Chương 32: (Vô Đề)

Triển lãm giáo dục giai cấp được tổ chức trong nhà thờ. Từng đoàn dài học sinh vừa bước tới cổng thì như tuân theo một mệnh lệnh, tất cả cất tiếng khóc. Trường tiểu học Đại Lan đã mở rộng thành trường tiểu học trung tâm vùng Cao Mật, do vậy tiếng khóc của mấy trăm học sinh chấn động cả một đường phố. Hiệu trưởng mới, một phụ nữ trung niên có khuôn mặt khắc khổ, một nốt ruồi mọc lông ở cằm, đứng trên bậc tam cấp của nhà thờ, lớn tiếng khuyên các học sinh bằng một giọng không phải vùng Cao Mật:

- Các em, các em thân mến, các em hãy cố nén?

Bà ta rút khăn mùi soa màu nâu chấm nước mắt và hỉ mũi thật to.

Hàng ngũ học sinh đã ngừng khóc, nối đuôi nhau đi vào nhà thờ, đứng chen chúc trong một hình vuông vẽ bằng phấn, để chừa một hành lang dọc theo bức tường. Trên tường treo rất nhiều tranh bằng bột màu, dưới mỗi bức đều có những câu chú thích.

Bốn cô thuyết minh đứng ở bốn góc tường, trong tay đều cầm thước kẻ bảng.

Cô thuyết minh thứ nhất là cô Quỳnh Chi, cô giáo dạy âm nhạc của chúng tôi. Cô bị kỷ luật vì đánh học sinh. Mặt cô hơi tái, ánh mắt tối sầm trong cặp mắt vốn rất đẹp. Trưởng khu mới vai đeo súng, đứng trên bục giảng của mục sư Malôa. Cô Quỳnh Chi dùng thước chỉ vào từng bức tranh, đọc to những hàng chữ chú thích ở dưới bằng giọng tiêu chuẩn. Hơn mười bức tranh dầu, giới thiệu địa lý tự nhiên, lịch sử và tình hình xã hội trước giải phóng của vùng Cao Mật.

Sau đó là một tranh vẽ một lũ rắn độc thè lưỡi đỏ chót, trên đầu mỗi con đều chú một tên người, trong đó con rắn đeo kính đầu to quá cỡ ghi chú tên bố đẻ Tư Mã Đình và Tư Mã Khố. Dưới sự bóc lột tàn khốc của những con rắn độc, cô Quỳnh Chi đọc một cách trơn tru và vô cảm nhân dân Cao Mật sống trong cảnh nước sôi lửa bỏng, cuộc đời như trâu ngựa. Cô chỉ một bức tranh vẽ một bà già mặt như mặt lạc đà, tay khoác chiếc làn rách, lê cây gậy đánh chó, bám vạt áo bà già là một bé gái gầy như một con khỉ, góc bên trái bức tranh vẽ những nét phẩy màu đen và những lá cây khô quắt, biểu thị gió rét căm căm. Rất nhiều gia đình tha phương cầu thực, sống kiếp ăn mày, bị chó nhà địa chủ cắn, máu me đầm đìa Cô Quỳnh Chi vừa nói vừa giơ thước chỉ một tranh khác: Hai cánh cổng đen sì hé mở, phía trên cổng là tấm biển khắc ba chữ vàng Phục Sinh Đường. Từ chỗ khe cửa, ló ra cái đầu đội mũ quả dưa chỏm đỏ, tất nhiên đó là tên địa chủ tác oai tác phúc trong vùng. Điều kỳ lạ là tên địa chủ được vẽ với khuôn mặt trắng như mâm bột, mắt sáng như sao, không đáng ghét mà còn đáng yêu. Một con chó vàng to bự đang cắn xé một em trai. Lúc này, một nữ sinh bắt đấu sụt sịt khóc, bạn ấy người thôn Sa Khẩu, là một cô gái mười bảy mười tám, năm nay mới học lớp hai. Các học sinh tò mò nhìn cô ta, cố hiểu vì sao cô khóc. Một người trong đám học sinh vung tay hô khẩu hiệu làm đứt đoạn lời thuyết minh của cô Quỳnh Chi. Cô chống thước, kiên nhẫn chờ đợi. Cái người hô khẩu hiệu kia cất giọng ồm ồm gào khóc, nhưng mắt thì ráo hoảnh, lòng trắng đầy những tia máu. Tôi liếc nhìn các bạn học đứng bên cạnh, họ đều khóc rất to, khóc như thủy triều, đợt sau tiếp theo đợt trước. Ông hiệu trưởng đứng ở một chỗ nổi bật, che toàn bộ khuôn mặt bằng chiếc khăn tay màu nâu, tay trái nắm lại đấm thình thịch vào ngực. Thằng Trương Trung Quang đứng bên cạnh tôi, mặt bôi đầy nước dãi, hai tay luân phiên đấm vào ngực, không hiểu nó căm thù hay đau xót? Gia đình nó được qui là cố nông, nhưng ở chợ Đại Lan trước ngày giải phóng tôi thường gặp con trai của vị cố nông này đi theo cha nó kiếm ăn bằng nghề cờ bạc, hai tay bê một gói thịt lợn quay gói bằng lá sen tươi, mỗi bước lại ngoạm một miếng, mỡ lợn dính đầy hai bên mép và cả trên trán nó. Khi ngoạm miếng thịt, miệng nó há rất to, dãi dớt chảy xuống tận cằm. Bên phải tôi là một đứa con gái phốp pháp, hai bàn tay đều có ngón thừa mọc ở phía ngoài ngón tay cái. Hình như tên nó là Đỗ Tranh Tranh, nhưng chúng tôi đều gọi nó là Đỗ Lục Lục. Nó hai tay ôm mặt, tiếng khóc cục cục như chim câu mới ra ràng, hai ngón tay thừa ve vẩy như đuôi lợn con, hai ánh mắt thâm hiểm lọt qua kẽ tay. Thật tình, tôi trông thấy rất nhiều bạn học khóc thật sự. Mọi người rất quí những giọt nước mắt, không ai nỡ lau đi. Tôi quả thực rặn không ra một giọt nước mắt và không thể hiểu chỉ mấy bức tranh nguệch ngoạc khiến các bạn học đau xót đến thế? Để không bị lộ, vì tôi thấy đã mấy lần Đỗ Lục Lục đưa mắt về phía tôi, vẻ dò xét. Nó thù tôi đến tận xương tủy, tôi biết thế. Nó với tôi ngồi cùng một ghế trong lớp học ban đêm, nó đã từng đưa bàn tay sáu ngón của nó sờ đùi tôi, trong khi miệng nó vẫn đọc theo sự chỉ dẫn của cô giáo. Khi đó, tôi hốt hoảng đứng lên, bị cô giáo phê bình vì làm mất trật tự trong giờ học. Tôi nói rõ sự việc, tất nhiên đó là một cử chỉ hèn hạ, vì đã là thằng đàn ông thì không nên từ chối những cái ve vuốt của phụ nữ, mà dù có từ chối thì cũng không nên tố cáo trước đám dông. Đây là điều mà mấy chục năm sau tôi mới nhận thức được, thậm chí tôi còn cảm thấy hối hận, sao mình lại không..

Nhưng khi đó, hai ngón tay thừa trông giống hai con tằm béo múp míp khiến tôi sợ quá, mất hết hứng thú. Những lời tố cáo của tôi khiến nó chỉ thiếu nước độn thổ, may mà đang giờ ôn tập buổi tối, ánh đèn mờ mờ, khoảng sáng trước mặt mọi người chỉ bằng quả dưa hấu. Nó gục đầu xuống ngực, phía sau nổi lên tiếng cười dâm đãng của bọn con trai. Nó biện bạch:

- Tôi không cố ý, tôi tìm cái tẩy để mượn!...

Tồi tệ hết chỗ nói, tôi bảo:

- Không, bạn ấy cố ý véo đùi tôi?

- Kim Đồng, thôi không nói nữa?

- Cô Quỳnh Chi dạy nhạc kiêm dạy ngữ văn nghiêm giọng nẹt tôi.

Từ đó, tôi trở thành kẻ thù của Đỗ Tranh Tranh. Một bận, tôi thấy một con thạch sùng chết trong cặp, tôi nghi là Đỗ Tranh Tranh nhét vào. Hôm nay, trong khung cảnh trang nghiêm này mà trên mặt tôi không có nước mắt hoặc nước bọt sùi ra mép thì vấn đề trở nên nghiêm trọng vô cùng. Nếu như Đỗ Tranh Tranh có ý định trả thù... hậu quả sẽ không thể lường được. Tôi giơ hai tay ôm mặt, há miệng giả vờ khóc nhưng cũng không làm sao mà khóc được.

Cô Kỷ Quỳnh Chi bỗng cao giọng át cả những tiếng khóc, giai cấp địa chủ phản động sống phè phỡn. Một Tư Mã Khố đã lấy bốn vợ!

- cây thước trong tay cô gõ bồm bộp trên bức tranh vẽ. Tư Mã Khố đầu sói mình gấu, hai cánh tay dài ngoằng đầy lông lá đen sì ôm lấy bốn con yêu tinh: hai con bên trái đầu người mình rắn; hai con bên phải đều mọc đuôi vàng như đuôi sóc, phía sau lúc nhúc một đám tiểu yêu, rõ ràng là lớp con cháu của Tư Mã Khố. Thằng Tư Mã Lương, người anh hùng mà tôi tôn thờ, chắc cũng trong số này, vậy tiểu yêu nào là Tư Mã Lương? Phải chăng là con miêu tinh có hai tai mèo hình tam giác ở trước trán? Phải chăng là con tinh chuột mặc áo đỏ, giơ hai vuốt trước bé xíu? Tôi cảm thấy ánh mắt thâm hiểm của Đỗ Tranh Tranh lại liếc về phía tôi Vợ thứ tư của Tư Mã Khố

- cái thước của cô Quỳnh Chi chỉ vào người đàn bà có đuôi hồ ly

- người ấy chính là chị Hai Chiêu Đệ của tôi

- cất giọng rất cao nhưng không một chút biểu cảm, nói

- Nó ăn chán sơn hào hải vị, cuối cùng chỉ thích ăn da của chân gà trống choai. Vì sở thích này mà gà trống bị giết chất đống trong nhà Tư Mã Khố.

Bịa đặt? Chị Hai tôi ăn da gà hồi nào? Chị Hai không biết ăn thịt gà, càng không có chuyện gà chết chất đống trong nhà Tư Mã Khố! Tôi đang nhớ lại cảnh mình bị đánh đập tàn nhẫn, định mượn chuyện đó để rặn ra một ít nước mắt. Nghĩ đến chuyện mẹ bị thằng Ngụy Sừng Dê thúc khuỷu tay ngã ngửa, sống mũi tôi cay cay và nước mắt tự nhiên ứa ra. Họ nhục mạ chị Hai khiến tôi căm phẫn và thấy oan uổng quá, cũng làm tôi chảy nước mắt.

Vậy là nước mắt của tôi hàm nghĩa rất phúc tạp, tôi chùi ngay không thương tiếc, nhưng nó vẫn tiếp tục ứa ra.

Phần thuyết minh của cô Quỳnh Chi đã xong, cô lui sang bên mà thở, vẻ mệt mỏi. Tiếp theo là cô giáo Sái mới từ tỉnh điều về. Cô có khuôn mặt nhẹ nhõm, giọng trong vắt, chưa nói câu nào đã nước mắt ràn rụa. Phần này có tiêu đề nảy lửa: Tội ác tày trời của bọn Hoàn Hương Đoàn. Như lúc dạy học sinh tập đọc, cô dùng thước chỉ lần lượt từng chữ trên tiêu đề. Bức tranh thứ nhất:

Góc trên bên phải là một đám mây đen lấp ló vầng trăng lưỡi liềm, góc trên bên trái là những lá khô kéo theo những phẩy đen, nhưng đây là chỉ gió thu chứ không phải gió đông. Và dưới trời mây và vầng trăng ấy gió thu hiu hắt ấy, Tư Mã Khố

- ở đây là con sói khổng lồ đi đứng như người

- ngoác miệng nhe hàm răng lởm chởm, thè lưỡi đỏ lòm máu nhỏ giọt, mặc quân phục, dây đạn đeo chéo, từ ống tay áo rộng thùng thình thò ra lưỡi dao bầu sút mẻ vì đâm chém nhiều. Đó là tay trái. Tay phải cầm khẩu pạc

-hoọc, mũi súng tóe lửa chứng tỏ đang bắn. Tư Mã Khố không mặc quần, vạt áo dài trùm mông chỉ để lộ một cái đuôi sói to tướng dài quết đất. Hai chân được vẽ rất thô không cân xứng với phần trên, không giống chân sói mà to như chân trâu, có điều, không phải móng guốc mà là nanh vuốt của loài sói. Sau lưng là một bầy thú vật hung hãn, kinh tởm, một con rắn đeo kính cổ cất cao, lưỡi đỏ chót.

- Đây là Thương Hi Lộ, tên phú nông phản động ở thôn Sa Lương

- Cô Sái dùng thước chỉ vào đầu con rắn đeo kính nói:

- còn đây là...

Nội dung chương bạn đang xem bị thiếu. Vui lòng truy cập website https://truyenhay.pro.vn để xem nội dung đầy đủ. Cảm ơn bạn đọc!