Chương 12: Chuyện đêm

Ca ca.

Con ngươi trong vắt không nhuốm chút bụi trần, công chúa hàm chứa mong đợi gọi ta như vậy. Ta không kịp phòng ngừa, bị đánh cho tan tác.

Nàng đang năn nỉ ta làm văn thay mình, viết bài theo đầu đề cha nàng ra, luận về

"Quân tử sở tính, nhân nghĩa lễ trí căn vu tâm (*)".

(*) Lời Mạnh Tử, dịch nghĩa:

Bản tính của quân tử là nhân, nghĩa, lễ, trí cắm rễ trong tâm.

Nàng là cô bé thông minh nhất ta từng gặp, song không có kiên nhẫn đọc kinh thư Nho gia, mà kim thượng thì lại rất chú trọng chuyện đèn sách bài vở của nàng, thường xuyên tới kiểm tra đốc thúc, ra một đống bài tập mệnh nàng hoàn thành, thoạt tiên chỉ là sao chép kinh thư kiêm luyện chữ, về sau lại yêu cầu cả ngâm thơ viết văn.

Có lần, ta thấy nội dung nàng phải sao nhiều quá, nàng viết rất cực nhọc, bèn nhân lúc không ai bên cạnh, lặng lẽ viết thay nàng vài tờ.

Công việc bắt chước nét chữ người khác sao chép văn chương chẳng phải chuyện gì khó với ta, công chúa sướng rơn, kể từ đó, cứ khi nào bài tập hơi nhiều, nàng lại tới nhờ ta viết hộ.

Ta viết thay nàng hai, ba lần rồi không chịu viết nữa, giải thích đi giải thích lại với nàng rằng cái hay của bút nghiên và cái diệu của văn chương mình nghiên cứu không sâu, lĩnh ngộ không thấu.

Nàng bảo đã biết, rồi lại nói chỉ nốt lần này thôi, không có lần sau, kì kèo mãi tới khi ta nhận lời, nhưng rất nhanh lại đến lần sau.

Lần này còn thuần túy là làm văn hộ.

Cuối cùng ta hạ quyết tâm, ngó lơ lời nài nỉ của nàng, bất kể thế nào cũng không bằng lòng.

Hai mắt nàng chớp chớp, sai kẻ hầu đi lấy trà, trong thư phòng chỉ còn lại nàng và ta, nàng sáp lại, hai tay nắm lấy tay áo ta, thỏ thẻ gọi: Ca ca.

Tim ta như bị ngón tay nàng cào khẽ, chợt co rúm.

Nàng hài lòng thưởng thức vẻ mặt cơ hồ là hốt hoảng của ta, sau đó buông mi giấu ý cười, kéo ống tay áo ta lắc lắc, lại ra chiều cầu xin:

"Ca ca, viết giúp ta lần này được không? Ta cam đoan đây thật sự là lần cuối. Trước bữa tối mà chưa viết xong cha sẽ mắng ta mất."

Ta có thể nói gì đây? Ở cái tình cảnh này, nàng có bảo ta đi chết ta cũng vui lòng nhận lệnh.

Ta im lặng ngồi xuống, nàng hớn hở nhảy nhót tưng bừng như một con tước nhỏ đạp nước, bày giấy Trừng Tâm Đường Hấp Châu, mài mực Đình Khuê trong nghiên Long Hương Đoan Khê cho ta, lại tự tay đưa cho ta một cây bút tam phó họ Gia Cát Tuyên Thành, cuối cùng tự dời một cái đôn màu tím nâu tới, trèo lên ngồi quỳ, khuỷu tay chống trên mặt bàn, cười tủm tỉm ngoẹo đầu xem ta viết chữ, thi thoảng còn khen hay khen đẹp. (*)

(*) Trừng Tâm Đường ở Hấp Châu là nơi sản xuất giấy chất lượng bậc nhất nước Nam Đường thời Ngũ Đại; mực Đình Khuê loại mực do quan mực Nam Đường Lý Đình Khuê làm ra, được tôn là đệ nhất thời Tống; tam phó là tên loại bút lông thỏ do họ Gia Cát ở Tuyên Châu chế tạo, nổi danh thời Đường Tống.

Từ đấy, tiếng ca ca này trở thành lời nguyền ta không thể phá giải. Công chúa thích dùng nó để bắt ta cúi đầu tuân mệnh, nhưng đôi lúc cũng sẽ bâng quơ gọi ta như vậy, không vì bất kỳ mục đích gì.

Thỉnh thoảng, trước mặt người ngoài, nàng cũng gọi ca ca, mới đầu chúng cung nhân cả kinh thất sắc, nói tôn ti khác biệt, khuyên nàng sửa miệng, nhưng Miêu chiêu dung thì lại chẳng để tâm, nói:

"Năm xưa khi quan gia còn ở Đông cung, cũng thích gọi nội thị Chu Hoài Chính hầu mình là ca ca đó. Có hề chi, thể hiện thân tình với hạ thần mà thôi."

"Công chúa không có huynh trưởng, Thập Tam Đoàn Luyện, con nuôi của quan gia, cũng đã xuất cung ra ngoài ở, công chúa ít nhiều cũng cảm thấy cô quạnh." Ấy là Hàn thị nói với ta thế.

Kim thượng không có con trai, từng nhận con trai thứ mười ba của Nhữ Nam quận vương Doãn Nhượng vào cung làm con nuôi, ban tên Tông Thực, phong làm Nhạc Châu đoàn luyện sứ, người trong cung thường gọi là Thập Tam Đoàn Luyện.

Sau, Miêu chiêu dung sinh hạ hoàng tử Dự vương Hân, kim thượng bèn mệnh Tông Thực quay trở về đất phong, sau nữa, hoàng tử chết non, kim thượng cũng không cho vời Tông Thực hồi cung.

"Lúc Thập Tam Đoàn Luyện ở trong cung, công chúa gọi cậu ấy là ca ca. Con với Thập Tam Đoàn Luyện tuổi tác xấp xỉ, công chúa thấy thân thiết bội phần nên mới gọi con như thế." Hàn thị nói đi rồi lại nói lại, "Có điều, thân phận chúng ta thấp kém, được quý nhân tôn xưng là phải giảm thọ.

Lúc quan gia làm hoàng thái tử, Chu Hoài Chính là nhập nội phó đô tri chủ quản sự vụ Đông cung, thường theo hầu quan gia, quan gia bèn gọi đùa ông ta là ca ca.

Có một lần, Chu Hoài Chính thấy quan gia luyện chữ, tiến lên xin quan gia ban thưởng cho mình một bức ngự thư, quan gia nhất thời nổi hứng, viết vài chữ to cho ông ta –

"Chu gia ca ca trảm trảm".

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!