Ngày hôm sau thời tiết rất trong lành.
Sau khi Hà Điền tỉnh dậy, cô gom chăn ra gối đệm lại. Thời tiết tốt như thế này cần phải đem chăn bông ra phơi. Chiếc chiếu rơm trải trên sàn cũng cuộn thành cuộn rồi thả cho nó lăn xuống cầu thang.
Mấy hạt dẻ tối qua để qua đêm trên bếp lúc này vỏ đã khô hẳn, co lại và nứt theo những vết nứt đã chẻ, lộ ra phần thịt hạt vàng rực.
Hà Điền ném chúng vào lò nướng.
Sau khi rửa mặt xong, cô cho Gạo ăn trước, dọn dẹp chuồng cho nó rồi vứt những chiếc vỏ hạt dẻ mà mình đã tách đêm qua vào đống củi khô.
Công việc kết thúc, mặt trời lên, hạt dẻ đã chín.
Để hạt dẻ đã nướng nguội một chút, các vết nứt hướng lên trên, dùng ngón tay kẹp chúng lại và bóp, phần vỏ bị cháy sẽ bị tách làm đôi dọc theo các vết nứt, lớp vỏ mỏng màu nâu đỏ gần với thịt hạt dẻ sẽ rơi ra, lộ ra phần hạt dẻ vàng ruộm.
Thịt hạt dẻ nướng chín có độ bóng, óng ánh như được tráng một lớp mỡ, sau khi cắn vào thấy có độ dẻo và sáp, ngọt hơn nhiều so với khoai tây.
Hạt dẻ nướng như thế này, cho dù ăn cả một chén vẫn không muốn ngừng.
Nhưng trên thực tế, hạt dẻ không dễ tiêu hóa như khoai tây, vì vậy không thể ăn quá nhiều một lúc, nếu không sẽ bị đầy hơi, nấc cụt hoặc phát ra mùi hôi lạ.
Cho nên Hà Điền chỉ ăn năm sáu hạt cho bữa sáng.
Hà Điền cũng cho thêm một ít đường của cây phong vào tách trà.
Cô thích ăn một chút đồ ngọt vào buổi sáng, vì như vậy có thể khiến cơ thể nhanh chóng ấm lên.
Hôm nay cô không có kế hoạch ra ngoài, vì vậy cô không cần phải ăn quá nhiều cho bữa sáng.
Ở khoảng đất trống trước ngôi nhà gỗ có vài cây thông, ngọn bị cưa hết chỉ còn trơ lại những thân cây trơ trọi, giữa hai cây là một khung gỗ có đặt một rương gỗ nhỏ.
Những chiếc rương gỗ này được Hà Điền dùng để đựng thức ăn.
Trong rừng, dù đặt thức ăn ở đâu, cũng không thể hoàn toàn ngăn cản các loài động vật khác đến trộm.
Để đối phó với những động vật lớn như gấu, sói, báo đến trộm thức ăn, chỉ cần cho thức ăn vào những nhà kho chắc chắn có khóa hoặc những căn chòi đơn giản, nhưng đối với những động vật nhỏ như chuột, sóc, chồn là những loài tinh ranh và giỏi leo trèo, nhà gỗ có khóa cũng không hề nhầm nhò gì với chúng, chỉ cần đục lỗ là xong.
Treo trên xà, dưới mái hiên cũng không khó, chỉ cần leo dọc theo xà nhà là được.
Đó là lý do tại sao những người thợ săn nghĩ ra phương pháp lưu trữ thức ăn này. Họ treo rương gỗ trên cao và dùng tấm nhựa phủ lên gốc cây cách mặt đất khoảng một mét. Tấm nhựa bóng loáng khiến móng vuốt sắc nhọn của động vật trở nên vô dụng, không thể nào trèo được lên cây.
Tuy nhiên, trong thời đại này, không có tấm nhựa.
Vì vậy, cứ vào đầu mùa đông, Hà Điền lại cho thức ăn vào rương gỗ treo lên rồi tưới nước vào gốc cây, nước đóng thành băng vô cùng trơn. Lúc lấy đồ cô chỉ cần dùng thang là có thể leo lên.
Hôm nay, cô sẽ kiểm tra những rương nhỏ đựng lương thực này để xem có cần phải sửa chữa không, hoặc là có bị mọt cắn không.
Ngoài các rương gỗ, trên cọc gỗ còn buộc những sợi dây dày, thường được sử dụng để làm khô nhiều thứ khác nhau.
Hà Điền nhìn bầu trời, tuy rằng nắng chói chang, nhưng nhiệt độ lại không cao.
Mùa thu sắp kết thúc rồi.
Hôm nay có thể là cơ hội cuối cùng để phơi chăn bông trong năm nay.
Cô treo chăn bông lên dây và dùng vợt mây đập mạnh cho đến khi chăn bông lỏng ra.
Thảm rơm được treo trên sợi dây giữa hai gốc cây khác, cũng được cô làm tương tự.
Sau khi xong việc, cô đeo chai nước ấm trên lưng, dắt theo Gạo đến kho chứa củi.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!