Tô Thụy Hi: [Viên Phúc Lâu có món gì ngon không?]
Cô em họ hiphop: [Gần đây họ mới mời được một đầu bếp theo phong cách Hoài Dương(*), nấu món "canh gà đậu hũ khô" khá ngon, tức là gà nấu với các nguyên liệu khác. Nhưng mà vẫn không ngon bằng canh gà của cô chủ Tôn, nước không trong bằng.]
(*)Hoài Dương
- Huaiyang () là tên gọi viết tắt của hai khu vực: Hoài An () và Dương Châu (), đều thuộc tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc. Tên gọi "
" (Huaiyang cai – ẩm thực Hoài Dương) là để chỉ trường phái ẩm thực đặc trưng của vùng này, và cũng là một trong bốn trường phái ẩm thực chính của Trung Quốc, gồm:
1. Tứ Xuyên ()
2. Sơn Đông ()
3. Quảng Đông ()
4. Hoài Dương ()
Tô Thụy Hi ngẫm nghĩ, lại hỏi: [Vậy còn món nào khác không?]
Cô em họ hiphop: [Hoài Dương thì đương nhiên phải biết làm cơm chiên Dương Châu rồi, chị thử kêu một phần xem?]
"......" Cô không ăn đâu. Đã ăn cơm chiên trứng của Tôn Miểu rồi, còn nuốt nổi cơm Dương Châu của người khác chắc? Ăn vô là biết liền, nào là dầu nhiều quá, mỡ màng ngán ngẩm, hành thì hăng, trứng lại tanh.
Tô Thụy Hi: [Còn món nào nữa không?]
Cô em họ hiphop: [?]
Cô ấy cũng hơi đơ, gì vậy trời, chị Thụy Hi bị hỏng dây cót rồi sao? Chỉ biết hỏi mỗi câu đó?
Cô gái hiphop lại suy nghĩ một lúc, tiếp tục trả lời:
[Có cả đầu bếp Tứ Xuyên và Quảng Đông. Nhưng đầu bếp Tứ Xuyên làm món cay không ngon bằng nước lẩu của cô chủ Tôn, đầu bếp Quảng Đông thì có vẻ được, mà món bún của cô chủ Tôn thì không chắc ai qua mặt nổi.]
Cô em họ hiphop: [Mà chị ăn ở Viên Phúc Lâu làm gì chứ? Chẳng phải cô chủ Tôn đang ở chung với chị à? Em thấy chị mê đồ ăn của cô ấy nhất, chi bằng bỏ tiền nhờ cô ấy nấu cho."
Tô Thụy Hi kiêu hãnh "hừ" một tiếng, tiếc là đối phương không nghe được. Đùa hả, Tôn Miểu nấu cho cô ăn mà cô còn phải trả tiền? Là người ta chủ động nấu, cái gì cũng nghĩ tới khẩu vị của cô. Ngay cả bánh mai cua, cũng là phiên bản đặc biệt không có ớt.
Ờm, thật ra vẫn có lúc phải trả tiền, ví dụ như ăn ở quầy của cô nàng.
Tô Thụy Hi hơi đắc ý, nhắn lại: [Hôm nay chị dẫn Tôn Miểu ra ngoài ăn, hiếm lắm mới được nghỉ, không để em ấy nấu đâu."
Cô em họ hiphop lập tức gửi một icon like, rồi nhắn lại: [Vậy cứ gọi đại vài món đi, dù sao tay nghề của mấy ông đầu bếp đó cũng không bằng cô chủ Tôn, ăn thử cho biết thôi.]
Cô ấy thật lòng nghĩ vậy. Đầu bếp cấp quốc yến đâu phải cải xanh bán ngoài chợ mà lúc nào cũng có. Những đầu bếp từng phục vụ quốc yến thường được cung phụng như báu vật, không dễ gì ra tay nấu ăn, có chăng là dạy dỗ vài đệ tử để làm bếp trưởng ở các nhà hàng lớn.
Đầu bếp trưởng của Viên Phúc Lâu là kiểu người như vậy, là học trò của đầu bếp quốc yến chuyên về món Sơn Đông, hiện giờ đang tiếp quản công việc của sư phụ ở Bắc Kinh, thỉnh thoảng mới bay đi nấu ăn, còn không thì nghỉ ngơi. Mời được ông ấy ra tay là đã quý lắm rồi.
Dù vậy, đầu bếp giỏi đến mấy cũng đâu thể đứng bếp cả ngày, thường chỉ làm vài món vào buổi tối để tiếp khách quan trọng. Mấy chuyện rửa rau, nhặt rau càng không thể để đại sư ra tay được.
Giống như Tôn Miểu vậy, đúng là... nghĩ không thông mà.
Tới giờ, cô gái hiphop vẫn không hiểu nổi, tay nghề cỡ như Tôn Miểu, sao lại chạy ra ngoài bán vỉa hè làm gì chứ? Mà quan trọng nhất là, tay nghề của cô nàng còn không ngừng tiến bộ.
Lúc mới ăn món mala xianggou của Tôn Miểu, cô gái hiphop thấy ngon, nhưng cũng chỉ là cảm giác ngon thôi, không nghĩ gì nhiều. Cùng lắm chỉ cảm thán rằng nhiều đầu bếp chuyên nghiệp còn chẳng bằng, chắc tại mỗi người giỏi một kiểu.
Nhưng ăn càng lâu, tay nghề của cô nàng càng vượt trội. Bây giờ phải gọi là tầm cỡ bậc thầy, có thể hướng dẫn cả đầu bếp quốc yến.
Đừng nói là mấy món ăn vặt, riêng chén hoành thánh bong bóng nấu với nước súp gà ở lần bán vừa rồi, cô ấy dám khẳng định, nước súp đó hoàn toàn có thể đem lên bàn quốc yến. Món bánh mai cua, từ ngoại hình đến hương vị đều hoàn mỹ. Huống chi quốc yến vốn chủ yếu theo phong cách Hoài Dương, thanh đạm tinh tế, chẳng phải đúng sở trường của Tôn Miểu sao?
Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!