Kể từ đó, thái độ của hoàng hậu với kim thượng luôn duy trì trong kính cẩn khách khí, tôn trọng xa cách. Thường ngày, bà siêng năng xử lý sự vụ hậu cung, ân uy song song thực thi, bởi vậy được cung cấm kính nể, không xảy ra thêm loạn gì nữa, duy Trương quý phi là thường xuyên cố ý khiêu khích, yêu cầu mang rất nhiều thứ xa hoa vào Ninh Hoa Điện.
Chỗ ở của phi thiếp xưng điện đã là tiếm quyền, mà ả còn liên tục lướt qua hoàng hậu, tự mình ra lệnh cho lưỡng tỉnh lục cục, thế nên mọi chi phí ăn tiêu của Ninh Hoa Điện đều vượt quá trung cung.
Song bên hoàng hậu vẫn ung dung, không chỗ nào không khoan thứ, mặc cho Trương quý phi vô lễ cỡ nào cũng không tức giận.
Mãi đến tháng Mười hai năm ấy, ta mới lại lần nữa trông thấy thần sắc bi thương hiện lên nơi chân mày hoàng hậu, nhưng cũng chẳng phải vì việc của Trương thị.
Xế chiều hôm đó, như thường lệ, công chúa đến Nhu Nghi Điện vấn an buổi tối, ta theo hầu đồng hành, vào trong điện, thấy hoàng hậu đang ngồi một mình xem một cuộn giấy trên bàn, lúc quay sang nhìn chúng ta, trong mắt long lanh, loang loáng ánh lệ.
Công chúa kinh hãi, quên cả hành lễ, rảo bước qua lo lắng hỏi:
"Nương nương, sao vậy ạ?"
Hoàng hậu lau nước mắt rồi cười nhợt nhạt, kéo công chúa ngồi xuống bên mình, im lặng ôm lấy nàng, một hồi lâu sau mới nói:
"Phu quân một người bạn thân của nương nương qua đời tháng trước… Phu quân em ấy bị oan mà chết, em ấy vẫn còn trẻ, mấy đứa con đều chưa lớn…"
Bị oan mà chết?
Công chúa ngạc nhiên,
"Thế nương nương nói oan tình ấy với cha đi, xin cha giải tội cho y."
Hoàng hậu rầu rầu cười, chỉ ôm chặt công chúa, không tiếp lời.
Có lẽ ý thức được trong đây tự có chỗ khó, công chúa cụp mi xuống, cũng hơi ủ ê. Tựa vào lòng hoàng hậu, dời mắt sang cuộn giấy trên bàn, nàng lại hỏi:
"Đây là thư bà ấy gửi cho nương nương ạ? Chữ đẹp quá."
Đó thực ra không giống một bức thư, kích thước trang giấy và thể chữ đều lớn hơn thư từ bình thường. Ta cách xa nên không nhìn rõ được cụ thể là viết gì, chỉ cảm thấy chữ trong đó ngang dọc xiên cong, móc vòng uốn lượn, là viết theo lối thảo, khá có khí thế.
Hoàng hậu không đáp đúng chăng, chỉ hỏi công chúa:
"Con nhận ra được đây là chữ ai không?"
Công chúa tỉ mỉ xem rồi nói:
"Chữ này viết giống nhành hoa mới mọc, rất xinh đẹp, nhưng lại khác những thiếp chữ cha cho con xem… Chẳng dễ đoán chút nào."
"Người này không khoe khoang bút nghiên, nhưng người đời lại tranh nhau lưu truyền từng mẩu thiếp vụn của y, bí phủ thì lại không trữ bao nhiêu, khó trách con không nhận ra."
Hoàng hậu hiền hòa nói với công chúa, lại đưa mắt sang ta, bảo:
"Hoài Cát, ngươi từng làm việc ở Thư nghệ cục, cũng tới xem thử đi."
Ta tuân mệnh lại gần, cúi đầu nhìn, thấy trên đó viết một bài Thủy điệu ca đầu:
"Lưa thưa mưa Thái Hồ, phủ mờ Động Đình San. Đâu bóng ngư long, mây mù buông kín mờ không gian. Ngẫm sự Trương Hàn Phạm Lãi, bỗng thuyền nhẹ khua gấp nhịp, vệt sóng đã vội tan. Chiều tà giông bão nổi, quanh co đường gian nan. Chí trượng phu, đương buổi thịnh, thẹn cảnh nhàn.
Tuổi xanh cớ gì khốn đốn, tóc hoa ngả sắc tàn. Toan buông câu đầm vắng, lại lo chim âu ngờ, chẳng màng tựa thanh quan.
Khua chèo qua lau sậy, lặng ngắm con sóng lan.
"(*) Ta từng gặp thể chữ này, ý ẩn trong bài từ này cũng phù hợp với tình cảnh của người ta đoán. Nhìn chung quanh trái phải, thấy chỉ có hai, ba cung nhân thân cận của hoàng hậu, lúc này mới dám mở miệng:"Chữ này như hoa nở trong rừng, trăng trên sông Hoài, hẳn là đến từ ngòi bút Tô Tử Mỹ khi say.(*) Đây là bài từThương Lang Đìnhcủa Tô Thuấn Khâm,Thủy điệu ca đầu
"là tên điệu; bản dịch của Hà Thủy Nguyên. Hoàng hậu đáp phải, nói với ta:"Tháng trước y viết nên bài từ này, không bao lâu sau thì bệnh chết ở Tô Châu.Tô Tử Mỹ?
Là y chết?
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!