NĂM: Nam Ẩn ViênSau khi trở thành Phò mã, Thiệu Đường được ban cho một chức quan danh nghĩa là
"Ngân Thanh Quang Lộc Đại Phu*," một chức vụ nhàn hạ, bổng lộc rất cao, chỉ cần điểm danh là được.
Với ta thì có lẽ vì cảm thấy áy náy, Phụ hoàng cũng ban thưởng cho ta rất hậu hĩnh, bao gồm vô số điền trang, ruộng đất.*Đại Phu: (chức quan to thời xưa, dưới quan khanh, trên quan sĩ)Ta nói với Thiệu Đường:
"Hai chúng ta chỉ là đôi phu thê vô công rồi nghề đường đường chính chính hưởng thụ mồ hôi nước mắt công sức của nhân dân thôi."Thiệu Đường nghe vậy liền cười lớn, nắm tay ta nói:
"Được lợi mà còn giả bộ khiêm tốn, tiền tài bất khả. Sau này chúng ta phải hành xử khiêm tốn, không thôi người ta sẽ ghen tị. Ta và nàng chỉ có thể âm thầm mò bạc thôi*."*Ý nói là đếm bạc nhưng tắt đèn nên chỉ có thể lần mò mà đếmTa không ngờ công tử như ngọc như Thiệu Đường lại có thể nói ra những lời tùy ý trêu đùa như thế, đếm tiền mà cũng phải lần mò cơ đấy.
Nhưng mà ở kinh thành chúng ta quả thực không quá gây chú ý, không phải đến mức cố ý tằn tiện nhưng việc nên làm thì làm, y phục nên mặc thì mặc, không làm rình rang khua chiêng gõ trống là được.
Có người trêu ghẹo Công chúa và Phò mã, hai nhân vật lớn như vậy phải tiêu xài phóng khoáng chút mới thể hiện được khí phách hoàng gia. Giờ hai người giữ bo bo cái núi vàng, dùng tiền cũng chi li cẩn thận, không phải là hai con tì hưu đầu thai đấy chứ.
Ai mà biết được là do nhất thời chúng ta không tìm ra được nên tiêu nhiều tiền vào đâu. Dù ta đã gả vào Nghiêm gia rồi nhưng cũng chỉ coi như là đi lướt qua mà thôi, Nghiêm Đại học sĩ cũng chẳng phải là cha chồng thật của ta.
Phụ hoàng xây cho ta phủ Công chúa tráng lệ, ngay cả xe ngựa cũng đã được chuẩn bị hết rồi, Nghiêm Thiệu Đường cứ vậy hân hoan tung tăng vào ở, chỉ cảm thấy vạn sự như ý. Thiệu Đường nói:
"Làm một Phò mã, làm Phò mã của một Công chúa xinh đẹp, lại còn là làm Phò mã của một Công chúa vừa xinh đẹp vừa giàu có thật là chuyện không gì vui bằng!"Ta vội bịt miệng chàng lại. Lời này để người ngoài nghe được kiểu gì cũng nói chàng không có tiền đồ.
Theo lý mà nói chúng ta sẽ tài trợ cho cô nhi viện, cứu giúp người nghèo, viện dưỡng lão hay là san sẻ gánh nặng với những gia đình nghèo khó có nhi tử hiếu học, nhưng loại chuyện này có chút ngại bị nói mua danh chuộc tiếng. Thân phận hai chúng ta như vậy cũng không tiện gióng trống khua chiêng.
Bằng không người ta lại có cớ nghĩ ta là Công chúa đã là dựa vào danh nghĩa Hoàng gia rồi, chẳng lẽ giờ còn muốn dựa vào cả Nghiêm gia để lấy tiếng nữa? Không thì cũng sẽ suy đoán Nghiêm Thiệu Đường lợi dụng Công chúa để kiếm danh tiếng nhằm mục đích gì?
Thiệu Đường đề nghị, nếu chúng ta không dùng được tiền thì cứ ở trong thành ngây ngốc mãi cũng chán, mua một mảnh vườn ở ngoại ô thì sao.
Cứ như vậy, chúng ta đã xây một khu vườn lớn ở phía nam ngoại ô thành, gọi là Nam Ẩn Viên với mong muốn được khoái lạc ẩn cư
"Thái cúc đông ly hạ, du nhiên kiến nam sơn*".*Đây là câu thơ trích trong bài Âm tửu kỳ 5, dịch thơ:
Giậu đông hái đoá cúc nhàNam sơn thanh thản cho ta ngóng vềPhòng ốc thì không có gì đáng nói, chỉ là cả ta và Thiệu Đường đều nghĩ rằng cách sắp xếp bố cục trong khuôn viên vườn không nên làm quá tinh xảo; tự nhiên, thú vị một chút mới tốt. Điều này đã khiến cho lão Trình gặp chút khó khăn.
Lão Trình là người hầu trong nhà Thiệu Đường trước đây. Sau khi phụ thân Triệu Đường qua đời, người hầu đã mỗi người một nẻo, chỉ có lão Trình là vẫn ở lại hầu hạ bên cạnh Thiệu Đường. Ông ấy xuất thân từ nhà nông, thái độ làm người cũng trung hậu, chất phác.
Ta và Thiệu Đường thành thân xong, ông ấy lại tiếp tục theo Thiệu Đường vào phủ Công chúa làm ít việc quản gia. Giờ đây chuyện trong Nam Ẩn Viên này đương nhiên sẽ phải giao cho ông ấy rồi. Lão Trình hỏi ta thế nào mới là tự nhiên, thú vị. Ta nghe vậy không cần nghĩ đã nói:
"Không cần câu nệ gì cả, chỉ cần những thứ chưa từng thấy ở trong cung và Nghiêm phủ như cỏ dại, hoa dại, cây dại mọc trên núi và ruộng lớn, thêm cả một ít cây ăn quả nhà nông nữa là được rồi."Lão Trình vỗ đùi cái đét nói hay, hóa ra là thế. Thiệu Đường khen ta cái gì mà nương tử vừa thông minh vừa tài trí.
Ta bảo chàng bớt lẻo mép lại. Chàng không gọi ta là Công chúa mà gọi nương tử. Ở Nam Ẩn Viên ta nói hạ nhân gọi ta là phu nhân. Ta thích làm Thiệu Đường phu nhân vì so với làm Công chúa thì thú vị hơn một chút.
Trong Nam Ẩn Viên mọc đầy hoa cúc dại vì ta nghĩ rằng có lẽ nơi đây không ưa mấy thứ hoa lộng lẫy được thợ làm vườn ở kinh thành tỉa tót cầu kỳ. Ta còn trồng thêm một mảng lớn hoa cúc sao (thuộc loài thược dược dại).
Loài hoa này sức sống rất mạnh mẽ, nghe nói sống được ở cả vùng Thổ Phồn, người địa phương gọi là Cát Tường. Hoa cúc sao nở từ mùa xuân đến tận cuối thu, khô hạn hay ngập úng cũng chẳng sao, nở thành một biển hoa, trông rất hoành tráng.
Những chỗ khác thì ta cho trồng lộn xộn cây dâu dại, trà hoa dại... Khắp các góc là cỏ lan dễ sống, còn dưới hiên nhà là dạ lan hương thường thấy ở thôn quê. Trên tường cây thường xuân bò kín, sáng sớm nở bung ra thành cả một mảng xanh mát.
Ven ao, cỏ lác đỏ mọc um tùm, điểm xuyết thêm nhiều loài như thạch hộc dại và mã lan. Trong vườn còn dành riêng một góc để trồng cây ăn quả và rau củ. Trong đó giàn nho là đẹp nhất, đến mùa quả chín còn thu hút rất nhiều chim đến chơi.
Rất ít bàn tay con người can thiệp, chẳng có quy hoạch gì cả, lão Trình sai người cứ thế trồng tùy ý. Ta và Thiệu Đường vui mừng vỗ tay tán thưởng, rảnh rỗi thì chỉ thích nằm trong vườn, chẳng buồn đi đâu nữa.
SÁU: Không chỉ chúng ta mà đệ đệ của Thiệu Đường
- Nghiêm Thiệu Phong, Nghiêm Thiệu Tuyên
- cũng thích Nam Ẩn Viên. Ban đầu là đệ đệ ruột của Thiệu Đường
- Nghiêm Thiệu Phong
- chạy thẳng đến vườn, sau lại thêm đệ đệ ruột của Nghiêm Thiệu Ngọc
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!