Lần đầu tiên tiếp xúc sau hơn mười mấy năm cuộc đời
Từ nhỏ Văn Nhiễm cũng từng được gọi là "thiên tài" vài lần, nhưng mỗi lần nghe, nàng đều thấy hoang mang lo sợ.
Nàng nào có phải thiên tài gì đâu, chẳng qua chỉ vì nàng luôn cẩn thận đối xử với những phím đàn đen trắng, thuận theo chúng, dỗ dành chúng, để chúng phát ra những âm thanh có thể lọt tai người nghe.
Chẳng qua nàng chỉ là lĩnh ngộ tốt, thêm vào đó là chăm chỉ khổ luyện.
Nhưng đến khi qua mười tuổi, bọn trẻ con bắt đầu thôi chơi đùa, thì cái "chăm chỉ khổ luyện" ấy cũng mất đi lợi thế, và thành tích của nàng cứ thế bình bình trượt xuống.
Còn Hứa Tịch Ngôn, vừa đặt tay lên đàn, cả khán phòng im phăng phắc.
Thật ra, đó là một chuyện rất tàn nhẫn. Chỉ cần cô vừa nhấn phím, người ta sẽ lập tức nhận ra: Thiên phú của cô có thể nghiền nát tất cả. Dù bạn có chăm chỉ đến mấy, vượt qua bao nhiêu mùa hè mùa đông, đầu ngón tay đầy vết chai, cũng vĩnh viễn không thể đuổi kịp cô.
Bạn chỉ có thể nhìn theo bóng lưng cô, thật xa và mãi mãi luôn ở phía trước, dù bạn có chạy nhanh đến đâu, cố gắng đến thế nào, thì thứ duy nhất đi cùng bạn chỉ là bụi đường do cô để lại.
Từ giây phút đó, Văn Nhiễm đã biết: Tương lai của Hứa Tịch Ngôn nhất định sẽ rực rỡ đến chói mắt.
Hứa Tịch Ngôn đúng là kiểu người vô cùng phóng túng. Cô chọn biểu diễn bản Sonata số 8 của Beethoven – Chương một "Bi thương". Thật ra hiện nay mọi người đều đã thông minh hơn, ít khi chọn bản nhạc này để thi. Dù không phải là bản nhạc có kỹ thuật khó nhất, nhưng lại yêu cầu cực kỳ cao về cảm xúc.
Bởi vì, một thiếu niên mười mấy tuổi thì làm sao có thể thật sự hiểu được "Bi thương" của Beethoven khi chống chọi với số phận?
Sonata Bi thương (hay Sonata Pathétique) theo phong cách cổ điển kinh điển, chương đầu tiên đã là một cửa ải lớn, mười ô nhạc mở đầu dài vô tận, thể hiện sự giằng xé trong mâu thuẫn nội tâm.
Hứa Tịch Ngôn đánh đàn lại không giống đang đánh đàn, mà giống như đang thuần phục chiếc dương cầm, như thể đang thuần phục một con ngựa hoang khó trị.
Cô mặc một chiếc váy dạ hội cúp ngực không tay, động tác cực kỳ mạnh mẽ, hoàn toàn không có sự cẩn trọng như Văn Nhiễm khi đối mặt với cây đàn, những đầu ngón tay thon dài quật xuống phím đàn bằng lực rất mạnh.
Tinh— Tinh— Tinh!
Màng nhĩ của Văn Nhiễm rung lên theo từng nhịp.
Cho đến khi Hứa Tịch Ngôn đàn xong bản nhạc, đứng dậy cúi chào về phía dưới sân khấu.
Không có tràng pháo tay rền vang như tưởng tượng, ngược lại, sự im lặng vẫn bao trùm, như thể tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái nghi hoặc, bắt đầu tự hỏi mấy chục năm khổ luyện của mình liệu có ý nghĩa gì không.
Văn Nhiễm là người đầu tiên đưa tay lên, nhẹ nhàng vỗ một cái.
Đúng lúc ánh mắt Hứa Tịch Ngôn sắp lướt đến nàng, những người khác dường như cũng bừng tỉnh, bắt đầu vỗ tay nhiệt liệt.
Vì vậy, ánh mắt của Hứa Tịch Ngôn vẫn chưa dừng lại trên người Văn Nhiễm, đã nhanh chóng dời đi.
Kết quả cuộc thi được công bố, hoàn toàn không có gì bất ngờ.
Lễ trao giải không tổ chức ngay sau khi thi, mọi người chen đến trước màn hình điện tử ở sảnh để xem kết quả.
Trong đám đông vây quanh, không thấy bóng dáng Hứa Tịch Ngôn đâu. Nhưng thực ra, kết quả chẳng có gì bất ngờ cả, hạng nhất đương nhiên thuộc về cái tên ấy: Hứa Tịch Ngôn.
Vương Thường đứng thứ hai. Trong nhóm người, sắc mặt Tô Dư Hoa trông có vẻ không vui.
Thật ra Văn Nhiễm đã nghĩ, hay là không đến nhìn tên của Hứa Tịch Ngôn nữa. Vì nếu biết được ba chữ đó viết thế nào, nàng e là từ nay sẽ khắc ghi mãi trong lòng.
Nàng không chịu nói tên mình cho Hứa Tịch Ngôn, cũng là vì lý do tương tự. Nàng chỉ muốn xem tất cả như một cuộc gặp gỡ bất ngờ vào cuối hạ, bởi nàng biết sau cuộc thi hôm nay, cơ hội gặp lại Hứa Tịch Ngôn có lẽ là trên truyền hình nhiều năm sau, hay trên sân khấu một cuộc thi dương cầm tầm cỡ thế giới.
Thứ cảm giác đó chẳng khác gì mộng tưởng.
Cuộc thi lần này, Văn Nhiễm xem như đã phát huy tốt, xếp hạng chín. Bách Huệ Trân vỗ vai nàng: "Giỏi lắm."
Văn Nhiễm chỉ khẽ cười.
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!