5.
Nàng dâu Cuối cùng Phùng phu nhân cũng miễn cưỡng cho Nguyên Nguyên vào cửa, hoàn toàn là nhìn ở đứa trẻ trong bụng cô.
Trước ngày rước dâu, cứ nghĩ tới gia thế nghèo hèn của Nguyên Nguyên là bà lại lắc đầu thở dài, thi thoảng còn gạt lệ, mà Nguyên Nguyên sau khi vào cửa cũng liên tục có những hành động kinh người:
Trời vừa sáng đã không thấy bóng dáng đâu, đến gần trưa mới trở lại, bưng một chậu quần áo mới giặt xong ở bờ sông; chân trần chạy tới chạy lui quét tước phơi phóng trong sân, thấy khát bèn chạy tới cạnh giếng múc một thùng nước ngửa mặt uống liền; vì bắt một con gà xổng chuồng mà có thể trèo lên tận nóc nhà…
Phùng phu nhân bèn uyển chuyển khuyên cô, nhưng cô hoàn toàn chẳng hiểu được có gì không ổn, chẳng hạn như khuyên cô đi giày, cô thẳng thừng xua tay:
"Không sao, đất không lạnh!"
Khuyên cô đừng uống nước lã, cô lại nói:
"Nước đun rồi sẽ mất ngọt, thôi khỏi đun cho đỡ phí củi lửa thì hơn."
Sau nữa, Phùng phu nhân lấy đứa con ra kiên nhẫn giải thích với cô, nói làm vậy không tốt cho trẻ nhỏ, cô mới sửa từng thói.
Ngoài ra, cô còn có rất nhiều tật xấu, chẳng hạn như húp canh quá to tiếng, thỉnh thoảng nói lời thô tục, thường xuyên khiến mẹ con Phùng thị trố mắt nhìn nhau, câm nín cạn lời.
Có điều, cô có một ưu điểm hàng đầu:
Cô chân thành yêu chồng và mẹ chồng mình, hơn nữa còn luôn rất sẵn lòng biểu đạt điều đó.
Bởi thế nên Phùng Kinh và Phùng phu nhân cảm thấy rất vui, cô bằng lòng làm bất cứ việc gì cho họ, dầu cho thường hay lỡ tay làm quá: mài mực cho Phùng Kinh sẽ làm mực bắn lên mặt chàng, bóp vai đấm lưng cho mẹ chồng sẽ khiến Phùng phu nhân đau đến mức phải thầm nháy mắt với con trai, ra hiệu chàng bảo Nguyên Nguyên dừng lại…
"Nguyên Nguyên là một đứa bé ngoan," Sau, Phùng phu nhân nói chuyện riêng với Phùng Kinh, thở dài,
"Tuy có một vài thói hư tật xấu, nhưng con cứ từ từ dạy nó, để nó sửa sai là được."
Phùng Kinh rất lấy làm mừng rỡ vì rốt cuộc mẹ mình cũng chịu tiếp nhận Nguyên Nguyên, từng bước chỉ dạy Nguyên Nguyên sửa lại thói quen trước kia, mà cô cũng thật sự học rất nghiêm túc, song, chung quy vẫn có một vài nội dung dạy mãi không thành, chẳng hạn như cách cô gọi chàng.
Đại khái là do ban đầu Phùng Kinh nói cho cô biết tên thật của mình nên sau đó, cô bèn gọi thẳng tên chàng, bất kể có người khác hay không, cứ thấy chàng là cô sẽ lập tức vui vẻ gọi: Kinh!
"Em không nên gọi ta như vậy," Phùng Kinh cũng từng nói rõ với cô,
"Vợ không thể gọi tên chồng mình. Em gọi ta là"phu quân,lang quân, hoặc gọi tên tựĐương Thế
"của ta cũng được, nhưng đừng gọi ta là"Kinhnữa.
Đương Thế?
Cô như nghe được cái gì buồn cười lắm, lập tức ha ha bật cười, dáng vẻ hỉ hả hết sức ấy làm Phùng Kinh nhìn mà lần đầu tiên sinh lòng hoài nghi với tên tự của mình, nghĩ đi nghĩ lại xem trong đó có thật có chỗ nào buồn cười hay không.
Mà lý do của cô thì chỉ là:
"Cái nhũ danh này của chàng khó nghe quá."
Trải qua Phùng Kinh mãnh liệt yêu cầu, rốt cuộc cô cũng đồng ý không gọi chàng là Kinh trước mặt người khác nữa, nhưng sau đó, sự thật chứng minh, về mặt này, cô tương đối chóng quên.
Một ngày nọ, Phùng Kinh mời hai vị đồng xá trong châu học đến nhà làm khách, trước đó có dặn dò Nguyên Nguyên làm hai món thật ngon, cô gật mạnh đầu, hớn hở đi chuẩn bị.
Mà thức ăn rượu nhậu hôm ấy cũng nằm ngoài dự liệu của Phùng Kinh rất xa, cá thịt gà vịt đều có cả, gia cảnh họ lúc đó không dư dả lắm, Phùng Kinh thầm ngạc nhiên, chẳng biết sao Nguyên Nguyên có đủ tiền mua được những thứ này, nhưng bởi có mặt đồng xá nên cũng không tiện hỏi cô, chỉ mời hai người bạn vào tiệc, uống rượu nói cười.
Rượu qua ba tuần, Nguyên Nguyên bỗng ưỡn cái bụng to vọt từ buồng trong ra, bưng một đĩa cua hoan hỉ bày lên bàn, sang sảng cười với Phùng Kinh, nói:
"Kinh, món này em mới làm xong, mau mời bạn chàng nếm thử đi!"
Hai vị đồng xá sửng sốt nhìn cô, nhất thời cũng chẳng biết phải phản ứng thế nào.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!