Chương 25: (Vô Đề)

Bà con ơi, đừng sợ đổ mồ hôi sôi nước mắt!

Trời làm hạn hán ta đào giếng!

Tỏi được nước lớn lên trông thấy,

Lớn một gang là một gang tiền!

Tháng Tư hạn hán nặng, Khấu mù hát động viên quần chúng chống hạn. Trích bốn câu.

Vầng trăng tròn vạnh từ từ nhô lên như một bông hoa vĩ đại. Aùnh trăng thơm mát như hương của hoa, tãi ra trên cánh đồng mênh mông. Làn gió đặc thù của tháng Tư, hanh khô và ấm áp, thổi trên canh đồng. Đã mấy tháng không một giọt mưa, đất đai khô hạn, môi miệng người nông dân nứt nẻ; mùa màng thui chột, tỏi đang ra ngồng ủ rủ.

Những ánh đèn lác đác trên đồng, nhà nào cũng gánh nước tưới tỏi. Cao Mã cũng vậy. Giếng nhà anh mạch không lớn, cứ hai mươi lăm thùng thì lại cạn đến đáy. Trong khoảng thời gian chờ đợi có nước, anh chạy sang ruộng ông già Vương Trường Lễ râu tóc bạc phơ, chuyện phiếm.

Giếng nước của ông già Lễ lắp đầy một cái máy bơm đẩy tay, nước mạch cũng yếu. Lúc Cao Mã sang cũng là lúc giếng ông già cạn.

- Oâng Ba, nghỉ tay hút điếu thuốc! – Cao Mã nói.

- Ờ, nghỉ thì nghỉ – Oâng già dùng ngón chân móc chiếc thùng đật trên miệng giếng, nói.

- Kể chuyện gì đi ông Ba – Cao Mã cuộn một điếu thuốc đưa cho ông già.

- Có chuyện gì mà kể? – Oâng Lễ hút, điếu thuốc đỏ môi ông.

Dưới giếng, nước chảy tí tách nghe rất rõ, ở nơi rất xa, tiếng máy diezen nổ sình sịch. Những cây tỏi đã được tưới, thân vươn thẳng, lá đọng ánh trăng long lanh. Mặt trăng trên lá rất to, gần đấy có tiếng chim kêu.

- Chú đến Trương Gia Loan lần nào chưa? – Oâng già Lễ hỏi.

- Chưa.

- Cóc ở đấy đều không biết kêu.

- Vì sao thế ạ?

- Thì chú để tui kể đã.

Cao Mã bị coi là trọng phạm giam riêng một nơi, ánh trăng lọt qua khe cửa vào buồng.

- Ở Trương Gia Loan có hai mẹ con, mẹ tên Trương Lưu Thị, con tên Trương Cửu Ngũ. Cữu Ngũ thông minh từ nhỏ, mẹ cậu ăn xin để nuôi cậu ăn học. Cửu Ngũ nghịch tinh, hay quậy ở trường, thầy giáo ra bài tập, cậu biến luôn. Cậu có việc gì mà đi nhỉ? Chỗ này có một câu chuyện trước hết phải kể đã. Lại nói trong trường có một học sinh tên là Đông Sinh. Mẹ Đông Sinh khá đẹp, có biệt hiệu "Nắp ấm trà". Thầy giáo trông thấy Đông Sinh là hỏi: "Đông Sinh mẹ có nhớ thầy không?"

Đông Sinh về nhà hỏi mẹ: "Mẹ, thầy hỏi con, mẹ nhớ thầy không?" Mẹ cậu mỉm cười, không nói gì. Ngày lại ngày qua, hôm nào thầy cũng hỏi trò, hôm nào trò cũng hỏi mẹ. Hôm ấy thầy lại hỏi. Học sinh hỏi. Mẹ cậu nói: "Con nói với thầy, rằng mẹ nhớ thầy, ngày mai mời thầy đến chơi". Sáng hôm sau thầy lại hỏi, học sinh nói đúng lời mẹ. Thầy ra bài tập xong, liền đi luôn. Đi đâu? Đến nhà Đông Sinh. Mẹ Đông Sinh dầu thơm gội đầu, phấn thơm thoa mặt, ngồi trên giường. Thầy như mèo thấy mỡ nhảy sổ vào, hết sờ vú lại hôn miệng. Mẹ Đông Sinh cười tít mặc cho thầy sờ soạng. Thầy cởi dây lưng quần, mẹ chỉ đỡ gạt qua quýt. Dây quần đã được cởi ra. Bên ngoài có tiếng gõ cửa. "Nguy rồi, bố nó về!" Thầy sợ mất mật, không biết làm thế nào. Tiếng gõ cửa càng gấp. Mẹ Đông Sinh nói: "Thầy ơi trong nhà có cái cối xay bột, thầy giả làm lừa kéo cối." Thầy đành nghe theo, mà không nghe sao được. Thầy chui vào trong quả nhiên có một cái cối đặt ở giữa nhà, trong cối có chừng hai thăng lúa mạch. Thầy cầm chàng, bắt đầu đẩy. Cái cối không to không nhỏ vừa đủ một người đẩy. Thầy nghe tiếng mẹ Đông Sinh chậm rãi xuống giường, ra mở cửa. Bố Đông Sinh quát: "Nàng làm gì thế? Hay là giấu thằng đàn ông nào ở trong nhà?" Mẹ Đông Sinh nói: "Chàng nói gì thế thiếp mượn con lừa về xay bột. Bột đã hết, chàng không phải không biết?" Bố Đông Sinh hỏi: "Con lừa chịu nghe à?" "Không chịu, mãi mới đóng được ách, nếu không ra mở cửa cho chàng từ lâu – Mẹ Đông Sinh nói – Vậy mà còn bị chàng mắng là giấu đàn ông trong nhà." Bố Đông Sinh nói: "Nàng cứ ở đây, để ta cho con lừa một roi cho nàng nguôi giận". Thầy ở trong buồng sợ vãi đái, quay cối xay tít. Mẹ Đông Sinh nói: "Chàng thấy chưa, con lừa nghe được tiếng người, thấy sắp bị đánh, liền chạy nhanh chưa?" Bố Đông Sinh nói: "Nàng đi hâm hồ rượu ta uống!" Thầy nghe thấy tiếng vợ chồng đùa nhau cười vui vẻ thì cảm thấy chua ngọt cay đắng đủ cả mà không chỉ ra được đích xác nó là mùi vị gì. Suy nghĩ nên chạy chậm lại. Bố Đông Sinh nói: "Nàng mượn phải con lừa lười chảy thây, để ta xuống cho nó một trận!" Nghe nói như vậy thầy đâu dám chậm trễ, chạy như bay. Mẹ Đông Sinh nói: "Đừng xuống nữa, chỉ cần chàng nói là nó chạy!" Thầy mồ hôi đầm đìa mà không dám nghỉ. Bố Đông Sinh bảo: "Mẹ nó này, nhân thằng cu không có ở nhà chúng mình làm chuyện ấy đi!" Mẹ Đông Sinh nói: "Đồ quỷ, thèm đến thế kia à? Không sợ con lừa nghe tiếng hay sao?" Bố Đông Sinh nói: "Để ta xuống bịt tay nó lại" Mẹ Đông Sinh nói: "Khỏi cần bịt tay, nó ra sức đẩy cối tai đâu mà nghe!" Thầy vừa đẩy cối xay, vừa nghe vợ chồng họ làm chuyện ấy trên giường, chẳng khác người câm ăn phải hoàng liên, đắng mà không kêu được. Xong chuyện, bố Đông Sinh nói: "Mẹ nó này, ta đi cuốc đất ở dốc Nam". Mẹ Đông Sinh nói: "Đi luôn di!" Bố Đông Sinh mở cửa đi luôn. Thầy ngã cắm đầu vào lòng cối. Mẹ Đông Sinh chạy vào nói: "Thầy ơi, nhân bố nó đi cuốc đất, thầy chạy mau lên!" Thầy chạy mất. Qua vài hôm, Đông Sinh nói với thầy: "Thầy ơi, mẹ con nói lại nhớ thầy!" Thầy túm tay Đông Sinh vụt cho một thước kẻ, chửi: "Đồ khốn nhà mi hết bột ăn rồi hả?"

Cao Mã cười khanh khách: "Khổ thân ông thầy!"

Oâng già Lễ nói: "No cơm ấm cật, đói rách sinh đạo tặc, đố có bao giờ sai! Những năm trước đây trộm cắp đầy rẫy, vài năm nay đời sống khá lên, trộm cắp có bớt, nhưng bồ bịch thì lại nhiều lên. Như chú chẳng hạn, chú nếu đói rã họng ra thì chưa chắc Kim Cúc đã ễnh bụng!

Cao Mã ngượng: "Cháu với Cúc là yêu nhau thật sự, sớm muộn chúng cháu sẽ cưới"

Oâng già lắc đầu, nói: "Trên trán chú có quầng đen, nội một trăm ngày có họa đổ máu. Chú phải hết sức cẩn thận, không thật cần thiết thì đừng ra khỏi nhà"

- Cháu không tin những chuyện ấy! – Cao Mã nói.

- Đừng đừng đừng! Chú phải tin – Oâng già Lễ vẻ thần bí – Mùa xuân năm nay xuất hiện hai mặt trời, đó không phải là điềm lành; canh năm hôm Tết, tui xem ti vi ở nhà Cao Trực Lăng, một người nam không ra nam, nữ chẳng ra nữ hát trên màn hình: "Một mồi lửa, một mồi lửa thiêu cháy góc đông bắc", đó cũng không phải là điềm lành.

Cao Mã trở mình, nghĩ, lời ông già Lễ quả nhiên ứng nghiệm, mình gặp đại họa, Đông Bắc cháy rừng. Oâng già Lễ không phải là người thường!

Oâng già Lễ nói: "Lại tưới được rồi. Hết nước, lại kể tiếp"

Cao Mã nghĩ, hồi ấy mình đang vui, cứ nghĩ đến ông thầy đẩy cối xay bột là không nhịn được cười. Giếng lại chảy được nửa mét nước, mình gánh nước tưới tỏi, mầm tỏi xanh rờn, trăng lên cao nhỏ đi, sáng hơn. Không khí tươi mát, lá tỏi lấp lánh màu kim nhủ, nước chảy trong rãnh như những con rắn bạc. Hồi đó mình tràn đầy niềm tin và hy vọng. Bây giờ thì hết rồi. Không còn gì nữa!

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!