Hai ngày sau, ta vâng mệnh hoàng hậu, mang vài cuộn tranh Thôi Bạch vẽ tới Nhu Nghi Điện thỉnh bà xem. Hoàng hậu đang nói chuyện phiếm cùng đô tri Nhập nội nội thị tỉnh Trương Duy Cát, thấy ta mang tranh đến, bèn sai người mở ra, cùng bình phẩm với Trương Duy Cát.
Những bức họa này được ta dày công chọn lựa, chủ đề đa dạng, có hoa trúc lông vũ, ấu sen vịt nhạn, cũng có quỷ thần Phật Đạo, đều là sở trường của Thôi Bạch.
Trương Duy Cát ngắm mà mắt mày nhuốm đẫm ý cười, xem chừng rất thưởng thức, hoàng hậu hỏi ý kiến của y, y thận trọng đáp:
"Tranh người này vẽ ý tưởng khá mới lạ."
Hoàng hậu tạm thời không có lời nào, lại xem xét tỉ mỉ thêm lần nữa, cuối cùng, ánh mắt đậu lên một bức hoa sen đôi cò, khóe miệng khẽ nhếch, bảo ta:
"Hoài Cát, ngươi nói không sai, Thôi Bạch khéo vẽ vật thực, nếu bàn về sao chép hình thái vật thì quả thực họa viện không mấy ai có thể vượt được hắn."
Ta mỉm cười cụp mắt cúi đầu.
Trương Duy Cát thấy hoàng hậu nhìn kỹ bức tranh đôi cò hồi lâu, cũng tới gần xem lại, muốn biết kỳ diệu chốn nào.
Hoàng hậu nghiêng đầu hỏi y:
"Đô tri cảm thấy bức họa này thế nào?"
Bức tranh này vẽ một cặp cò nghịch nước trên hồ sen, một con bơi từ phải qua trái, muốn vồ lấy đóa sen hồng trước mắt, một con khác từ trên không liệng xuống, cần cổ dài cong rụt, hai chân duỗi thẳng ra sau.
Trương Duy Cát chăm chú phẩm họa kĩ càng rồi đáp:
"Cò trắng trong tranh tư thế linh động, đuôi cánh dày mềm, như có thể chạm tới… Đích thật là tác phẩm hiếm có."
Không chỉ có thế, hoàng hậu chỉ vào cổ cò trắng, nói: "Cò trắng khi bay tất sẽ cong cổ thu sức, thậm chí nửa cổ dưới còn vòng thành hình túi. Trước đây ta cũng từng xem tranh cò trắng người khác vẽ, thường vẽ nhầm thành dáng bay của chim hạc, cổ và chân phân biệt duỗi thẳng ra hai hướng trước sau.
Mà Thôi Bạch thì không nhỡ nhầm, có thể thấy hắn xem vật vẽ thực đúng là đã tốn không ít tâm tư.
"Ta và Trương Duy Cát nghe vậy đều ghé lại xem bức tranh này, quả nhiên trông thấy con cò trắng bay trong họa cong cổ thu sức, gần như thành hình cái túi, bất giác kinh hãi thán phục. Trương Duy Cát tức thì ngợi khen:"Nương nương thánh minh. Thôi Bạch có thể được nương nương tán thưởng cũng thật có phúc!
"Hoàng hậu lại lắc đầu, thở dài:"Nhưng tài năng tính tình hắn thế mà tiếp tục giữ lại họa viện thì lại thành trói buộc gò bó hắn… Có một số người trời sinh đã không hợp bước vào hoàng thành.Thu tranh lại đi, về sau cất vào bí phủ (*).Bà chỉ thị ta:Còn về Thôi Bạch, ta sẽ bảo quan chủ quản bên họa viện phê chuẩn cho hắn rời đi."
(*) Thời cổ, nơi cất giữ sách vở bí mật trong cung gọi là bí phủ.
Sự tán thưởng bà dành cho Thôi Bạch từng cho ta phút chốc ảo giác, cho là nhờ vậy bà sẽ giữ gã lại, thế nên bà đột nhiên đổi lời kết thúc làm ta rất kinh ngạc, nhưng ngay sau đó cũng không thể không thừa nhận rằng điều này quả thực là một quyết định mà cả quan viên họa viện lẫn Thôi Bạch đều hài lòng.
Ta bội phục bà.
Cung nhân cuộn tranh lại, chuẩn bị đưa ta mang về. Ta đứng nghiêm chờ đợi, chợt nghe ngoài điện vọng vào tiếng ầm ĩ, có nữ tử đang kêu khóc bên ngoài:
"Hoàng hậu, mẹ con ta bị hãm hại, ngài không muốn đứng ra trừng trị kẻ gian thì thôi, dựa vào đâu mà đến quan gia cũng không cho ta gặp?"
Trương Duy Cát nhíu mày, định rảo bước ra xem, lại bị hoàng hậu ngăn lại, bà lệnh cung nhân: Cho cô ta vào đi.
Rất nhanh sau đó, một người phụ nữ búi tóc lỏng lẻo chạy vào điện, quỳ rạp xuống trước mặt hoàng hậu, chìa đứa trẻ ôm trong lòng ra cho hoàng hậu xem, thút thít nói:
"Ấu Ngộ đã ốm đến vậy rồi mà hoàng hậu vẫn không chịu để quan gia gặp mặt ư?"
Có lẽ do lo lắng cho bệnh tình của đứa bé, hai mắt người phụ nữ sưng đỏ vì khóc, mặt mày tiều tụy, song vẫn nhìn ra được dung mạo ả diễm lệ, nếu trang điểm thỏa đáng thì ắt là tuyệt sắc.
Ả ôm một bé gái ba, bốn tuổi, lúc này đang nhắm nghiền hai mắt, nặng nề hít thở, khuôn mặt nhỏ đỏ rực màu ốm bệnh, như sốt cao không hạ.
Hoàng hậu ôn hòa nói:
"Ta đã sai thái y chẩn bệnh kỹ càng cho Ấu Ngộ, Trương mỹ nhân không nên mang nó ra ngoài, gặp lạnh nữa thì không hay. Mấy ngày nay quan gia cần phải tĩnh dưỡng, trước đó đã hạ lệnh không gặp tần ngự (*)."
(*) Thời Tống, lấy bậc tam phẩm cửu tần làm vạch phân chia, thị thiếp của vua từ tần trở lênthì gọi chung là tần phi, từ tần trở xuống thì gọi chung là tần ngự.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!