.
Khu rừng nơi gia đình Hà Điền sinh sống cũng không ngoại lệ.
Những người hàng xóm gần nhà cô và cả những cư dân ở thôn làng dưới núi vốn đều là những người đến từ nhiều vùng đất khác nhau, có một số người đã rời đi và đến những nơi ấm áp hơn, trong khi một số thì ở lại và phát triển.
Một vài thế hệ sau, mặc dù cũng có những dòng dõi tóc đen và mắt đen giống như người Hoa, nhưng không ai tiếp tục sử dụng lịch âm nữa.
Cho dù có muốn dùng cũng không tìm được lịch âm, hơn nữa cũng không có chuyên gia nào tính toán cụ thể được nữa.
Gia đình của Hà Điền thì có ghi lại ngày tháng, dựa vào một chiếc đồng hồ cơ khí gia truyền để lại.
Đối với tiết khí của âm lịch, ngoại trừ một số ít liên quan đến nắng, còn lại toàn bộ đều vô giá trị sau đợt thiên tai.
Tuy các tiết khí âm lịch không còn nữa, nhưng ẩm thực và một số phong tục liên quan đến tiết khí thì vẫn được giữ lại.
Điều này có lẽ là bởi vì con người vốn là những kẻ háo ăn chăng?
Trong rừng, mọi người đều tuân theo các tín hiệu của tự nhiên, nếu như đã quyết định một ngày nào đó là ngày lễ thì sẽ tổ chức và làm các món ăn tương ứng với ngày lễ đó.
Ví như bánh xuân lẽ ra phải ăn vào ngày Xuân phân, nhưng người miền núi và thợ săn trong rừng không thể xem lịch âm, nên chỉ có thể ăn bánh xuân vào ngày nước sông tan băng.
Chỉ với một con sông nhưng người dân ở thượng nguồn và hạ lưu sông lại tổ chức lễ hội Xuân phân có thể cách nhau khoảng một hai ngày.
Lại ví như hiện tại, khi tiếng ếch nhái đầu tiên xuất hiện trong rừng, vậy thì ngày hôm sau sẽ là ngày Đoan ngọ.
Điều này cũng không phải do tổ tiên quyết định, mà còn dựa vào một số cơ sở khoa học.
Mùa hè trong rừng rất quý giá và ngắn ngủi.
Từ đầu tháng sáu đến giữa tháng tám, chỉ có hơn hai tháng thời gian, có đôi khi, trung tuần tháng sáu còn bất chợt rơi xuống một trận tuyết.
Sau khi những chú ếch xanh vốn đã ngủ đông trong một mùa đông thức dậy, việc đầu tiên mà chúng làm là tìm phối ngẫu trước khi mùa ấm nhất trong năm bắt đầu.
Tiếng kêu của chúng đánh dấu sự khởi đầu của những ngày nắng nóng nhất.
Mặc dù phương pháp quyết định ngày nào là lễ hội có vẻ qua loa, nhưng Hà Điền chuẩn bị cho ngày Đoan ngọ rất nghiêm túc.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!